Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD): Biểu hiện, chân đoán và điều trị

Rối loạn nhân cách né tránh khiến người bệnh trở nên e ngại, nhút nhát, và cực kỳ sợ bị người khác từ chối. Những thông tin về bệnh trong bài viết có thể giúp bệnh nhân chủ động trong việc phát hiện và điều trị.

Bệnh rối loạn nhân cách né tránh là gì?

Rối loạn nhân cách né tránh (Avoidant Personality Disorder – AVPD) được đặc trưng bởi cảm giác ức chế, né tránh một cách cực đoan với xã hội. Đây là một dạng rối loạn nhân cách thuộc nhóm C.

Bệnh rối loạn nhân cách tránh né là gì?
Rối loạn nhân cách né tránh được đặc trưng bởi lòng tự trọng thấp, và sự né tránh trong mọi tình huống xã hội.

Bệnh nhân cảm thấy khó hòa nhập với những người xung quanh. Họ vô cùng nhạy cảm trước những lời phê phán, chỉ trích, từ chối, và lo sợ bản thân sẽ khiến người khác thất vọng.

Trong một số trường hợp, họ có hành vi ngại ngùng, tránh né, và khó xử khi tiếp xúc mới mọi người. Vì có lòng tự trọng thấp và luôn tự ti, người bệnh tự hạn chế tối đa tương tác xã hội.

Họ tập trung quá mức vào nhược điểm của bản thân, và luôn có cảm xúc tiêu cực. Người rối loạn nhân cách né tránh chỉ xây dựng mối quan hệ với người khác khi biết bản thân không bị từ chối.

Sự từ chối và mất mát đau đớn đến nỗi họ thà chấp nhận cô đơn, lẻ loi còn hơn “liều lĩnh” kết nối với thế giới xung quanh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống, và các mối quan hệ xã hội.

Hiện nay, khoảng 2% dân số Hoa Kỳ đang mắc phải bệnh lý này. Một số nghiên cứu cho thấy, 10 – 50% những người bị rối loạn hoảng sợ đồng thời mắc phải rối loạn nhân cách né tránh.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh nguy cơ lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện và rơi vào tình trạng trầm cảm kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết của rối loạn nhân cách né tránh

Những người bị rối loạn nhân cách né tránh thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều này khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc sụt giảm đáng kể.

Bệnh nhân khó tin tưởng rằng một người nào đó đang có cảm tình với mình. Trái lại, họ hay suy nghĩ tiêu cực, nhất là khi nhận được những lời góp ý.

Người bệnh rất ngại bày tỏ chính kiến của bản thân. Họ luôn sợ mình suy nghĩ sai lầm hoặc phát biểu ngớ ngẩn. Khi cần thể hiện quan điểm, họ sẽ xấu hổ, nói năng lắp bắp và đổ nhiều mồ hôi.

Bệnh nhân còn thường xuyên lo lắng về cảm nhận của người khác. Họ liên tục trầm tư tự hỏi liệu mình có được người khác chấp nhận hay không.

Nỗi trăn trở thường trực này giày vò người bệnh, khiến họ gần như không thể bắt đầu mối quan hệ mới. Họ chỉ duy trì mối quan hệ khi chắc chắn rằng, bản thân đang được yêu mến.

Nếu buộc phải xã giao, bệnh nhân sẽ cố gắng giấu kín cảm xúc, và thông tin cá nhân. Họ luôn cảm thấy ức chế, khó chịu, không thoải mái ở nơi công cộng.

Dấu hiệu nhận biết của rối loạn nhân cách tránh né
Người bệnh luôn cảm thấy bản thân không phù hợp với xã hội hiện tại.

Họ không có hứng thú với những buổi gặp gỡ, và hạn chế tham gia các hoạt động vui chơi – giải trí. Họ cũng nhút nhát khi gặp người lạ, hay đến nơi đông người.

Các triệu chứng điển hình thường chỉ bộc lộ rõ nét khi bệnh nhân bước vào độ tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi).

Xem thêm: Sợ (Ngại) Giao Tiếp Xã Hội: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Khắc Phục

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách né tránh

Cơ chế phát sinh rối loạn nhân cách né tránh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, tình trạng này có thể liên quan đến yếu tố di truyền, yếu tố xã hội, và yếu tố tâm lý.

1. Yếu tố di truyền

Rối loạn nhân cách né tránh thường xuất hiện trong một số kiểu gia đình nhất định. Đó là do một phần tính cách của cha mẹ có thể di truyền sang con cái.

Trong mô hình tính cách năm yếu tố (Five Factor Model) bao gồm:

  • Dễ chịu (agreeableness)
  • Tận tâm (conscientiousness)
  • Sẵn sàng trải nghiệm (openness to experience)
  • Hướng ngoại (extraversion)
  • Tính rối loạn thần kinh chức năng hay cảm xúc âm tính (neuroticism)

Tính cách hướng ngoại, và tính rối loạn thần kinh chức năng là hai yếu tố có tỷ lệ di truyền cao (khoảng 30%). Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân AVPD có chỉ số hướng ngoại thấp, và chỉ số rối loạn thần kinh chức năng cao.

2. Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc con người nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Và những sự kiện quá khứ có ảnh hưởng đến cách ta phản ứng với môi trường.

Nếu người bệnh có tính cách yếu đuối, tự ti, thiếu bản lĩnh rất dễ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Họ nhìn nhận tương lai u ám, cảm thấy bản thân vô giá trị. Họ nghĩ mình không được ai chấp nhận, yêu thương.

Những sự kiện ám ảnh trong quá khứ như bị bỏ rơi, bị xem thường, chế giễu, hay liên quan đến các mối quan hệ xã hội cũng có thể kích phát hội chứng này trong tương lai.

3. Yếu tố xã hội

Người sống trong cộng đồng thích phê phán, chỉ trích, thường cố gắng dựng nên hàng rào phòng thủ. Đối với họ, giải pháp tốt nhất là tránh né những mối quan hệ xã hội tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

Vậy đối tượng nào dễ mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh? Nhìn chung, thật khó khăn để đưa ra nhận định cụ thể

Bệnh nhân thường biểu hiện sự nhút nhát ngay từ những năm tháng tuổi thơ. Thế nhưng, không phải mọi đứa trẻ rụt rè đều bị rối loạn nhân cách tránh né khi chúng trưởng thành.

Yếu tố xã hội
Những ám ảnh trong quá khứ ảnh hưởng nặng nề đến nhận thức của bệnh nhân.

Tương tự, không phải mọi người trưởng thành sở hữu bản tính nhút nhát đều mắc bệnh. Tuy nhiên, những người bị rối loạn nhân cách tránh né luôn muốn tự cô lập bản thân.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách né tránh

Điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý mang đến hiệu quả điều trị tích cực. Việc kết hợp hai phương pháp cho thấy kết quả vượt trội so với việc áp dụng phương pháp riêng lẻ.

1. Trị liệu bằng thuốc

Chứng rối loạn nhân cách né tránh hiếm khi được điều trị nội khoa. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm SSRI để cải thiện triệu chứng.

Hai nhóm thuốc chống trầm cảm IMAOs và benzodiazepines có khả năng cải thiện rối loạn nhân cách né tránh. Thuốc giúp giảm thiểu sự nhạy cảm quá mức khi người bệnh bị ai đó từ chối.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là giải pháp điều trị tốt nhất cho hội chứng này. Tuy nhiên, nhà trị liệu cần được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao với bề dày nhiều năm kinh nghiệm.

Liệu pháp nhân văn

Với liệu pháp nhân văn, nhà trị liệu sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi để người bệnh đạt đến sự tự hiện thực hóa và tự khuyến khích bản thân.

Nhờ đó, họ có thể phá bỏ những rào cản tâm lý, thấu hiểu bản thân và chấp nhận chính mình. Kỹ thuật trị liệu này diễn ra trong bầu không khí thân thiện, tích cực.

Chuyên gia tâm lý có thái độ tôn trọng, khách quan và không áp đặt, phán xét bệnh nhân.

Liệu pháp tâm động năng

Chuyên gia trị liệu sẽ giúp người bệnh tìm thấy niềm tin vào chính mình và người khác. Đồng thời, chuyên gia cũng hỗ trợ họ hòa nhập tốt hơn vào các hoạt động xã hội.

Kỹ thuật trị liệu tâm động năng được tiến hành thông qua những buổi trò chuyện gần gũi. Lúc này, bệnh nhân có thể xác định và giải mã những suy nghĩ vô thức của bản thân.

Họ cũng như thấu hiểu tầm quan trọng của những trải nghiệm trong quá khứ đối với hành vi ở hiện tại. Sau khi liệu trình kết thúc, đa số người bệnh có cái nhìn bao dung, tích cực hơn.

Nhìn chung, liệu pháp tâm động năng thường mang đến kết quả đáng kể và duy trì hiệu quả lâu dài.

Liệu pháp nhận thức – hành vi

Liệu pháp nhận thức – hành vi rất thích hợp trong điều trị hội chứng này. Nhà trị liệu sẽ giúp bệnh nhận nhận thức, cũng như loại bỏ niềm tin lệch lạc và hành vi sai lầm.

Liệu pháp nhận thức – hành vi
Nhà trị liệu sẽ thay thế sự lệch lạc bằng những suy nghĩ đúng đắn và hành vi phù hợp.

Khách hàng sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự ràng buộc. Chuyên gia đồng thời cũng hỗ trợ thiết lập hệ thống suy nghĩ tích cực, lạc quan và lành mạnh hơn.

Rối loạn nhân cách né tránh khiến bệnh nhân tự cô lập bản thân, và mất dần khả năng hòa nhập. Do đó, ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *