Trẻ tự hủy hoại bản thân: Dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

Trẻ tự hủy hoại bản thân bằng các hành vi để lại hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, tâm trí. Việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ em vượt qua giai đoạn này là rất quan trọng để chúng có thể phát triển một cách lành mạnh.

Trẻ tự hủy hoại bản thân là gì?
Trẻ em tự hủy hoại bản thân có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ tự hủy hoại bản thân là gì?

Trẻ tự hủy hoại bản thân là thuật ngữ mô tả hành vi của trẻ em hoặc thanh thiếu niên tự gây tổn hại chính mình thông qua các hành động, suy nghĩ hoặc quan hệ xã hội không lành mạnh.

Trẻ em mắc hội chứng này thường thực hiện nhiều cách để làm bản thân tổn thương, đau đớn thể xác như dùng vật sắc nhọn cắt vào da thịt, tự làm bỏng da, tự cào cấu hoặc lạm dụng chất kích thích, quan hệ tình dục bừa bãi… Vì vậy trên cơ thể luôn có nhiều vết thương và trẻ tìm cách che giấu chúng.

Dấu hiệu trẻ tự hủy hoại bản thân

Các dấu hiệu cụ thể của hành vi tự hủy hoại bản thân ở trẻ sau đây cần được chú ý và xem xét kỹ lưỡng:

  • Thay đổi tâm trạng: Trẻ có thể thường xuyên trải qua cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tự ti, lo lắng hoặc giận dữ mà không rõ nguyên nhân.
  • Thay đổi hành vi: Ở trẻ có các hành vi tự hủy hoại như tự gây tổn thương bản thân, sử dụng chất gây nghiện hay hành vi tự sát.
  • Giảm hiệu suất học tập: Ít dành sự quan tâm đến học tập dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống: Trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ, thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống dẫn đến cả trọng lượng cơ thể không cân đối.
  • Tránh né xã hội: Trẻ có thể tránh xa bạn bè, gia đình hoặc các hoạt động yêu thích thường tham gia trước đây.
  • Xuất hiện tổn thương cơ thể: Trên cơ thể trẻ có những vết thương, vết cắt hoặc bỏng mà không rõ nguyên do xuất hiện ở khu vực nhạy cảm như cổ, cổ tay, chân hoặc tay.
  • Thói quen tự gây tổn thương: Trẻ em có thói quen tự gây tổn thương cho bản thân bằng cách cắt, đốt cơ thể.
  • Giữ vật dụng tự làm tổn thương: Trẻ có thể giữ các vật dụng như dao, kéo, bật lửa, vật dụng sắc nhọn khác không phù hợp với hoạt động hàng ngày.
  • Biểu hiện tâm lý không ổn định: Ở trẻ có các biểu hiện của trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn tâm thần khác.
dấu hiệu trẻ tự hủy hoại bản thân.
Trẻ tự hủy hoại bản thân thường để lại nhiều vết thương đau đớn trên cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự hủy hoại bản thân

Việc hiểu được các nguyên nhân cụ thể dưới đây rất quan trọng để tìm ra phương pháp hỗ trợ và điều trị phù hợp cho trẻ tự hủy hoại bản thân.

  • Stress và áp lực: Áp lực của các yêu cầu bất khả thi từ gia đình, bạn bè, trường học khiến trẻ trở nên stress và tìm đến hành vi làm tổn thương bản thân.
  • Rối loạn tâm thần: Một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn hành vi có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại.
  • Trải nghiệm trong quá khứ: Những trải nghiệm bị tra tấn, lạm dụng, mất mát quan trọng có thể gây ra tổn thương tinh thần sâu sắc.
  • Kém tự tin: Thiếu tự tin về bản thân có thể dẫn đến tự hủy hoại.
  • Cảm giác cô đơn: Trẻ cảm thấy cô đơn và cô lập khi không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng.
  • Khả năng giải quyết vấn đề kém: Trẻ không biết cách giải quyết vấn đề hoặc không có sự hỗ trợ cần thiết để vượt qua các thách thức trong cuộc sống.
  • Ảnh hưởng từ xã hội: Môi trường xã hội tiêu cực như việc bị kỳ thị, bắt nạt, cô lập cũng có thể làm tăng nguy cơ của hành vi tự hủy hoại.
  • Gia đình không ổn định: Sự bất ổn trong môi trường gia đình như sự lạc hậu, bạo lực gia đình hoặc thiếu sự hỗ trợ từ phụ huynh cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ.
  • Tác động từ phương tiện truyền thông: Sự tiêu cực từ phương tiện truyền thông có thể tạo ra áp lực và ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ.
  • Yếu tố di truyền: Một số yếu tố di truyền hoặc biến đổi sinh học trong não cũng có thể đóng vai trò tạo ra nguy cơ cho hành vi tự hủy hoại.
nguyên nhân trẻ tự hủy hoại bản thân.
Trẻ bị stress hoặc rối loạn tâm thần có thể tìm đến hành vi tự hủy hoại bản thân.

Hậu quả của việc trẻ tự hủy hoại bản thân

Hành vi trẻ tự hủy hoại bản thân sẽ biến mất sau một vài năm khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên với một số trường hợp, bệnh này sẽ ngày càng nặng thêm với các hậu quả khó lường như:

  • Tự hủy hoại bản thân có thể gây ra tổn thương về thể chất và các vấn đề tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống và tăng nguy cơ tự sát.
  • Hành vi tự hủy hoại có thể làm giảm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, dẫn đến cảm giác cô đơn và cô lập.
  • Tổn thương thể xác và tinh thần để lại vấn đề tiêu cực trong học tập và phát triển cá nhân. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ.

Trẻ tự hủy hoại bản thân cần được quan tâm như thế nào?

Việc quan tâm đến vấn đề trẻ tự hủy hoại bản thân là rất quan trọng và chúng cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội và chuyên gia tâm lý.

1. Hỗ trợ từ gia đình

Cha mẹ cần tìm hiểu những đặc điểm tâm lý ở trẻ vào từng lứa tuổi, đặc biệt là giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì để kịp thời có biện pháp hỗ trợ sau:

  • Tạo môi trường an toàn và ủng hộ: Gia đình cần tạo ra một môi trường an toàn và ủng hộ cho trẻ, nơi con cảm thấy tự do để chia sẻ cảm xúc và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
  • Lắng nghe trẻ: Phụ huynh cần lắng nghe và hiểu biết về cảm xúc, trải nghiệm của trẻ và không đánh giá.
  • Tạo cơ hội cho cuộc trò chuyện: Tạo ra các cuộc trò chuyện về cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt giúp trẻ dễ dàng mở lòng.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn: Gia đình có thể cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý để có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc giúp đỡ trẻ.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn: Cần có các biện pháp an toàn để ngăn ngừa hành vi tự hủy hoại, bao gồm giám sát chặt chẽ và loại bỏ các vật dụng có thể gây nguy hiểm.
kiểm soát trẻ tự hủy hoại bản thân
Sự hỗ trợ từ gia đình là tốt nhất cho trẻ có hành vi tự hủy hoại bản thân.

2. Hỗ trợ từ xã hội

Môi trường xã hội cần tạo ra sự ủng hộ, an toàn và khuyến khích cho trẻ trong quá trình phục hồi những tổn thương do hành vi tự hủy hoại.

Cộng đồng cũng cần đưa ra biện pháp giáo dục và tăng cường nhận thức về vấn đề tự tổn thương thông qua cung cấp thông tin về cách nhận biết và đối phó. Bên cạnh đó có thể xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội cho trẻ như các tổ chức từ thiện, cộng đồng trực tuyến. Đồng thời thực hiện biện pháp để ngăn chặn 2 yếu tố dẫn đến hành vi tự hủy hoại ở trẻ đó là bạo lực và bắt nạt.

3. Gặp chuyên gia tâm lý

Khi nhận thấy các dấu hiệu tự hủy hoại bản thân, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị. Quá trình điều trị có thể diễn ra như sau:

  • Đánh giá và chẩn đoán: Chuyên gia tâm lý thực hiện đánh giá, chẩn đoán về tình trạng của trẻ và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
  • Cung cấp tư vấn và điều trị: Trong quá trình điều trị, chuyên gia sẽ cung cấp tư vấn cá nhân, tư vấn gia đình hoặc các phương pháp điều trị tâm lý khác.
  • Hỗ trợ hòa nhập xã hội: Các chuyên gia đảm bảo hỗ trợ trẻ suốt quá trình phục hồi và hòa nhập xã hội sau khi trải qua hành vi tự hủy hoại.

Việc nâng cao nhận thức và có sự hỗ trợ phù hợp về vấn đề trẻ tự hủy hoại bản thân không chỉ cần thiết để giảm thiểu tình trạng này mà còn giúp bảo vệ sức khỏe và an ninh xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *