Chú Võ Hồng Việt sinh năm 1960 hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Cầu Giấy, Hà Nội. Đến với NHC trong tình trạng mất ngủ trong 2 năm liên tiếp

25 loại trà chữa mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên biết

Trà gừng, trà nghệ, trà hoa nhài, trà lạc tiên, trà mộc lan, trà tâm sen, trà hương thảo… giúp chúng ta điều hòa cảm xúc, ổn định tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, xua tan mệt mỏi và góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm danh 25 loại trà chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả.

25 loại trà chữa mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên biết
Danh sách 25 loại trà chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả

25 loại trà chữa mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên biết

Theo kết quả từ 20 nghiên cứu và 297 tài liệu khoa học được công bố trong những năm vừa qua, trà thảo mộc có thể an thần, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, chống khuẩn, ức chế tác nhân gây bệnh, phòng chống quá trình oxy hóa, bảo vệ gan thận và ngăn ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.

Hiện nay, thưởng thức trà thảo mộc là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ đơn giản và an toàn được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng.

1. Trà nghệ

Y học cổ truyền quan niệm, củ nghệ tính ôn, vị cay – đắng, có tác dụng sinh cơ, phá huyết, chỉ huyết, sát khuẩn, giảm đau, kháng viêm, chữa lành thâm sẹo, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, với nguồn dưỡng chất phong phú và dồi dào (chất xơ, protein, vitamin, canxi, sắt, kẽm, kali, magie, đồng), loại gia vị này có thể kích thích sản xuất hormon melatonin, bảo vệ tế bào thần kinh, tạo nên giấc ngủ ngon, duy trì thị lực và ngăn cản quá trình thoái hóa.

Hướng dẫn pha trà nghệ

  • Chuẩn bị 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ, một lượng sữa tươi vừa đủ hoặc một chút mật ong
  • Hòa tan tinh bột nghệ với 300ml nước sôi
  • Cho thêm một chút sữa tươi hoặc mật ong
  • Thưởng thức trà nghệ khi còn ấm

2. Trà gừng mật ong

Gừng tươi mùi thơm, tính ấm, vị cay nồng, có công dụng giải độc, hành khí, tán phong hàn, chống buồn nôn. Hai hoạt chất chống oxy hóa cineol và gingerol mạnh mẽ từ củ gừng có thể hạn chế căng thẳng thần kinh, thư giãn cơ bắp và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Vì vậy, loại dược liệu này là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc điều trị ho khan, đau bụng, nghẹt mũi, ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là tryptophan (một loại protein có khả năng kích thích bộ não sản xuất nhiều endorphin và serotonin, từ đó giảm thiểu căng thẳng, điều chỉnh tâm trạng và đẩy lùi triệu chứng mất ngủ).

Hướng dẫn pha trà gừng mật ong

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 5 – 7 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch nguyên liệu, xắt thành lát mỏng
  • Hãm vài lát gừng tươi với 200ml nước sôi trong vòng 10 phút
  • Cho mật ong vào tách trà, khuấy đều
  • Thưởng thức khi trà gừng mật ong còn ấm nóng

3. Trà chanh sả

Loại trà chữa mất ngủ này được chế biến từ hai loại thảo mộc vô cùng quen thuộc trong căn bếp ấm cúng của mỗi gia đình Việt. Không chỉ tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon cho nhiều món ăn, chanh và sả còn có tác dụng an thần, loại bỏ căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn pha trà chanh sả

  • Chuẩn bị 1 nhánh sả tươi, 1 miếng chanh nhỏ và một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ
  • Rửa sạch nhánh sả, đập giập, nấu sôi với 200ml nước lọc trong vòng 5 phút
  • Thêm mật ong theo sở thích, khuấy đều
  • Khi trà nguội bớt, bạn vắt thêm chanh tươi và thưởng thức khi còn ấm

4. Trà bạc hà – Loại trà chữa mất ngủ an toàn

Với nhiều hoạt chất chống oxy hóa, trà bạc hà có khả năng giảm đau, diệt khuẩn, giải phóng căng thẳng, thư giãn cơ bắp, xoa dịu hệ thần kinh trung ương, duy trì tinh thần tỉnh táo, điều hòa chu kỳ sinh học, nâng cao chức năng của não bộ, chữa khỏi chứng mất ngủ cùng nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.

Trà bạc hà – Loại trà chữa mất ngủ an toàn
Trà bạc hà có khả năng giảm đau, diệt khuẩn, giải phóng căng thẳng, thư giãn cơ bắp và xoa dịu hệ thần kinh trung ương và duy trì tinh thần tỉnh táo.

Hướng dẫn pha trà bạc hà

  • Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi (hoặc khô)
  • Rửa sạch lá bạc hà với nước muối pha loãng
  • Hãm nguyên liệu với 300ml nước sôi trong vòng 7 – 10 phút
  • Có thể cho thêm chút đường cát để gia tăng hương vị
  • Thưởng thức trà bạc hà khi còn ấm

5. Trà tâm sen

Theo quan niệm Đông y, tâm sen (tim sen) tính hàn, vị đắng, có công dụng an thần, thanh tâm, trấn kinh, gây ngủ. Đây là vị thuốc điều trị mất ngủ lý tưởng dành cho người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh cao huyết áp, thiếu máu cơ tim…

Y học hiện đại cho biết, asparagine, nuciferin cùng một số alkaloid từ tâm sen sẽ trực tiếp tác động lên não bộ để xoa dịu hệ thần kinh, làm giãn mao mạch, điều hòa huyết áp và hạn chế lo lắng, bồn chồn, nhức đầu, tim đập nhanh.

Hướng dẫn pha trà tâm sen

  • Chuẩn bị 3g tâm sen khô
  • Cho tâm sen vào ấm trà, đổ thêm chút nước sôi, tráng sơ rồi bỏ đi nước đầu
  • Thêm 200ml nước sôi vào bình, hãm khoảng 7 – 10 phút
  • Có thể bổ sung chút đường phèn hoặc mật ong nguyên chất để dễ uống hơn
  • Thưởng thức trà tâm sen khi còn ấm

6. Trà hạt sen

Hạt sen tính bình, vị ngọt nhạt, có công dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ. Bên cạnh khả năng gây ngủ, loại dược liệu này còn cải thiện chứng suy nhược thần kinh, bồi bổ sức khỏe và hồi phục cơ thể sau khi khỏi bệnh.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, hoạt chất glicozit từ hạt sen có thể tham gia vào quá trình sản xuất serotonin bên trong não bộ. Là chất dẫn truyền thần kinh được tạo thành từ tryptophan, serotonin có chức năng giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa tâm trạng và kích thích những cơn buồn ngủ.

Hướng dẫn pha trà hạt sen

  • Chuẩn bị một lượng hạt sen khô vừa đủ
  • Rửa sạch nguyên liệu với nước lạnh
  • Ngâm hạt sen trong nước ấm 2 tiếng đồng hồ
  • Nấu nhừ hạt sen với 700ml nước lọc
  • Thêm chút đường phèn, khuấy đều
  • Thưởng thức cả nước trà lẫn hạt sen khi còn ấm

7. Trà hoa cúc

Hoa cúc vị ngọt cay, được quy vào ba kinh thận, can, phế, có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, ích can, dưỡng tâm, giáng hỏa, thanh đầu mục, tán phong thấp.

Loài thảo mộc này chứa nhiều tinh dầu thiên nhiên, vitamin A, vitamin B, axit amin, nguyên tố vi lượng, chất chống oxy hóa… Đặc biệt, thành phần apigenin giúp thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng, xoa dịu hệ thần kinh và tạo nên cảm giác buồn ngủ.

Hướng dẫn pha trà hoa cúc

  • Chuẩn bị 5g hoa cúc khô hoặc 1 gói trà túi lọc hoa cúc
  • Hãm trà với 200 – 300ml nước sôi
  • Có thể bổ sung đường phèn hoặc mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức khi trà hoa cúc còn ấm, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút

8. Trà hoa nhài – Loại trà chữa mất ngủ quen thuộc

Trong y học cổ truyền, với tính bình, vị đắng, hoa nhài (hoa lài) giúp thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp, an thần, gây tê, trấn thống, chủ trị tiêu chảy, đau bụng, mụn nhọt, điều kinh, ổn định huyết áp, hạn chế bầm tím, sưng phồng do chấn thương.

Trà hoa nhài
Trà hoa nhài nổi tiếng với hàm lượng EGCG cao.

Trà hoa nhài nổi tiếng với hàm lượng EGCG cao. Hoạt chất đặc biệt này có khả năng làm hạ mỡ máu, bảo vệ tim mạch và chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, axit amin L-theanine từ hoa nhài có thể kích thích quá trình giải phóng GABA (một chất dẫn truyền thần kinh mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu).

Nhờ đó, thói quen dung nạp một tách trà hoa nhài hàng ngày sẽ đem lại hàng loạt lợi ích sức khỏe tuyệt vời như: giảm cân, kháng viêm, cân bằng đường huyết, phòng chống oxy hóa, tăng cường chức năng não bộ, bảo vệ sức khỏe răng miệng, đánh bay căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ điều trị ung thư.

Hướng dẫn pha trà hoa nhài

  • Chuẩn bị 15 – 20g hoa nhài khô
  • Hãm nguyên liệu với 200 – 300ml nước sôi trong vòng 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất hoặc đường phèn
  • Thưởng thức trà hoa nhài khi còn ấm

9. Trà hoa đào

Từ thời xa xưa, hoa đào đã trở thành một trong những nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh nổi tiếng. Y học cổ truyền quan niệm, hoa đào không độc, tính bình, vị đắng, có công dụng nhuận tràng, hoạt huyết, thông tiểu. Trà hoa đào giúp xoa dịu áp lực, đánh bay căng thẳng và duy trì giấc ngủ chất lượng.

Hướng dẫn pha trà hoa đào

  • Chuẩn bị 5 – 7 búp đào khô
  • Cho nguyên liệu vào ấm, tráng sơ bằng một lượt nước sôi
  • Rót nước sôi vào, hãm hoa đào trong vòng 5 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất hoặc đường phèn
  • Thưởng thức trà hoa đào khi còn ấm

10. Trà hoa hòe

Trong Đông y, hoa hòe có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, tả hỏa, thanh can, hạ huyết áp, chủ trị trĩ xuất huyết, xuất huyết dưới da, cao huyết áp, đại tiện ra máu, chảy máu cam, rong kinh…

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, loại thảo mộc này giàu chất rutin, sophorose, sophorin A, B, C, sophoradiol, betulin, quercetin. Do đó, hoa hòe có thể cầm máu, chống viêm, giảm tính thấm của mao mạch, tăng cường sức đề kháng, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch tổn thương, bảo vệ gan, điều hòa huyết áp, hạ cholesterol, điều trị mất ngủ…

Hướng dẫn pha trà hoa hòe

  • Chuẩn bị 25 – 30g nụ hoa hòe khô
  • Cho nguyên liệu vào ấm, tráng sơ một lượt nước
  • Hãm trà trong 300ml nước sôi khoảng 7 – 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất hoặc đường phèn
  • Thưởng thức trà hoa hòe khi còn ấm

11. Trà hoa vàng

Hoa vàng (nữ hoàng trà hoa, kim hoa trà) tính bình, vị ngọt, quy vào kinh thận, can, tâm. Với hương vị ngọt thanh, thơm mát, trà hoa vàng là một trong những loại trà trứ danh của chốn cung đình thuở trước.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thức uống này chứa trên 400 dưỡng chất quý giá, trong đó có saponin, tea polyphenon, selen… Thói quen thưởng thức trà hoa vàng hàng ngày giúp bạn xoa dịu tinh thần, xua tan mệt mỏi, duy trì tinh thần phấn chấn và điều trị mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn pha trà hoa vàng

  • Chuẩn bị 5 – 10 bông hoa vàng
  • Hãm nguyên liệu với 250ml nước nóng 85 độ C trong vòng 10 phút
  • Thêm chút muối để cánh hoa bung nở đẹp hơn
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất hoặc đường phèn
  • Thưởng thức trà hoa vàng khi còn ấm

12. Trà hoa hồng – Loại trà chữa mất ngủ an toàn

Hoa hồng là một trong những nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh lâu đời nhất. Đông y quan niệm, loài hoa quyến rũ này có thể chữa chứng mất ngủ, đau bụng, viêm da, mụn nhọt, rối loạn kinh nguyệt, đồng thời nuôi dưỡng làn da.

Trà hoa hồng
Với hương thơm dịu dàng, thanh mát, trà hoa hồng hỗ trợ an thần và tạo ra tâm trạng nhẹ nhàng, thư thái, dễ chịu.

Với thành phần canxi, kali, vitamin B, vitamin K dồi dào, hoa hồng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và bảo vệ tim mạch. Với hương thơm dịu dàng, thanh mát, trà hoa hồng hỗ trợ an thần và tạo ra tâm trạng nhẹ nhàng, thư thái, dễ chịu. Đây là loại trà thảo mộc được nhiều bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong quá trình điều trị trầm cảm, rối loạn tiền đình.

Hướng dẫn pha trà hoa hồng

  • Chuẩn bị một lượng nụ hồng sấy khô vừa đủ
  • Cho nguyên liệu vào ấm, tráng sơ một lượt nước
  • Hãm trà với nước sôi trong vòng 8 – 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất hoặc đường phèn
  • Thưởng thức trà hoa hồng khi còn ấm

13. Trà hoa tam thất

Hoa tam thất tính ấm, vị ngọt – đắng, được quy vào kinh vị, can, có tác dụng định thống, tán ứ, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị tiêu thũng, băng huyết, chảy máu cam, ói ra máu, chữa lành vết thương và cải thiện giấc ngủ.

Y học hiện đại công nhận, vị thuốc này chứa nhiều saponin, giúp an thần, xoa dịu căng thẳng, điều hòa huyết áp, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng của hệ nội tiết.

Hướng dẫn pha trà hoa tam thất

  • Chuẩn bị 5g nụ tam thất khô
  • Cho nguyên liệu vào ấm, tráng sơ một lượt nước
  • Hãm trà với nước sôi khoảng 5 – 7 phút
  • Có thể pha trà loãng trà nhiều lần cho đến khi hết vị đắng
  • Thêm chút mật ong nguyên chất hoặc đường phèn (tùy khẩu vị)
  • Thưởng thức trà hoa tam thất khi còn ấm

Lưu ý, trẻ em, thai phụ và những người bị bệnh huyết áp không nên dùng loại thức uống này.

14. Trà hoa oải hương

Kể từ thời cổ đại, người phương Tây để điều trị tình trạng kích ứng da, đau răng, mụn nhọt, buồn nôn, rụng tóc, nhức đầu, trầm cảm, rối loạn lo âu, ung thư… bằng loài hoa oải hương.

Hương thơm thanh khiết từ tinh dầu oải hương giúp chúng ta tĩnh tâm, kiểm soát tâm trạng và điều hòa cảm xúc. Theo kết quả một số nghiên cứu, việc sử dụng trà oải hương liên tục 2 tuần giúp ổn định nhịp tim và đẩy lùi triệu chứng mất ngủ.

Hướng dẫn pha trà hoa oải hương

  • Cho một lượng hoa oải hương khô vừa đủ vào túi lọc
  • Tráng sơ nguyên liệu với một lượt nước
  • Hãm trà với nước sôi khoảng 5 – 10 phút
  • Có thể thêm chút chanh tươi hoặc mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà hoa oải hương khi còn ấm

15. Trà hoa mộc Lan

Loại trà chữa mất ngủ này chủ yếu được chế biến từ nụ hoa và vỏ cây mộc lan. Y học cổ truyền Trung Hoa quan niệm, trà hoa mộc lan là phương thuốc giảm thiểu căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm và điều trị mất ngủ vô cùng hiệu quả.

Các nhà khoa học nhận định, hoạt chất honokiol từ hoa, thân và vỏ của cây mộc lan có thể tác động trực tiếp đến những thụ thể GABA, từ đó gây ra cảm giác buồn ngủ.

Hướng dẫn pha trà hoa mộc lan

  • Chuẩn bị một lượng nụ, hoa, vỏ cây mộc lan vừa đủ
  • Tráng sơ nguyên liệu với một lượt nước
  • Hãm trà với nước sôi khoảng 5 – 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà hoa mộc lan khi còn ấm

16. Trà hoa kim ngân – Loại trà chữa mất ngủ thơm ngon

Theo Đông y, hoa kim ngân có khả năng nhuận tràng, thanh thấp nhiệt, thanh giải biểu nhiệt, thanh nhiệt giải độc, chủ trị mất ngủ, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, nóng sốt, sưng đau hầu họng, đau mắt đỏ, viêm amidan, tiểu tiện ra máu…

Trà hoa kim ngân – Loại trà chữa mất ngủ thơm ngon
Trà hoa kim ngân là thức uống chữa mất ngủ tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

Y học hiện đại đã khám phá ra rằng, tinh dầu của loài hoa này chứa nhiều hoạt chất có lợi như: eugenol, carvacrol, saponin, geraniol, α-pinen, lonicerin, axit chlorogenic, luteolin-7-glucosid, luteolin…

Hướng dẫn pha trà hoa kim ngân

  • Chuẩn bị 5g hoa kim ngân khô
  • Tráng sơ nguyên liệu với một lượt nước
  • Hãm trà với 200ml nước sôi khoảng 5 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà hoa kim ngân khi còn ấm

17. Trà hoa chanh dây

Chanh dây đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân rối loạn giấc ngủ nói chung và mất ngủ nói riêng. Hợp chất alkaloid từ loài cây này giúp an thần, tĩnh tâm, giảm thiểu cảm giác lo lắng, bồn chồn và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hơn nữa, với hàm lượng folate và kali dồi dào, chanh dây còn giúp tăng cường nhận thức, điều tiết quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ và cải thiện sức khỏe não bộ.

Hướng dẫn pha trà hoa chanh dây

  • Chuẩn bị một lượng lá, hoa, thân chanh dây khô vừa đủ
  • Tráng sơ nguyên liệu với một lượt nước
  • Hãm trà với nước sôi khoảng 10 – 15 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà hoa chanh dây khi còn ấm

Lưu ý, trà hoa chanh dây có thể dẫn đến những cơn co thắt. Do đó, phụ nữ mang thai cần kiêng cữ thức uống này.

18. Trà nhụy hoa nghệ tây

Nhiều tài liệu y học cổ truyền Iran, Ấn Độ và một số nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh hàng loạt lợi ích đặc biệt của nhụy hoa nghệ tây đối với sức khỏe và sắc đẹp.

Là một trong những loại gia vị, dược liệu đắt đỏ nhất thế giới, nhụy hoa nghệ tây chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa vượt trội như: flavonoid, safranal, crocin…

Vị thuốc này có thể chữa bệnh mất ngủ, trầm cảm, làm sạch máu, cải thiện trí nhớ, điều hòa kinh nguyệt, củng cố hệ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường ham muốn và hỗ trợ điều trị ung thư.

Hướng dẫn pha trà nhụy hoa nghệ tây

  • Chuẩn bị 4 – 5 sợi nhụy hoa nghệ tây
  • Hãm trà với 250ml nước sôi trong vòng 10 – 15 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà nhụy hoa nghệ tây khi còn ấm

19. Trà lạc tiên

Vốn là loài cây dại quen thuộc, cây lạc tiên (nhãn lồng) có khả năng an thần, giải độc và thanh nhiệt. Loài thảo dược này là thành phần quan trọng của nhiều bài thuốc dân gian điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, mề đay, mẩn ngứa, viêm da.

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng, hoạt chất flavonoid, saponin và alkaloid từ cây lạc tiên có thể phát huy công dụng an thần mạnh mẽ. Hiện nay, để chữa bệnh mất ngủ, hạn chế căng thẳng thần kinh và bồi bổ cơ thể, bệnh nhân có thể chọn mua các loại trà túi lọc hoặc viên uống/thực phẩm chức năng được chiết xuất từ vị thuốc này.

Hướng dẫn pha trà hoa lạc tiên

  • Chuẩn bị 16g lạc tiên khô
  • Tráng sơ nguyên liệu với một lượt nước
  • Hãm trà với 300ml nước sôi khoảng 7 – 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà lạc tiên khi còn ấm

20. Trà cam thảo – Loại trà chữa mất mất ngủ dễ làm

Là loại dược liệu sở hữu dược tính đa dạng, cam thảo có thể cải thiện tình trạng đau bụng, ợ nóng, loét dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày, viêm phế quản, đau họng, nhiễm trùng, loãng xương, viêm khớp mạn tính, sốt rét, lao phổi, ngộ độc thực phẩm, vảy nến, viêm da, ngứa ngáy…

Trà cam thảo – Loại trà chữa mất mất ngủ dễ làm
Trà cam thảo giúp ôn trung, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ ngủ ngon.

Với hương vị thanh ngọt dễ chịu, trà cam thảo giúp ôn trung, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ ngủ ngon. Ngoài ra, thức uống này còn kiểm soát tốt nhiều triệu chứng gây gián đoạn giấc ngủ như: ho khan, hắt hơi, đau họng…

Hướng dẫn pha trà cam thảo

  • Chuẩn bị 10 – 15g rễ cam thảo khô
  • Hãm trà với 300ml nước sôi khoảng 12 – 15 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà cam thảo khi còn ấm
  • Dùng 2 tách trà mỗi ngày vào 2 buổi sáng – tối

21. Trà táo đỏ

Với nguồn saponin dồi dào, táo đỏ có khả năng điều trị chứng mất ngủ mạn tính, cải thiện chức năng não bộ, hạn chế lo âu, căng thẳng, tăng cường trí nhớ và hạn chế tổn thương ở hệ thần kinh. Thêm vào đó, vị thuốc này còn chống nhiễm trùng, bảo vệ gan, phòng ngừa quá trình oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của căn bệnh ung thư.

Hướng dẫn pha trà táo đỏ

  • Chuẩn bị một lượng hồng táo hoặc táo tàu khô vừa đủ
  • Xắt dược liệu thành lát mỏng 2mm
  • Hãm trà với nước sôi khoảng 5 – 7 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà táo đỏ khi còn ấm

22. Trà kỷ tử

Trong y học cổ truyền, kỷ tử tính bình, vị ngọt, được quy vào phế, can, thận, giúp minh mục, an thần, hư lao, trừ phòng, bổ gân cốt, sinh tân, nhuận phế, tư thận, ích khí, bổ huyết, ích tinh. Trong khi đó, theo y học hiện đại, những thành phần dưỡng chất của vị thuốc này góp phần điều hòa nồng độ hormon bên trong cơ thể, xoa dịu tinh thần, đẩy lùi căng thẳng và hỗ trợ ngủ ngon.

Hướng dẫn pha trà kỷ tử

  • Chuẩn bị một lượng kỷ tử khô vừa đủ
  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo
  • Hãm trà với nước sôi khoảng 10 – 15 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà kỷ tử khi còn ấm

23. Trà hương thảo

Y học cổ truyền quan niệm, hương thảo tính ấm nóng, vị chát, mùi thơm nồng, có công dụng hoạt huyết, nhuận trường, lợi tiểu, tẩy uế trọc, tăng cường sinh lực, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện trí nhớ và chữa bệnh mất ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, loài thảo mộc này có khả năng kháng viêm, chống buồn nôn, giảm căng thẳng, thư giãn não bộ, xoa dịu những cơn đau đầu và nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ.

Hướng dẫn pha trà hương thảo

  • Chuẩn bị 5 – 10g lá hương thảo khô
  • Hãm trà với 300ml nước sôi trong vòng 5 – 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà hương thảo khi còn ấm

Lưu ý: Trà hương thảo có thể làm giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu, thuốc trị trầm cảm, thuốc chống đông máu và thuốc ức chế men chuyển. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi chữa bệnh mất ngủ bằng thức uống này.

24. Trà la hán quả – Loại trà chữa mất ngủ thanh mát

Y học cổ truyền cho biết, la hán quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thông tiện, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, chủ trị ho gà, viêm họng, lao phổi, táo bón, cảm sốt.

Thay vì xoa dịu hệ thần kinh trung ương hoặc trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất hormon melatonin, trà la hán quả hỗ trợ giấc ngủ bằng cách kiểm soát những triệu chứng về đường hô hấp.

Trà la hán quả
La hán quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thông tiện, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, chủ trị ho gà, viêm họng, lao phổi, táo bón, cảm sốt.

Hướng dẫn pha trà la hán quả

  • Chuẩn bị 1 – 2 trái la hán quả khô
  • Xắt mỏng vị thuốc
  • Hãm nguyên liệu với 200ml nước sôi trong vòng 5 – 10 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà la hán quả khi còn ấm

25. Trà đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo tính ấm, vị ngọt, được quy vào kinh phế và thận, có tác dụng hóa đờm, chỉ huyết, ích thận, bổ phế, dưỡng tạng phủ, chủ trị viêm phế quản, ho lao, hen suyễn, ho ra máu, di tinh, mỏi gối, đau lưng, tảo tiết.

Với nhiều hoạt chất quý hiếm, loại dược liệu này được xem là “thần dược” điều trị chứng mất ngủ, kém ăn, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu. Trà đông trùng hạ thảo là thức uống hoàn hảo giúp thanh lọc tinh thần, điều hòa giấc ngủ và tạo nên cảm giác ngon miệng.

Hướng dẫn pha trà đông trùng hạ thảo

  • Chuẩn bị 5 – 10 sợi đông trùng hạ thảo khô
  • Tráng sơ nguyên liệu với một lượt nước
  • Hãm vị thuốc với 300ml nước sôi trong vòng 5 – 7 phút
  • Có thể thêm chút mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà đông trùng hạ thảo khi còn ấm

Một số lưu ý khi hỗ trợ điều trị mất ngủ bằng trà thảo mộc

Trong quá trình chữa bệnh mất ngủ với 25 loại trà thảo mộc trên, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Mỗi loại trà đều mang đặc tính và công dụng khác nhau, vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn loại trà cẩn thận căn cứ vào đặc điểm thể trạng cùng mức độ triệu chứng
  • Hãy theo dõi và ghi nhận hiệu quả của từng loại trà sau một thời gian sử dụng
  • Thưởng thức những loại trà này khi còn ấm, tránh dùng khi đã nguội
  • Tìm mua dược liệu chất lượng, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Tuân thủ quy trình pha trà, đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất
  • Tránh pha trà quá đặc ngay từ lần uống đầu tiên
  • Hạn chế dùng trà thảo mộc khi đói vì thức uống này có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit dịch vị, dẫn đến hiện tượng viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa
  • Chỉ uống trà với một liều lượng vừa đủ, không cố tình lạm dụng
  • Chú ý vệ sinh dụng cụ pha trà và sơ chế nguyên liệu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo vệ sinh
  • Thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy bệnh tình trở nặng sau một khoảng thời gian áp dụng cách làm này

Bài viết đã giới thiệu 25 loại trà chữa mất ngủ quen thuộc, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh việc thường xuyên thưởng thức trà thảo mộc, người bệnh cần chủ động điều chỉnh lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện thể dục thường xuyên và duy trì thói quen nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *