Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ?

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ là băn khoăn của rất nhiều người bởi dù các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nhưng lại giúp đi vào giấc ngủ hiệu quả nhanh chóng. Tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để biết rõ tình trạng bệnh, qua đó biết chính xác có nên dùng thuốc hay nên dùng thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ hiện nay như lạm dụng các thiết bị điện tử quá mức, thiếu vận động, suy nghĩ quá nhiều hay liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nếu không nhanh chóng cải thiện tình trạng này có thể dẫn tới mất ngủ mãn tính kéo dài và gây ra rất nhiều hệ lụy đến cả thể chất, tinh thần người bệnh.

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ?
Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ để cải thiện hay không là băn khoăn của rất nhiều người

Khi đã bị mất ngủ kéo dài, rất khó để có thể trở về đúng giấc ngủ bình thường trước đó dù đã dùng rất nhiều cách. Vì vậy rất nhiều người luôn băn khoăn bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ để cải thiện hay không. Bởi dù thuốc ngủ cho kết quả nhanh chóng nhưng lại kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm không kém nên khiến người bệnh rất lo lắng.

Tuy nhiên để giải đáp chính xác băn khoăn này còn cần phục thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, mức độ bệnh hay sức khỏe bệnh nhân. Nhiều người thường nhầm lẫn mất ngủ và khó ngủ nên sử dụng thuốc sai cách, dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn cùng rất nhiều ảnh hưởng khác trên sức khỏe.

Mất ngủ chỉ được tính là bệnh khi có kéo dài dai dẳng, có thể là vài tháng hay thậm chí là vài năm. Còn nếu các triệu chứng mới chỉ xuất hiện trong vài tuần sẽ được tính là mất ngủ tạm thời, cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh, không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị.

Mặt khác với tình trạng mất ngủ mãn tính kéo dài trầm trọng làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc điều trị ngắn hạn. Bởi cơ thể luôn tự động thay đổi theo chế độ sinh hoạt mỗi ngày, rất khó để những người ngủ lúc 2h sáng đột nhiên có thể đi ngủ lúc 11 giờ.

Đặc biệt ở những người mất ngủ kéo dài dù cố làm mọi cách, dù cơ thể vô cùng mệt mỏi nhưng cũng không thể nào ngủ được. Vì thế việc dùng thuốc với những trường hợp này là cần thiết. Mục đích chính của dùng thuốc là để người bệnh quen dần với giờ ngủ cố định, sau đó giảm liều dần nhưng người bệnh vẫn cần duy trì giờ ngủ đó.

Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải thực sự cẩn trọng, đúng liều, đúng bệnh, tuyệt đối không được lạm dụng kéo dài. Tốt nhất người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ để được làm các xét nghiệm kiểm tra, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, qua đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất và an toàn nhất cho người bệnh.

Thuốc ngủ an toàn và phổ biến cho người bị mất ngủ kéo dài

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ và loại thuốc nào an toàn ít tác dụng phụ cũng là băn khoăn được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay. Tùy từng tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc mới mức độ khác nhau sao cho an toàn và hạn chế tác dụng phụ nhất trên từng đối tượng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Một số loại thuốc ngủ được dùng phổ biến như sau

Thuốc Ramelteon

Thuốc Ramelteon thuộc nhóm thuốc an thần gây ngủ được sử dụng cho các trường hợp mất ngủ khá phổ biến bởi ít gây phụ thuộc hơn. Thuốc được chỉ định với những trường hợp giấc ngủ bị trì hoãn, mất ngủ được đặc trưng bởi tình trạng khó ngủ.

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ?
Thuốc Ramelteon giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, tuy nhiên ít gây phụ thuộc vào thuốc

Tác dụng phụ

  • Cảm thấy chóng mặt, đau đầu, giảm tập trung
  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi;
  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa
  • Khô miệng, mờ mắt, ù tai
  • Tăng cân
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Vú sưng (có thể gặp ở cả nam giới hoặc phụ nữ)
  • Giảm ham muốn tình dục

Dù thuốc ít gây phụ thuộc hơn so với các thuốc ngủ khác, tuy nhiên vẫn không được lạm dụng liều kéo dài vì có thể gây ra các phản ứng phụ trầm trọng cho sức khỏe.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người đang điều trị bất cứ một bệnh lý nào khác cũng cần trao đổi chi tiết hơn cùng bác sĩ

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ Phenobarbital?

Phenobarbital là thuốc thường được dùng để kiểm soát tình trạng co giật trên bệnh nhân động kinh, tuy nhiên nó cũng được dùng để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, an thần trên một số bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài. Thuốc có ở cả dạng tiêm và đường uống để phù hợp cho từng đối tượng.  Phenobarbital có thể dùng cho cả người trưởng thành và trẻ em.

Tác dụng phụ

  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn ngủ lâu
  • Buồn nôn và nôn
  • Nhạy cảm hơn

Thuốc có thể gây nghiện khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài, do đó hầu hết đều được chỉ định dùng ngắn ngày.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người lớn tuổi và trẻ em có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc
  • Người đã hoặc đang điều tị bệnh lý nào cũng cần trao đổi thêm cùng bác sĩ

Thuốc Zolpidem cải thiện chất lượng giấc ngủ

Zolpidem được phân vào nhóm thuốc ngủ và thuốc an thần, thuộc nhóm thuốc dùng cho hệ Thuốc có khả năng tác động vào não để làm dịu những kích thích tại đây, qua đó đem đến giấc ngủ sâu hơn người bệnh. Thường thuốc chỉ được chỉ định dùng trong 1- 2 tuần để hạn chế những ảnh hưởng xấu trên sức khỏe.

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ?
Thuốc Zolpidem giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ nhưng thường nhiều tác dụng phụ và dễ gây phụ thuộc

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Chóng mặt, suy nhược, mê sảng nếu dùng quá liều
  • Cảm giác mệt mỏi, mất tập trung
  • Nghẹt mũi, khô miệng, cảm giác mũi họng bị kích thích gây ngứa
  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón, tiêu chảy, các vấn đề về tiêu hóa
  • Đau đầu, đau cơ.

Tương tự như Phenobarbital, Zolpidem cũng có khả năng gây nghiện nếu lạm dụng liên tiếp trong thời gian dài. Thường thuốc được ưu tiên chỉ định cho chứng mất ngủ có liên quan đến stress kéo dài.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người làm các công việc lái xe, vận hành máy móc
  • Bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh nhân loạn thần
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận, suy hô hấp cấp cần trao đổi thêm cùng bác sĩ

Thuốc ngủ Zaleplon liều mạnh cho bệnh nhân mất ngủ kéo dài

Với những trường hợp mất ngủ kéo dài lâu ngày bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc liều mạnh như Zaleplon để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ổn định cho người bệnh. Zaleplon thuộc nhóm thuốc thần kinh trung ương, có khả năng tác động vào não bộ để làm thư giãn, từ đó đưa người bệnh vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ và ban ngày
  • Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi
  • Cảm giác nôn nao, buồn nôn
  • Vấn đề trí nhớ hoặc kém tập trung
  • Tê hoặc ngứa ran
  • Vấn đề về thị giác
  • Vấn đề về tiêu hóa
  • Khô miệng
  • Tăng đau bụng kinh (co thắt)
  • Đau lưng, đau khớp hoặc cơ
  • Phát ban da nhẹ.

Thuốc thường được chỉ định dùng dưới 15 ngày vì có thể tăng nguy cơ gây phụ thuộc ở bệnh nhân mất ngủ kéo dài. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người có tiền sử lạm dụng thuốc, nghiện rượu, nghiện ma túy hay các chất kích thích khác
  • Người đang điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng cần trao đổi chi tiết hơn cùng bác sĩ

Một số lưu ý khi dùng thuốc ngủ

Tùy tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc riêng, tuy nhiên hầu hết thường được sử dụng liều 3 ngày trước tiên để xem xét các dấu hiệu bệnh cải thiện. Nếu thấy có kết quả tốt, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được xem xét hướng điều trị tiếp theo, tuyệt đối không tự ý tiếp tục dùng thuốc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ?
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định

Cần biết rằng bác sĩ thường không khuyến khích việc dùng thuốc ngủ bởi đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể giải quyết bệnh hoàn toàn. Việc lạm dụng thuốc không chỉ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn mà còn gây ra những vấn đề như suy giảm trí nhớ, kém tập trung, lơ đễnh đồng thời ảnh hưởng đến các cơ quan gan, thận nặng nề.

Do đó để đảm bảo an toàn, người bệnh còn cần lưu ý những vấn đề sau đây

  • Chỉ sử dụng thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ
  • Dùng đúng liều lượng, đúng giờ theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều dùng
  • Không tự ý kết hợp thuốc khác nếu chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Nếu đang điều trị các bệnh lý khác cần trao đổi với vác sĩ để được điều chỉnh các thuốc phù hợp
  • Tránh xa bia rượu, các chất kích thích, thuốc lá trong thời gian sử dụng các loại thuốc ngủ
  • Không dùng đồng thời thuốc Đông – tây y trong điều trị
  • Cố gắng duy trì giờ giấc đi ngủ ổn định trong một thời điểm nhất định mỗi ngày
  • Nếu sử dụng thuốc vào ban ngày, nên hạn chế làm các công việc cần độ chính xác cao như vận hành máy móc hay lái xe
  • Trao đổi với bác sĩ về các thực phẩm kiêng kỵ hay cần hạn chế nếu có
  • Ưu tiên tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe
  • Nếu mất ngủ liên quan đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu cần nhanh chóng tiến hành điều trị và cải thiện thông qua trị liệu tâm lý
  • Tránh xa cà phê hay các món ăn gây mất ngủ khi gần đến giờ đi ngủ
  • Nếu liên quan đến các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh thận hay đau nhức xương khớp cũng cần tiến hành điều trị nhanh chóng để giảm tình trạng mất ngủ
  • Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh suy nghĩ nhiều trước khi ngủ
  • Học thiền hay yoga để luyện tập các cân bằng cảm xúc
  • Tái khám đúng lịch hẹn cùng bác sĩ để đảm bảo tiến triển cải thiện bệnh đúng cách.

Bị mất ngủ kéo dài có nên uống thuốc ngủ hay không cần phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi kiểm tra thăm khám chuyên môn. Người bệnh tốt nhất khi thấy các triệu chứng bất thường của sức khỏe cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh những biến chứng khác nguy hiểm hơn xuất hiện.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *