Tổng kết trị liệu nhóm trực tiếp tại Hồ Chí Minh số 11: Thấu hiểu con người để thành công trong mối quan hệ (Phần 2)

Buổi Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hồ Chí Minh số 11 với chủ đề “Thấu hiểu con người để thành công trong mối quan hệ” (phần 2), được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng đã giúp khách hàng tham gia hiểu rõ bản chất của con người, biết cách thấu hiểu và giao tiếp tốt hơn trong các mối quan hệ.

Buổi Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hồ Chí Minh số 11 với chủ đề “Thấu hiểu con người để thành công trong mối quan hệ” (phần 2)

Vì sao chúng ta giao tiếp với nhau mà không hiểu nhau?

Giao tiếp được hiểu là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông quan ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, điệu bộ. Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Ngôn từ là phương tiện chủ yếu chúng ta thường dùng để giao tiếp. Thế nhưng ít ai biết được rằng, trong những thông điệp truyền tải cảm xúc và thái độ thì ngôn từ chỉ có thể truyền đạt 7%. Còn lại 55% là ngôn ngữ cơ thể và 38% quyết định bởi giọng điệu. Nếu chúng ta chú ý những điều này thì thông điệp của chúng ta sẽ đúng hơn.

Bên cạnh đó, ngôn từ truyền đạt được 7% nhưng người nói sẽ chỉ nhận được 1 – 2 % nội dung từ nó. Bởi vì bộ não của chúng ta có 3 lõi lọc, chính 3 lõi lọc này đã bóp méo thông tin, khái quát thông tin hoặc xóa bỏ thông tin. Nó chỉ lấy những thứ mà nó cần thay vì tất cả. Đây chính là lý do vì sao chúng ta nói chuyện với nhau mà không hiểu hết nhau.

Cụ thể hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhìn thấy một thứ nào đó, não của chúng ta sẽ tiếp nhận thông tin và đưa thông tin vào miền vô thức. Vô thức chứa đựng những gì mình không nhận thức được, bao gồm: thói quen, văn hóa, ngôn ngữ, thái độ, niềm tin, giá trị, trải nghiệm.

Miền vô thức của chúng ta giống như một mảnh đất màu mỡ. Bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy thì tự động đi qua mắt, đến não và được xử lý bằng một lượng thông tin ở vô thức. Thông tin này sẽ cho ra một hình ảnh tương tự mà bạn đã định nghĩa, đã nghe ai đó nói và bạn sẽ kết luận nó là cái gì.

Cùng với thông tin từ miền vô thức, chúng ta gắn cảm xúc bởi kết luận của chúng ta. Chẳng hạn như cùng là một cây bút, nhưng có ai đó thương bạn tặng cho bạn thì khi nhìn thấy nó, tự nhiên cảm xúc của bạn sẽ dâng trào, nhớ lại khoảnh khắc người kia gửi tặng cho bạn.

Trong miền vô thức có 3 loại lọc gồm: Lọc bóp méo; Lọc xóa bỏ; Lọc khái quát. Nội dung gồm: Văn hóa, trải nghiệm, thái độ, ngôn ngữ, niềm tin, giá trị. Và cũng có 5 giác quan để nhận thông tin là Visual (mắt), Auditory (tai), Kinesthetic (chạm, sờ), Olfactory (ngửi) và Gustatory (nếm).

Có 2 triệu thông tin sẽ được nhận vào miền vô thức mỗi giây với rất nhiều yếu tố như vậy. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có 20 thông tin để xử lý vì 20 triệu thông tin đi vào đã bị xóa bỏ đi một lượng lớn bởi mong muốn của bạn là cái gì thì nó xóa cái đó.

Thấu hiểu con người để kết nối các mối quan hệ và sống bình an

Song song với những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn lý do con người không hiểu hết thông đẹp trao đến nhau khi giao tiếp, chuyên gia Trần Nguyễn Anh Dũng còn phân tích những vấn đề liên quan đến bản chất của con người. Cụ thể, bạn nên thấu hiểu con người bình thường với bản chất như sau:

  • Chúng ta hay nói ai đó lười nhưng thực ra trong cuộc đời này không có người lười. Người ta không làm hay chưa làm là bởi vì việc đó chưa quan trọng đối với họ. Nếu muốn họ làm cái gì đó, chúng ta hãy cho họ biết cái đó quan trọng như thế nào đối với cuộc đời họ.
  • Luôn luôn có sự lựa chọn để chúng ta có thể đưa ra quyết định nhưng với nhận thức của một người thì họ sẽ chọn thứ mà họ cho rằng tốt nhất ở thời điểm đó để làm. Ví dụ như một người đang cần tiền mà có một công việc giúp họ đạt được số tiền đó và được người khác kính trọng yêu thương, họ sẽ chọn công việc đó thay vì đi cướp giật như nhiều người cho rằng cướp là tốt hơn.
  • Ở nhiều trường hợp khác, có thể họ biết nhưng bởi vì thói quen đã làm cho họ phản ứng, suy nghĩ theo cách như nó đã từng xảy ra trong đầu của họ. Ví dụ như một đứa trẻ từng bị tổn thương bởi một người lạ giúp đỡ nó nhưng mang mục đích xấu sẽ có sự phòng bị, bài xích, thậm chí gay gắt với tất cả những ai xa lạ muốn giúp nó về sau.
  • Cách mà mình phản xạ câu nói của người khác là do mong muốn của mình. Khi mình nghe người ta nói, mình không áp những cảm xúc tiêu cực do những sự việc đã xảy ra trong quá khứ vào câu chuyện đó để tiếp nhận thông tin một cách khách quan, chính xác nhất, hạn chế những hiểu lầm.

Chia sẻ trong buổi trị liệu nhóm, khách hàng trải nghiệm đã có một số cảm nhận:

“Băn khoăn của mình khi đến đây là “tại sao mình cho đi mà mình không nhận lại được”. Hôm nay đến đây, mình đã nhận được thông tin về việc não bộ vận hành, nhất là về miền vô thức. Mình đã hiểu được rằng, mình hiểu chuyện đó nhưng mình không thể tha thứ được. Mình hiểu được làm sao để tha thứ cho những người đã gây tổn thương cho mình và đó là tha thứ cho mình”.

“Tôi hiểu được rằng ngôn từ chỉ truyền đạt được 7% và người ta dùng rất nhiều cái vô thức của người ta để áp đặt lên mình. Nên áp dụng vào hoàn cảnh của chính mình, tôi cũng hiểu vì sao sếp của tôi lại có rất nhiều hiểu lầm về tôi”.

Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại Hồ Chí Minh số 11 đã giúp khách hàng thấu hiểu con người hơn, có thêm những kiến thức để giao tiếp hiệu quả và tăng cường kết nối trong các mối quan hệ. Mong rằng qua những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng, bạn sẽ biết cách thấu hiểu người khác, thấu hiểu chính mình và sống hạnh phúc hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *