Rối loạn tâm thần ở trẻ em: Nguyên nhân và cách can thiệp

Sống trong một thời đại phát triển kèm theo đó là những áp lực và căng thẳng, tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ em ngày càng gia tăng đáng kể. Phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này để có biện pháp can thiệp hiệu quả giúp con phát triển một cách toàn diện.

Tình trạng rối loạn tình thần ở trẻ em.
Rối loạn tâm thần ở trẻ em khiến chúng cảm thấy căng thẳng.

Rối loạn tâm thần ở trẻ em là gì?

Rối loạn tâm thần ở trẻ em là một loạt các vấn đề tâm lý và hành vi ảnh hưởng đến cảm xúc và hành động của chúng. Chẳng hạn như trẻ nhỏ gặp những vấn đề như rối loạn tâm thần, rối loạn ứng xử hoặc rối loạn tâm lý khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu gặp phải vấn đề rối loạn tâm thần.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Mỹ đã cho rằng khoảng 1 trong 6 trẻ từ 2 đến 8 tuổi (tương đương khoảng 17%) được chẩn đoán mắc ít nhất một loại rối loạn tâm thần.

Một nghiên cứu của Viện Tâm thần Quốc gia (NIMH) ở Mỹ cho thấy khoảng 3.5% trẻ em và thanh thiếu niên có triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trong khi khoảng 1.1% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải tình trạng rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Dấu hiệu để nhận biết trẻ em bị rối loạn tâm thần bao gồm:

  • Khó khăn khi tương tác và giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Không biểu lộ cảm xúc hoặc không hiểu các biểu hiện cảm xúc của người khác.
  • Có các hành vi lặp lại từng câu, từ, hành động của người khác.
  • Gặp khó khăn khi tập trung vào học tập hay một việc nào đó.
  • Thường xảy ra những cảm xúc tiêu cực.
  • Dễ bị kích động.trong một số hoạt động thường ngày.
  • Cảm thấy tức giận, sợ hãi, buồn bã không rõ nguyên nhân.
  • Tình trạng mất ngủ, thức dậy vào ban đêm thường xuyên diễn ra.
  • Thói quen ăn uống và cân nặng thay đổi.
  • Có ý định tự tử.
  • Tự đánh mình hoặc nói về ý định tổn thương bản thân.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần ở trẻ em.
Trẻ bị rối loạn tâm thần xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần ở trẻ em

Trẻ bị rối loạn tâm thần cần phải hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ để có cách can thiệp phù hợp. Cha mẹ cần lưu ý một số yếu tố gây ra tình trạng này ở con, cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Ông bà cha mẹ mắc các vấn đề tâm thần, họ có khả năng cao di truyền sang cho trẻ.
  • Căng thẳng: Bị bạo lực, xâm hại, mất người thân, tình huống căng thẳng trong gia đình và nhà trường là những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần cho các em.
  • Môi trường gia đình: Cha mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc có hành vi bạo lực đối với con là nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Các rối loạn não hoặc sinh học: Một số trường hợp trẻ bị rối loạn tâm thần là do xuất phát từ các bệnh tự kỷ, rối loạn tic, rối loạn học tập,…
  • Áp lực học tập: Các em bị áp lực học tập cũng làm tăng nguy cơ khiến chúng mắc phải bệnh về sức khỏe tâm thần.
  • Sử dụng thuốc: Trẻ em sử dụng thuốc không theo chỉ định hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến các bệnh về tâm thần.

Rối loạn tâm thần ở trẻ em gây ra nhiều hệ lụy

Hiểu rõ những hậu quả và điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em sớm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy khác nhau, bao gồm:

  • Trẻ bị rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến khả năng tập trung, giao tiếp kém và khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ mới.
  • Các em mắc phải tình trạng này dẫn đến cảm giác cô đơn, tách biệt và căng thẳng trong quan hệ gia đình, bạn bè.
  • Trẻ em bị bệnh rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của chúng, bao gồm vấn đề về dinh dưỡng, giấc ngủ và sức đề kháng.
  • Tình trạng cô đơn, trầm cảm ở người bệnh có thể dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân.
  • Trẻ gặp vấn đề về bệnh lý tâm thần thường khó kiểm soát cảm xúc nên sẽ gây ra những hành động bạo lực.
  • Vấn đề rối loạn tâm thần làm cho các em suy giảm niềm tin vào bản thân. Điều này khiến chúng gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu.
Rối loạn tâm thần ở trẻ em gây ra hệ lụy?
Trẻ bị rối loạn tâm thần khiến chúng mất tập trung trong học tập.

Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em

Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em có thể tồn tại độc lập hoặc kết hợp với nhau ở mức độ và cấp độ khác nhau. Một số loại rối loạn thường gặp ở các em bao gồm:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Đặc điểm chính của trẻ bị ASD là khó khăn trong giao tiếp với mọi người. Chúng có các hành vi như lắc đầu, vặn tay.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ gặp vấn đề ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát hành vi tăng động. Chúng thường xuyên hoạt động mất kiểm soát, hành động vội vã mà không suy nghĩ.
  • Rối loạn lo âu: Trẻ em trải qua các cảm xúc lo âu không rõ lý do hoặc cảm thấy sợ hãi trong các tình huống thông thường. Chúng trở nên cực kỳ lo lắng, gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề.
  • Rối loạn học tập: Đây là loại rối loạn ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ. Các ví dụ bao gồm khó khăn trong việc đọc, viết, hoặc tính toán và xuất hiện từ lứa tuổi học mẫu giáo đến học trung học.
  • Rối loạn ăn uống: Trẻ em ăn quá nhiều hoặc quá ít thậm chí chúng chỉ tập trung vào một số loại thức ăn cụ thể.
  • Rối loạn tâm thần không ổn định (DDD): Các em mắc phải rối loạn này thường xuyên có cảm xúc tức giận hoặc chúng dễ kích động do mất kiểm soát.
  • Rối loạn hoảng loạn: Trẻ em trong trường hợp này sẽ trải qua các cơn hoảng loạn dẫn đến các triệu chứng như hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
  • Rối loạn tư duy: Loại rối loạn tâm thần này có thể làm cho trẻ suy luận kém, tư duy thiếu logic.

Cách can thiệp rối loạn tâm thần ở trẻ em hiệu quả

Để can thiệp hiệu quả vấn đề rối loạn tâm thần ở trẻ em, các chuyên gia tâm lý khuyến khích kết hợp các phương pháp điều trị với nhau sao cho phù hợp với từng trường hợp bệnh của trẻ. Điều này sẽ giúp tình trạng bệnh của các em được cải thiện nhanh chóng, từ đó góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Can thiệp tâm lý trị liệu

Can thiệp tâm lý trị liệu cho trẻ nhỏ rối loạn tâm thần được thực hiện thông qua các phương pháp tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm và tư vấn gia đình.

Trong tư vấn cá nhân, chuyên gia tâm lý sẽ làm việc trực tiếp với trẻ để giúp chúng hiểu và giải quyết các vấn đề tâm lý cụ thể đang gặp phải. Ví dụ, trẻ bị rối loạn tự kỷ gặp trở ngại trong giao tiếp, tư vấn cá nhân sẽ tập trung giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

Đối với trẻ rối loạn tâm thần, việc tham gia vào nhóm trị liệu có sự hướng dẫn của một chuyên gia giúp chúng được lắng nghe và chia sẻ từ những người cùng mắc vấn đề sức khỏe tâm thần tương tự.

Còn về phương pháp tư vấn gia đình thì cha mẹ sẽ được hướng dẫn để giúp đỡ con của mình trong quá trình điều trị. Ví dụ, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong việc tập trung, thông qua thực hiện phương pháp này phụ huynh biết cách tạo ra lịch trình và môi trường học tập hiệu quả để giúp trẻ tập trung hơn.

Cách can thiệp rối loạn tâm thần ở trẻ em.
Cha mẹ nên can thiệp tâm lý trị liệu đối với tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ em.

Sử dụng thuốc

Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để can thiệp rối loạn tâm thần ở trẻ, cha mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ tác dụng của thuốc tránh xảy ra tình trạng không mong muốn.

Một số loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ bị tình trạng này bao gồm:

Hỗ trợ của gia đình

Gia đình nên tạo ra một môi trường an toàn và ổn định cho trẻ ví dụ như thiết lập một lịch trình hàng ngày rõ ràng với các hoạt động bao gồm: thời gian ăn, học, nghỉ ngơi và giải trí.

Cha mẹ cần phải lắng nghe, động viên và ủng hộ con mỗi ngày để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết khi trẻ cảm thấy bất an, lo lắng.

Ngoài ra, phụ huynh nên thường xuyên tham gia vào các hoạt động đọc sách, chơi trò chơi, đi dạo cùng con. Việc này giúp trẻ có một không gian gắn kết tích cực giữa các thành viên gia đình.

Giúp đỡ từ nhà trường, xã hội.

Nhà trường phải có các dịch vụ hỗ trợ giáo dục đặc biệt cho trẻ rối loạn tâm thần, bao gồm các lớp học nhóm nhỏ hay những kỹ thuật giảm căng thẳng.

Các tổ chức xã hội nên tổ chức chương trình nghệ thuật, thể thao để trẻ có cơ hội phát triển sở thích cá nhân. Đồng thời, các hoạt động này giúp trẻ cải thiện sức khỏe tâm thần dần dần.

Phụ huynh cần phải nhận biết sớm dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ để có cách can thiệp phù hợp giúp chúng cải thiện và vượt qua tình trạng này một cách hiệu quả. Đồng thời, điều này còn góp phần mang lại cho các em một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *