Rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux) và thông tin cần biết

Rối loạn tâm thần chia sẻ là một hiện tượng hiếm gặp và hiểu biết về nó còn hạn chế. Điều quan trọng là cần nhận biết sớm rối loạn này và có các biện pháp điều trị hiệu quả.

rối loạn tâm thần chia sẻ là gì?
Nhận biết sớm rối loạn tâm thần chia sẻ để tránh các chứng bệnh nghiêm trọng.

Rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux) là gì?

Rối loạn tâm thần chia sẻ – Shared Psychotic Disorder (hay tiếng Pháp gọi là “Folie à deux”) là hiện tượng mô tả tình trạng một người mắc chứng rối loạn tâm thần và người thân xung quanh cũng phát triển triệu chứng tương tự mà không có bất kỳ lý do cơ sở nào được giải thích.

Đây là rối loạn tâm thần xảy ra đồng thời trên cả hai người với người thứ nhất (nguyên phát) trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (thứ phát) là người bị ảnh hưởng bởi triệu chứng của người thứ nhất dẫn đến rối loạn tâm thần chia sẻ và tiếp tục tình trạng này khi còn giữ liên lạc với người bệnh.

Tỷ lệ mắc chứng rối loạn tâm thần chia sẻ được coi là một tình trạng hiếm gặp với khoảng 1,7 – 2,6% số người nhập viện tâm thần. Khoảng 90% đối tượng bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn này thường có mối quan hệ chị em.

Những thống kê này có thể không chính xác vì tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán và rất ít người mắc chứng rối loạn này tìm cách điều trị vì họ không biết về bệnh tâm thần của mình.

Khi không được điều trị trong thời gian dài, chứng rối loạn tâm thần chia sẻ khó có thể cải thiện, dẫn đến căng thẳng mãn tính và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bệnh nhân và những người xung quanh.

Nguồn gốc của rối loạn tâm thần chia sẻ

Rối loạn tâm thần chia sẻ được xác định lần đầu tiên vào năm 1860 bởi Baillarger. Sau đó nó được biết đến dưới một số thuật ngữ khác nhau.

nguồn gốc rối loạn tâm thần chia sẻ.
Rối loạn tâm thần chia sẻ được phân loại qua nhiều giai đoạn.

1. Folie a deux (rối loạn tâm thần áp đặt)

Rối loạn tâm thần áp đặt được khái niệm hóa vào năm 1877 bởi Lasègue và Falret, liên quan đến việc chuyển sự ảo tưởng từ người này sang người khác trong một mối quan hệ thân mật.

2. Folie communiqué (rối loạn tâm thần truyền nhiễm)

Rối loạn tâm thần truyền nhiễm được mô tả lần đầu tiên vào năm 1881 bởi Marandon de Montyel. Loại rối loạn này gần giống với bệnh tâm thần Folie a deux. Người thứ 2 thường có khả năng chống lại những ảo tưởng của người đầu tiên tốt hơn, nhưng cuối cùng lại nhượng bộ và mắc phải ảo tưởng. Hơn nữa, họ có thể vẫn tiếp tục tin vào ảo tưởng của mình ngay cả khi tách khỏi bệnh nhân chính.

3. Folie simultanée (rối loạn tâm thần đồng thời)

Rối loạn này được Regis khái niệm hóa vào năm 1880 khi cả hai cá nhân cùng chia sẻ ảo tưởng và rối loạn tâm thần. Nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là anh chị em ruột. Hơn nữa, sự cô lập xã hội kéo dài cũng có thể là một yếu tố nguy cơ.

4. Folie induite (rối loạn tâm thần)

Rối loạn tâm thần này được Lehmann mô tả vào năm 1885 liên quan đến việc người thứ 2 bị đối tượng đầu tiên ảnh hưởng dẫn đến ảo tưởng. Nghiên cứu cho thấy rằng trong loại rối loạn tâm thần chung này, các ảo tưởng thường được mở rộng.

Theo một bài báo nghiên cứu năm 2012, “Folie a deux còn được gọi là bệnh điên truyền nhiễm, rối loạn tâm thần liên tưởng và rối loạn tâm thần”.

Triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ

Các triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ có thể biến đổi từ nhẹ đến nghiêm trọng và tùy thuộc vào yếu tố cá nhân, môi trường.

  • Delusions (ảo tưởng): Người bệnh duy trì niềm tin mạnh mẽ vào một điều gì đó mà xã hội cho là không có thật hoặc không dựa trên thực tế.
  • Hallucinations (ảo giác): Bệnh nhân thường nghe, cảm thấy, nhìn thấy, ngửi hoặc nếm một thứ gì đó không thực sự xảy ra trong thực tế.
  • Không tỉnh táo: Các đối tượng có thể trải qua trạng thái không tỉnh táo hoặc mê sảng, mất khả năng nhận biết và tương tác chính xác với thế giới xung quanh.
  • Các triệu chứng khác: Người mắc chứng này có cảm giác hoặc hành vi kỳ lạ, rối loạn tư duy, lo lắng. Đồng thời người bệnh có ý nghĩ, hành vi giết người hoặc tự tử.

Ví dụ các trường hợp ảo tưởng có thể xảy ra như: Người bệnh nghĩ rằng gia đình đang bị theo dõi bởi một tổ chức nào đó. Hoặc bệnh nhân cho rằng hàng xóm đang đầu độc mình bằng cách tiêm chất độc vào đường ống nước sinh hoạt.

Triệu chứng rối loạn tâm thần chia sẻ.
Người mắc rối loạn tâm thần chia sẻ có niềm tin vào các ảo tưởng.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần chia sẻ

Nguyên nhân chính của rối loạn tâm thần chia sẻ vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có một vài yếu tố sau đây có thể là nguyên do phát triển hiện tượng này:

  • Mối quan hệ gắn bó mạnh mẽ: Mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các cá nhân có thể tạo điều kiện cho việc chia sẻ niềm tin, ảo tưởng và trải nghiệm tâm thần. Đó có thể là người thân, bạn bè hoặc đối tác trong công việc cũng như môi trường sống.
  • Yếu tố di truyền: Có một số nghiên cứu gợi ý rằng di truyền có thể đóng một vai trò trong sự xuất hiện của rối loạn tâm thần chia sẻ.
  • Stress và cô đơn: Các tình huống căng thẳng, sự cô đơn hoặc môi trường sống không ổn định có thể làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần chia sẻ.

Chẩn đoán rối loạn tâm thần chia sẻ

Chứng rối loạn này có xu hướng không được chẩn đoán hoặc bị bỏ sót, bởi vì nhìn chung không ai hiểu biết hay nhận thức được về bệnh tâm thần của chính mình.

Chẩn đoán rối loạn tâm thần chia sẻ thường đòi hỏi một quá trình phức tạp và phụ thuộc vào việc quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng và lịch sử của người bệnh. Các bước chẩn đoán bao gồm:

  • Phỏng vấn lâm sàng và khám sức khỏe bằng cách sử dụng các xét nghiệm như chụp ảnh não, chụp MRI, xét nghiệm máu và sàng lọc độc tính trong nước tiểu.
  • Kiểm tra trạng thái tinh thần.
  • Lịch sử bệnh lý từ bên thứ ba (để đảm bảo thông tin được báo cáo chính xác).

Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ như thế nào?

Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ thường bao gồm việc giải quyết các triệu chứng của các đối tượng thông qua các phương pháp như tâm lý trị liệu và dùng thuốc.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Do ảnh hưởng bởi các triệu chứng tâm thần của người thân, người bệnh tiếp tục gặp ảo giác, có thể sử dụng thuốc chống rối loạn thần kinh để điều trị triệu chứng này. Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm cũng sẽ hữu ích để giải quyết các vấn đề như trầm cảm, lo âu hoặc mất ngủ.

điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ.
Sử dụng thuốc có thể hữu ích trong điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ.

2. Tâm lý trị liệu

Vì chứng rối loạn này thường không được chẩn đoán nên thường chỉ có người nguyên phát được điều trị rối loạn tâm thần. Tuy nhiên sau khi xác định được người thứ hai, bệnh nhân cần phải được điều trị với bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Hiện tượng rối loạn tâm thần chia sẻ rất hiếm nên không có phác đồ điều trị tiêu chuẩn. Thông thường biện pháp đầu tiên sẽ là tách 2 người bệnh ra khỏi nhau. Bước tiếp theo là áp dụng 2 phương pháp điều trị sau đây:

  • Liệu pháp cá nhân: Tư vấn trực tiếp, tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người tư vấn và bệnh nhân, đồng thời tạo ra một môi trường tích cực nơi bệnh nhân dễ dàng loại bỏ ảo tưởng.
  • Liệu pháp gia đình: Trị liệu gia đình nhằm khuyến khích các mối quan hệ xã hội lành mạnh, thúc đẩy việc tuân thủ dùng thuốc và giúp người thứ phát phát triển các mối quan tâm bên ngoài.
kiểm soát rối loạn tâm thần chia sẻ.
Trị liệu tâm lý được cân nhắc để điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ.

Vấn đề rối loạn tâm thần chia sẻ đòi hỏi sự nhận biết kỹ lưỡng các triệu chứng và nguyên do, cũng như việc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để giảm bớt tác động của nó đối với sức khỏe tinh thần của những người liên quan.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *