Rối loạn phân liệt cảm xúc và những vấn đề cần lưu ý

Rối loạn phân liệt cảm xúc là một loại rối loạn loạn thần gây ra các triệu chứng đa dạng. Người bệnh có thể bị hoang tưởng, ảo giác kèm với các biểu hiện rối loạn cảm xúc như hưng cảm, trầm cảm,… Do đó, chứng bệnh này có thể bị nhầm lẫn với rối loạn hưng – trầm cảm, tâm thần phân liệt,… nên gây không ít khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.

Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một dạng loạn thần khá phức tạp với triệu chứng đa dạng

Rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc (SZD) là một dạng bệnh loạn thần với những triệu chứng của loạn thần cùng với sự biến đổi khí sắc xảy ra trong cùng một giai đoạn bệnh. Cụ thể đó chính là trong một khoảng thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của tâm thần phân liệt như hoang tưởng, ảo giác, lời nói, hành vi lộn xộn, sáo rỗng nhưng cũng có lúc người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn trầm cảm hay hưng cảm.

Theo thống kê, hiện căn bệnh này có ảnh hưởng đối với 0,3% dân số nước Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới và nam giới hầu như tương đương nhau và thường khởi phát bệnh ở giai đoạn trẻ. Đối với mỗi người sẽ có những giai đoạn biểu hiện khác nhau, vì thế căn bệnh này hiện vẫn chưa thể định nghĩa một cách cụ thể giống như các loại rối loạn tâm thần khác.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc cho đến nay vẫn chưa thể xác định cụ thể. Các chuyên gia cho rằng, bệnh lý này có thể xuất phát từ sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, cấu trúc não và các biến đổi hóa học.

Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Các sự kiện căng thẳng, áp lực có thể kích thích các triệu chứng bệnh
  • Những đối tượng được sinh ra trong gia đình có người thân như bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải các chức rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,…
  • Sử dụng quá nhiều các loại thuốc tâm thần, thần kinh

Triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc

Các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện khác nhau ở từng người bệnh và mức độ sẽ dao động từ nhẹ đến nặng. Cụ thể:

triệu chứng rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn phân liệt cảm xúc bao gồm các triệu chứng của tâm thần phân liệt, rối loạn trầm cảm và hưng cảm

Hưng cảm

  • Người bệnh sẽ hoạt động nhiều hơn so với mức bình thường, hầu hết những công việc gia đình, xã hội, hoạt động tình dục đều sẽ gia tăng
  • Những suy nghĩ xuất hiện nhanh và dồn dập
  • Bệnh nhân dễ kích động
  • Tình trạng nói nhanh, nói nhiều, nói liên tục.
  • Rất dễ bị phân tâm
  • Ít có nhu cầu về giấc ngủ, hầu như họ không cảm thấy buồn ngủ hoặc có buồn ngủ nhưng không muốn ngủ.
  • Trở nên kiêu ngạo
  • Xuất hiện các hành vi nguy hiểm hoặc tự phá hoại như lái xe ẩu, ăn chơi mất kiểm soát, lạm dụng bia rượu,…

Trầm cảm

  • Khí sắc kém, buồn bã, thiếu sức sống.
  • Mất dần hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những việc đã từng yêu thích trước đây.
  • Rối loạn ăn uống, thường sẽ chán ăn, ăn không đầy đủ.
  • Cân nặng thay đổi bất thường, có thể tăng hoặc giảm.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều.
  • Dễ kích động, hay cáu gắt, nổi giận.
  • Cảm thấy bản thân có lỗi, tự chỉ trích chính mình.
  • Cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng.
  • Mất tập trung, trí nhớ suy giảm
  • Suy nghĩ về cái chết, có ý định muốn tự sát.

Tâm thần phân liệt

  • Hoang tưởng: Xuất hiện các niềm tin sai lệch, trái ngược với thực tế.
  • Ảo giác: Người bệnh xuất hiện các ảo giác như nghe, nhìn, cảm nhận được những sự việc, hình ảnh không có thực.
  • Xuất hiện các hành vi bất thường có thể gây tổn thương đến bản thân hoặc những người xung quanh.
  • Suy nghĩ lộn xộn
  • Không di chuyển hoặc chuyển động một cách chậm chạp
  • Không biểu hiện cảm xúc qua lời nói hoặc trên khuôn mặt
  • Gặp phải những vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp.

Người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập trên đây. Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường về cảm xúc, hành động, tư duy, suy nghĩ bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

 Chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc

Việc chẩn đoán bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc sẽ dựa vào các tiêu chuẩn của DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder – Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần). Nếu người bạn thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn dưới đây thì được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc.

  • Có giai đoạn ảo giác và hoang tưởng kéo dài hơn 2 tuần mà không có giai đoạn rối loạn khí sắc trong suốt thời gian đang bị bệnh.
  • Các triệu chứng có trong tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 sẽ chiếm phần lớn thời gian trên tổng số thời gian mắc bệnh (trên 50%).
  • Trong một khoảng thời gian liên tục và kéo dài, bệnh nhân có một giai đoạn khí sắc (hưng cảm hoặc trầm cảm). Bên cạnh đó, họ phải thỏa mãn tiêu chuẩn đầu tiên của bệnh đó chính là có ít nhất 2/5 triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ vô tổ chức, hành vi vô tổ chức và các triệu chứng âm tính kéo dài ít nhất 30 ngày.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành các xét nghiệm như chụp xét nghiệm máu, CT, MRI để có thể phát hiện các tổn thương cấu trúc não và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh. Lấy dịch bên trong não để biết được não có bị nhiễm virus, bị viêm, nhiễm khuẩn hay không. Do điện não để xác định bệnh nhân có bị động kinh hay không.

Cần làm gì để điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc?

Một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc như:

  • Sử dụng thuốc: Tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn các loại thuốc phù hợp. Thông thường các chuyên gai sẽ sử dụng những loại thuốc chống loạn thần để điều trị nhằm kiểm soát và cải thiện các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, ngăn chặn các suy nghĩ sai lệch. Còn đối với trường hợp bệnh có liên quan đến rối loạn trầm cảm, hưng cảm thì sẽ được sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định tâm trạng.
  • Trị liệu tâm lý: Với hình thức điều trị này, người bệnh sẽ được trò chuyện, chia sẻ thoải mái với chuyên gia tâm lý. Từ đó, các chuyên gia sẽ giúp cho bệnh  nhân hiểu và nhìn nhận được những suy nghĩ, cảm xúc, hành động sai lệch của mình. Nhờ đó mà họ có thể thiết lập mục tiêu cá nhân và có cách khắc phục, giải quyết các vấn đề có liên quan. Người bệnh có thể được điều trị cá nhân, theo nhóm hoặc gia đình.
  • Đào tạo kĩ năng: Phương pháp này sẽ tập trung vào việc cải thiện và đào tạo các kĩ năng cần thiết đối với công việc, học tập, giao tiếp xã hội, khả năng tự chăm sóc bản thân, tham gia các hoạt động hàng ngày,…
  • Nhập viện: Đối với một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhập viện để điều trị và theo dõi. Những đối tượng có những hành vi gây tổn thương hoặc có ý định muốn tự sát, đe dọa đến tính mạng của bản thân và người khác sẽ được áp dụng phương pháp này.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc và đưa ra một số phương pháp có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *