Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật là hai căn bệnh khá phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh hiện nay cũng tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được hai chứng bệnh này bởi những đặc điểm của chúng có phần tương tự nhau. 

Sự giống nhau giữa rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật có khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Cụ thể là về mặt biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị.

Về biểu hiện: 

Hai căn bệnh này sẽ có một số biểu hiện tương tự nhau như:

  • Cảm giác hồi hộp, bất an, lo lắng, hoang mang.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rối loạn giấc ngủ.
  • Trí nhớ giảm, khó tập trung.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Về nguyên nhân: 

Xét về nguyên nhân thì hai căn bệnh này có thể xuất hiện bởi sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân giống nhau của rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật đó chính là yếu tố di truyền.

Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật đều có thể xảy ra do yếu tố di truyền

Trong một nghiên cứu về tâm thần học của các nhà khoa học tại Mỹ cho biết rằng, nếu trong gia đình có bất kì người thân nào, đặc biệt là cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột đã từng mắc phải các chứng bệnh về rối loạn tâm thần thì khả năng cao con cái sinh ra sẽ dễ bị mắc phải các chứng bệnh tương tự.

Về cách chữa trị:

Cả hai căn bệnh rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tùy vào thời gian phát hiện bệnh và mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Hầu hết các căn bệnh về rối loạn tâm thần đều có thể hỗ trợ điều trị bằng tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc kết hợp thay đổi lối sống, cách ăn uống. Tuy nhiên để có thể áp dụng thành công các phương pháp điều trị, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Việc tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh cũng góp phần giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật như:

  • Trị liệu tâm lý: Đây là một trong phương pháp hiện đang được áp dụng rộng rãi và đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ người bệnh. Qua liệu pháp trò chuyện và trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, các chuyên gia sẽ dần tháo gỡ những khúc mắc, trở ngại của họ để giúp ổn định tinh thần và cân bằng cảm xúc.
  • Sử dụng thuốc: Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn thì bác sĩ sẽ kết hợp cùng với những đơn thuốc điều trị. Bằng phương pháp này sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng bệnh, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe tâm thần.
  • Thay đổi lối sống: Bên cạnh những biện pháp điều trị nêu trên, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên kết hợp với việc thay đổi lối sống hàng ngày. Người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để nâng cao sức khỏe thể chất, ổn định tâm trạng một cách hiệu quả.

Sự khác nhau giữa rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Hai căn bệnh này tuy sở hữu những nét tương đồng về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh nhưng chúng cũng có những nét riêng để giúp phân biệt và nhận định rõ ràng.

1. Rối loạn lo âu

1.1 Nguyên nhân

Tình trạng rối loạn lo âu thường sẽ dễ xuất hiện bởi những cơn lo lắng, bồn chồn, bất an kéo dài và biểu hiện ở mức độ thái quá. Thông thường căn bệnh này có thể xuất phát từ những lo âu về cuộc sống học tập, công việc, gia đình, các mối quan hệ, tài chính,….Khi tâm lý bị tác động và không được ngăn chặn kịp thời sẽ khiến cho tinh thần bị rối loạn, dẫn đến các triệu chứng lo lắng một cách quá mức. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra từ các biến cố tâm lý, đặc biệt là những tổn thương từ lúc nhỏ.

1.2 Những biểu hiện đặc trưng của rối loạn lo âu

Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Lo lắng, bất an là một trong các biểu hiện đặc trưng của căn bệnh rối loạn lo âu.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh mình, cho dù tình huống đó có nghiêm trọng hay không.
  • Rất dễ bị kích động, nóng giận một cách vô lý, không kiểm soát được.
  • Có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, đánh giá vấn đề một cách chủ quan, đa phần sẽ nhìn nhận sự việc một cách xấu nhất.
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái bế tắc, tự trách bản thân.

1.3 Cách điều trị rối loạn lo âu

Bên cạnh những phương pháp hỗ trợ điều trị như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu thì người bệnh rối loạn lo âu giai đoạn nhẹ có thể áp dụng phương pháp rèn luyện, nâng cao sức khỏe tại nhà bằng các bài tập thể dục thể thao.

Bệnh nhân nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập đơn giản như chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội,….để cơ thể nâng cao sức đề kháng, hệ thần kinh cũng được cân bằng và ổn định hơn. Bên cạnh đó, các bài tập chữa rối loạn lo âu bằng yoga, thiền định cũng mang lại hiệu quả vượt trội cho căn bệnh này.

2. Rối loạn thần kinh thực vật

1.1 Nguyên nhân

Ngoài yếu tố di truyền giống như bệnh rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật còn có thể xảy ra bởi các yếu tố như:

  • Những căn bệnh tự miễn hoặc những tổn thương dây thần kinh, các bộ phận trên cơ thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Một số bệnh ung thư làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Những bệnh lý làm thoái hóa thần kinh.

1.2 Triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là chứng bệnh tác động và làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của con người. Khi các hệ thần kinh này bị tổn thương sẽ làm rối loạn chức năng hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, thần kinh, tiết niệu của người bệnh.

Tình trạng bệnh lý này sẽ  làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây nên các triệu chứng khó chịu cho cơ thể, chứ không chỉ xuất hiện một số triệu chứng như căn bệnh rối loạn lo âu.

Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật là sự biến đổi và mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật sẽ xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể chứ không tập trung vào bất cứ vị trí nào. Các triệu chứng điển hình và khác biệt của bệnh lý này như:

  • Hệ bài tiết: Đái dầm, tiểu đêm, đổ nhiều mồ hôi, bí tiểu, tiểu không tự chủ,…
  • Hệ tiêu hóa: Táo bón, ợ hơi, khó tiêu, tiêu chảy liên tục và kéo dài,…
  • Hệ vận động: Xương khớp thường xuyên đau nhức, chân tay tê bì, run rẩy tay chân, buồn bực khó chịu chân tay,…
  • Hệ sinh dục: Đối với nam giới sẽ xuất hiện một số triệu chứng như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng,…Còn đối với nữ giới sẽ dễ rơi vào tình trạng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt,….

1.3 Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Khác hẳn với rối loạn lo âu, căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể hỗ trợ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đối với một số trường hợp người bệnh khi áp dụng tất cả các phương pháp sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, cải thiện tại nhà nhưng không mang lại kết quả tốt thì bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành ca phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng cần phải chú ý kỹ về chế độ ăn uống hàng ngày. Lời khuyên tốt nhất dành cho những người bệnh rối loạn thần kinh thực vật đó chính là chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa axit béo omega 3, canxi, vitamin nhóm B, magie, omega 6,…Những chất này thường sẽ được tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, trứng, thịt nạc, thịt gà,…Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng lại có những nét khá tương đồng với nhau. Do đó, để có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế, trung tâm điều trị chuyên khoa để được thăm khám và nhận định cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *