Mẹ chồng khó tính nên làm gì để không xảy ra mâu thuẫn?

Mẹ chồng nàng dâu là câu chuyện muôn thuở của hầu hết mọi thế hệ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách khéo léo trong ứng xử và nắm được các bí quyết “lấy lòng” mẹ chồng thì bạn sẽ dễ dàng chinh phục được cả những bà mẹ khó tính. Vậy nên làm gì khi có mẹ chồng khó tính?

Mẹ chồng khó tính nên làm gì
Mẹ chồng khó tính luôn là nỗi ám ảnh lớn của những nàng dâu.

Thế nào là mẹ chồng khó tính?

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề khiến cho nhiều cô gái cảm thấy phải lo lắng mỗi khi suy nghĩ đến việc lấy chồng. Cũng bởi từ xưa đã có rất nhiều các câu chuyện kể về những sự cực khổ đối với phận làm dâu, đặc biệt là gia đình có mẹ chồng khó tính.

Con gái khi được gả đi, đến ở trong một gia đình xa lạ đã phải mất nhiều thời gian để thích nghi và thay đổi bản thân cho phù hợp với nhà chồng. Mặt khác những bà mẹ chồng khó tính, thường xuyên hạch họe, kiểm soát con dâu lại càng trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với những nàng dâu.

Mỗi người đều có những tính cách riêng, mẹ chồng cũng như thế và đôi lúc do tâm lý muốn dạy bảo con dâu trở nên ngoan hiền, lễ phép nên nhiều mẹ chồng trở nên khắt khe, khó tính và đặt ra những tiêu chuẩn quá mức đối với nàng dâu. Điều này đôi lúc trở thành một gánh nặng tâm lý to lớn khiến cho mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu càng trở nên căng thẳng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Để có thể ứng phó tốt với mẹ chồng khó tính, trước tiên bạn cần phải nhận biết được được những biểu hiện của họ.

1. Hay lấy quá khứ để đay nghiến con dâu

Những bà mẹ chồng khó tính luôn tìm cách bắt lỗi con dâu và tất nhiên những sai lầm trong quá khứ sẽ là “miếng mồi” ngon để họ đem ra chỉ trích, đay nghiến con dâu. Dù bạn có liên tục xin lỗi và cố gắng để sửa chữa sai lầm của mình nhưng chắc chắn sự khó tính của họ sẽ không thể nào thuyên giảm. Chỉ cần bạn làm những việc không hài lòng hay đơn giản là mẹ chồng cảm thấy không thoải mái thì những câu chuyện xưa cũ sẽ được bới tung lên và khiến bạn trở thành tội đồ một lần nữa.

2. Thường xuyên chỉ trích con dâu

Mẹ chồng khó tính thường không dành nhiều lời khen đối với con dâu mà thay vào đó là những lời chỉ trích, trách mắng. Có thể bạn đã cố gắng để trở nên ngoan ngoãn, hiền lành và phụ giúp tốt cho công việc của gia đình nhưng đối với những bà mẹ chồng khó tính thường sẽ không quá xem trọng điều đó. Họ chỉ châm châm vào những hành động sai trái của bạn hoặc thậm chí luôn phán xét về tất cả những việc mà bạn làm. Luôn phàn nàn về cách bạn dọn dẹp nhà cửa, cách nấu ăn, chăm sóc chồng con hoặc ngay cả phong cách ăn mặc của bạn cũng bị bà lên án.

Mẹ chồng khó tính nên làm gì
Những bà mẹ chồng khó tính luôn chỉ trích, la rầy con dâu về mọi khía cạnh.

3. Tự ý đưa ra quyết định

Cách để bạn nhận biết một người mẹ chồng khó tính đó chính là họ luôn có xu hướng tự đưa ra quyết định mà không cần xem xét ý kiến của bất kì ai hoặc nếu có họ cũng sẽ phớt lờ và bỏ qua. Những bà mẹ chồng này sẽ luôn muốn xen vào mọi chuyện của vợ chồng bạn và họ sẽ liên tục thay bạn lựa chọn, quyết định mọi thứ ngay cả khi bạn không cần được sự trợ giúp của họ.

Bạn sẽ không thể tránh khỏi những cuộc gọi lúc nửa đêm hay những lúc cả hai đang có những cuộc hẹn riêng tư chỉ vì một chuyện gì nhỏ nhặt nào đó. Hoặc mẹ chồng bạn cũng có thể liên tục chen vào chuyện giáo dục con cái của cả hai vợ chồng, bà sẽ quyết định thay bạn việc con bạn phải ăn gì, uống gì, mặc gì, đi học ở trường nào và hầu hết các việc khác.

4. Hay tò mò, soi mói

Những người mẹ chồng khó tính luôn có xu hướng soi mói và tò mò mọi thứ về con dâu. Họ có thể xem nhật kí, đọc tin nhắn điện thoại hoặc nghe những cuộc gọi riêng tư ngay cả khi chưa có sự đồng ý và cho phép của bạn. Kiểu mẹ chồng này sẽ luôn quan sát, để ý và liên tục lén lút, nhìn trộm những hành động của con dâu. Thậm chí có những trường hợp, mẹ chồng còn tò mò đến cả việc riêng tư của vợ chồng, điều này khiến cho nhiều nàng dâu cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

5. Tự cho mình là trung tâm

Nếu ngay từ đầu, mẹ chồng bạn đã không có ấn tượng tốt về bạn hoặc thậm chí bà chính là người đứng ra ngăn cản cuộc hôn nhân này chắc rằng bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi về nhà chồng. Nếu sự ác cảm quá lớn thì dù bạn có cố gắng “lấy lòng” thế nào thì cũng khó khiến bà cảm thấy yêu thương bạn hơn.

Mẹ chồng khó tính nên làm gì
Mẹ chồng khó tính thường tự đặt mình ở vị trí trung tâm, tự quyết định mọi việc trong gia đình.

Những kiểu mẹ chồng thế này sẽ luôn xem mình là trung tâm hoặc thậm chí bà chính là “tình địch” luôn lôi kéo chồng bạn đối phó với bạn. Mẹ chồng chỉ quan tâm đến suy nghĩ và mong muốn của mình, bà muốn tất cả mọi người trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bà dù ở bất cứ tình huống nào. Mọi quan điểm, ý kiến của bạn dường như không thể lọt vào tai bà.

6. Đặt ra quá nhiều quy tắc

Mẹ chồng khó tính thường là những người cầu toàn, luôn muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo và ngay cả con dâu cũng thế. Do đó, bà sẽ có xu hướng đưa ra nhiều quy tắc và đặt kì vọng rất cao ở nàng dâu của mình. Tuy nhiên, có thể những nguyên tắc được đặt ra sẽ khá cứng nhắc, cổ hũ và bạn bắt buộc phải làm theo những điều đó. Bên cạnh đó, mẹ chồng quá khó tính còn thường xuyên thay đổi các quy định, lối sinh hoạt trong gia đình khiến cho mọi người khó có thể thích ứng kịp. Đặc biệt là những nàng dâu mới về nhà chồng, chưa thể thích nghi tốt với nếp sinh hoạt mới nhưng lại phải đối diện với nhiều nguyên tắc khó khăn, làm họ trở nên căng thẳng, mệt mỏi.

7. Bảo thủ

Nếu mẹ chồng bạn là người thích kiểm soát và lúc nào cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, không bao giờ lắng nghe góp ý của người khác thì chứng tỏ đây đúng là một mẹ chồng vô cùng khó tính và bảo thủ. Tất cả mọi việc trong gia đình, từ những việc nhỏ nhặt đến những chuyện to lớn đều phải thông qua ý kiến của mẹ chồng. Bạn tuyệt đối không được làm trái ý mẹ và phải tuân thủ đúng theo những điều mà bà dạy bảo.

8. Yêu cầu con dâu quá cao

Trong thực tế, bất kì người mẹ chồng nào cũng muốn con dâu giỏi giang, hiếu thảo, lễ phép, sống có trước có sau. Tuy nhiên, đối với những mẹ chồng khó tính sự sự mong muốn của họ lại cao hơn rất nhiều, họ luôn đòi hỏi con dâu phải hoàn thiện bản thân và trở thành một người phụ nữ giống như họ. Những kiểu mẹ chồng thế này sẽ luôn mang con dâu so sánh với những người khác, đặc biệt là những nàng dâu tài giỏi, hoàn hảo hơn.

9. Bằng mặt không bằng lòng với con dâu

Không phải bất kì người mẹ chồng khó tính nào cũng thể hiện tất cả những cảm xúc, thái độ của mình đối với con dâu. Một số trường hợp vẫn có thể kìm nén cảm xúc của bản thân, ngoài mặt vẫn đối xử tốt với nàng dâu của mình hoặc thậm chí khiến cho nhiều người cảm thấy ganh tỵ. Nhưng bên trong lại thường xuyên đi nói xấu con dâu, “vạch áo cho người xem lưng”, kể tội con dâu với hàng xóm.

Có mẹ chồng khó tính nên làm gì?

Nếu quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu không được thuận hòa, vui vẻ thì không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt là đối với những mẹ chồng quá khó tính, sẽ khiến ch nàng dâu cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng, mệt mỏi, mối quan hệ với mẹ chồng không thể nào trở nên tốt đẹp được, thậm chí là xảy ra xung đột, mâu thuẫn dữ dội.

Tuy nhiên, nếu nàng dâu biết cách khôn khéo chiều lòng và ứng xử nhẹ nhàng thì cũng không khó để làm hài lòng mẹ chồng, kể cả những bà mẹ khó tính. Sau đây là một số cách ứng phó hiệu quả mà bạn nên áp dụng nếu muốn được mẹ chồng yêu thương và cưng chiều:

1. Con dâu nên tự chủ về kinh tế

Ngày xưa, phụ nữ sau khi lấy chồng thường chủ yếu sẽ lo việc cơm nước, nhà cửa, chăm sóc con cái. Các đấng mày râu sẽ là trụ cột gánh vác phần kinh tế cho gia đình. Chính vì thế, nhiều người hay lầm tưởng và xem thường vị trí của người phụ nữ trong gia đình, các bà mẹ chồng cũng thường xuyên đay nghiến và trách mắng con dâu vì không thể phụ giúp tài chính cho gia đình.

Mẹ chồng khó tính nên làm gì
Tự chủ tài chính là cách tốt nhất để tránh khỏi những mâu thuẫn với mẹ chồng khó tính

Tuy nhiên, phụ nữ ngày nay không chỉ giỏi việc nhà mà còn đảm việc nước. Nhiều người hay bảo rằng, phải độc lập về mặt tài chính, bạn mới thực sự có tiếng nói trong gia đình. Điều này cũng có phần đúng, vì khi bạn tự chủ về mặt kinh tế, không cần phải dựa dẫm vào bất kì ai thì không một ai có thể xem thường và đối xử tệ bạc với bạn.

Thông thường, nguyên nhân lớn nhất khiến mẹ chồng khó tính và khắt khe với con dâu là vì con dâu phụ thuộc quá nhiều vào con trai của họ, họ thấy rằng con trai đã quá cực khổ khi đi ra ngoài kiếm tiền để nuôi vợ con. Vì thế, họ tự cho mình cái quyền được đòi hỏi, được “bắt nạt” con dâu. Vậy nên, hãy tìm cho mình một công việc, một nguồn thu nhập để có thể tự trang trải cuộc sống, tự lo cho chính bản thân mình để tránh va chạm, xảy ra những mâu thuẫn không đáng có với mẹ chồng.

2. Tuyệt đối không nói xấu, phàn nàn về mẹ chồng

Để tránh những mâu thuẫn không đáng có giữa mẹ chồng và nàng dâu thì bạn nên hạn chế việc phàn nàn hay nói xấu mẹ với người khác. Tuyệt đối đừng bao giờ tỏ thái độ thù hằn, chán ghét ra mặt đối với mẹ chồng, ngay cả khi đôi bên không hài lòng về nhau.

Có không ít nàng dâu, do mẹ chồng quá khó tính và biết rằng bà không có cảm tình với mình nên cũng tỏ ra vẻ trêu tức, thách thức mẹ, đặc biệt là những nàng dâu còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, suy nghĩ còn chưa thấu đáo, cái tôi cao. Tuy nhiên, khi càng than thở hay đấu tranh với mẹ chồng thì mối quan hệ lại càng trở nên căng thẳng và phần lớn sự thiệt thòi sẽ hướng về phía bạn.

Vì thế, hãy ngừng than trách, kể xấu về mẹ chồng, thay vào đó hãy tỏ ra ngoan ngoãn, kính phục mẹ chồng. Nếu bạn cảm thấy uất ức khi mẹ chồng nói xấu mình với hàng xóm, bịa đặt những điều không đúng về bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, hàng xóm nếu có thể nói với bạn những điều đó thì họ cũng không ngại thuật lại những gì bạn nói cho mẹ chồng bạn biết. Mặc dù bạn không sợ nhưng điều này có thể khiến bạn trở nên tồi tệ hơn trong mắt người khác và kể cả mẹ chồng, khiến cho xung đột giữa cả hai càng gia tăng dữ dội.

3. Cùng mẹ chồng làm việc, chăm sóc nhà cửa

Cùng sống chung dưới một mái nhà nên việc phụ giúp nhau lo toan trong ngoài là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, cùng là phụ nữ nên những việc như dọn dẹp nhà cửa, lo bếp núc, giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng thì con dâu cũng nên san sản một phần với mẹ chồng. Nếu có thời gian, bạn cũng nên cùng làm việc với mẹ chồng để gia tăng kết nối, tạo dựng tốt mối quan hệ, thu hẹp khoảng cách giữa hai mẹ con.

Ví dụ như bạn có thể cùng mẹ chồng nấu ăn, cùng dọn dẹp nhà cửa, cùng đi mua sắm cho gia đình,….Khi bạn cố gắng tỏ ra gần gũi, thân thiết và thể hiện mình là người biết lo lắng, phụ giúp công việc trong nhà thì mẹ chồng cũng dần sẽ có thiện cảm, vui vẻ hơn đối với bạn. Khi cả hai thường xuyên làm việc cùng nhau, lâu dần cũng sẽ thay đổi những cách nhìn nhận về nhau, mẹ chồng từ đó cũng trở nên dễ tính và yêu thương con dâu nhiều hơn.

4. Trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với mẹ chồng

Nếu bạn chuẩn bị hoặc đang sinh sống cùng mẹ chồng khó tính thì ngay bây giờ hãy trang bị cho mình những kỹ năng, nền tảng tốt về giao tiếp. Cũng bởi giao tiếp chính là phương tiện tốt nhất để bạn có thể tìm hiểu và đi sâu vào cảm xúc, suy nghĩ, tâm tư của người khác. Nếu bạn không phải là người giỏi ăn nói, hãy chịu khó tìm đọc những cuốn sách tâm lý hoặc những kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi để có thể kinh nghiệm cho bản thân.

Mẹ chồng khó tính nên làm gì
Chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với mẹ chồng để gia tăng tình cảm, thấu hiểu nhiều hơn.

Bằng cách trò chuyện, tâm sự nhỏ to cùng mẹ chồng, bạn sẽ có cơ hội đến gần hơn với những suy nghĩ, cảm nhận của họ về bạn. Đồng thời, mẹ chồng cũng sẽ hiểu hơn về con dâu, biết được những khía cạnh tốt của dâu để có thể yêu thương và thân thiết hơn với nhau. Tuy nhiên, nhưng để hai người lạ trở nên thân thiết, đặc biệt là đối với một bà mẹ chồng khó tính thì bạn cần phải dành nhiều sự yêu thương, cố gắng và nỗ lực nhiều hơn.

Lúc đầu có thể bạn sẽ nhận về những sự từ chối, phớt lờ hoặc những lời chửi mắng từ mẹ chồng. Tuy nhiên, “mưa dầm thấm lâu”, một tháng, hai tháng hoặc thậm chí là một năm, nếu bạn có sự chân thành thì những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp thỏa đáng.

5. Học cách lắng nghe ý kiến từ mẹ chồng

Ai cũng hi vọng cưới được một nàng dâu ngoan hiền, biết nghe lời, đặc biệt là những bà mẹ chồng khó tính lại càng muốn con dâu phải biết vâng lời, nghe theo những sự dạy bảo của mình. Bạn hãy hiểu rằng, mẹ chồng là người chăm sóc cho gia đình chồng từ rất lâu rồi và tất nhiên mẹ cũng sẽ nắm rõ được nề nếp sinh hoạt, các thói quen của những thành viên trong nhà.

Do đó, hãy cứ vui vẻ để tiếp thu những lời dạy bảo của mẹ chồng. Đôi lúc có thể những điều mà mẹ chồng hướng dẫn không phù hợp với bạn nhưng đừng tỏ thái độ hay phản ứng chống đối để không làm mất lòng. Bạn hoàn toàn có thể chọn lọc những thông tin mà mẹ chồng truyền đạt, những điều chưa thực sự phù hợp hoặc bạn chưa thể thích nghi tốt thì hãy cố gắng để điều chỉnh. Nếu bạn có thể thoải mái làm những điều đó một cách tự nguyện thì dù mẹ chồng có khó tính đến đâu cũng sẽ không thể nào ghét bỏ bạn được.

6. Thay đổi thói quen, quan điểm khi cần

Con dâu khi mới bước vào nhà chồng sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, những điều chưa quen với những nếp sống hoàn toàn mới. Tuy nhiên, con dâu cần phải học cách hòa nhập với nhà chồng để có thể chung sống hòa thuận, vui vẻ với tất cả các thành viên trong gia đình. Mỗi nhà sẽ có những thói quen, những quan điểm riêng biệt và khi về làm dâu, bạn phải biết rằng, bản thân đôi lúc sẽ phải thay đổi một số suy nghĩ, cách sống để hòa nhập tốt hơn.

Đừng luôn tự cho bản thân mình đúng, cần phải hạ bớt cái tôi cá nhân và biết nhường nhịn đối với những người xung quanh, đặc biệt là mẹ chồng. Có thể bạn đã từng có cuộc sống sung sướng từ nhỏ, nhưng khi đã lấy chồng, bạn sẽ phải học cách thay đổi và điều chỉnh lại bản thân mình. Một số những thói quen của bạn đôi lúc cũng cần phải thay đổi để phù hợp hơn với nếp sống của nhà chồng.

Bạn nên hiểu rằng, khi về làm dâu, bạn không chỉ là người khách qua đường, tạm dừng chân tại đó mà chính thức trở thành một thành viên trong gia đình, chung sống với nhau trong thời gian dài. Vì thế, nếu bạn cố chấp và luôn giữ quan điểm cá nhân của riêng mình, thì người thiệt thòi chắc chắn sẽ là chính bạn. Do đó, hãy luôn linh hoạt trong mọi việc, thay đổi khi cần thiết. Ví dụ như nếu gia đình chồng luôn thức dậy sớm thì bạn cũng cần điều chỉnh để có thể thích nghi và hòa hợp tốt với mọi người.

7. Không kể xấu hay mách tội chồng trước mặt mẹ chồng

Người mẹ nào mà chẳng thương yêu con của mình và tất nhiên bất kì người mẹ chồng nào cũng không muốn nghe được những lời mách tội chồng từ con dâu. Nhất là những bà mẹ khó tính với con dâu bởi họ luôn cho rằng con dâu không tốt với con trai mình. Thậm chí có nhiều người mẹ thường xuyên đay nghiến dâu con bởi cho rằng con trai mình đã vất vả làm lụm, chịu thiệt thòi khi lấy phải cô vợ như thế.

Để hạn chế được những mâu thuẫn không đáng có đối với mẹ chồng, bạn tuyệt nhiên không nên kể xấu chồng bạn với họ. Đừng vội đem những thói hư tật xấu của chồng để phàn nàn, mách tội trước mặt mẹ chồng. Bạn nên hiểu rằng, đối với những người mẹ, con trai họ lúc nào cũng hoàn hảo, cũng bảnh bao và nhiều ưu điểm. Việc bạn liên tục nói về những nhược điểm của chồng với mẹ chồng chỉ khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu, chán ghét bạn nhiều hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên đây là một vài chia sẻ về những cách hữu ích để giải đáp cho câu hỏi “Mẹ chồng khó tính nên làm gì?”. Mong rằng bạn sẽ biết cách cư xử, đối đãi thật tốt với mẹ chồng và gia đình chồng để có được một cuộc hôn nhân như ý.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *