Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Mất ngủ, tim đập nhanh là biểu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ, tim đập nhanh có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này xuất hiện có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu và khiến cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy mất ngủ, tim đập nhanh có thể là biểu hiện của bệnh gì, giải pháp nào giúp khắc phục hiệu quả? Bạn có thể tham khảo ngay lời giải đáp sau đây.

Mất ngủ tim đập nhanh
Mất ngủ có thể là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.

Mối quan hệ giữa giấc ngủ với hệ thống tim mạch

Mất ngủ có thể là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim tăng nhanh. Theo đó, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động các bộ phận trong cơ thể. Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, chúng sẽ được nghỉ ngơi và một số sẽ thực hiện các hoạt động đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Không những vậy, nó còn cung cấp đầy đủ năng lượng để bạn có thể hoạt động trong một ngày dài.

Đối với những trường hợp thường xuyên mất ngủ, khó ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ nó có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến cơ thể của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động của các cơ quan nội tạng bị xáo trộn. Trong đó, theo các đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa thì hệ thống tim mạch chính là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Mất ngủ tim đập nhanh chính là biểu hiện cho tình trạng mất ngủ làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch của bạn. Khi xuất hiện các vấn đề về bộ phận này, sức khỏe của bạn có thể bị giảm sút một cách đáng kể. Tim đập nhanh trong thời gian dài còn có thể kéo theo các triệu chứng khó chịu khác như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi kéo dài,…

Mất ngủ, tim đập nhanh là biểu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ, tim đập nhanh có thể là cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề, nó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, có được kể đến như sau:

  • Huyết áp thấp

Huyết áp thấp diễn ra khi lượng máu trong cơ thể không đủ để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Lúc này, tim sẽ bắt đầu hoạt động nhanh hơn để có thể cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết. Khi làm việc quá sức, bộ phận này sẽ trở nên mệt mỏi, lâu dần sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

  • Bệnh đường huyết thấp

Bệnh đường huyết thấp thường được biểu hiện bởi chứng hồi hộp, mất ngủ, tay chân bủn rủn và nhất là gây ra tình trạng tim đập nhanh trong thời gian dài. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể là do người bệnh thường xuyên bỏ bữa, chán ăn hoặc hoạt động quá sức.

Điều này khiến cho tim đập nhanh và dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Nếu trở nặng, nó có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng, vì thế, đây chính là một trong những triệu chứng cần được quan tâm và điều trị kịp thời để hạn chế nguy hiểm.

  • Căng thẳng, rối loạn lo âu

Căng thẳng và rối loạn lo âu không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà trong một số trường hợp nó còn gây ra những tác động không tốt lên hệ thống tim mạch. Bởi lẽ, cảm giác sợ hãi vô lý không rõ nguyên nhân có thể khiến cho tim đập nhanh, hơi thở sâu, tay chân run.

Mất ngủ tim đập nhanh
Căng thẳng và rối loạn lo âu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ, tim đập nhanh.

Trong một số trường hợp lo sợ quá mức có thể gây ra ám ảnh từ đó khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi uể oải nhưng lại không thể ngủ ngon giấc. Tình trạng này không những tác động đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần mà còn khiến tâm lý không ổn định.

  • Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là một trong những triệu chứng bất thường về tim. Nó có thể xuất hiện với mọi lứa tuổi khác nhau và ở bất kỳ thời điểm nào. Thông thường, người mắc phải tình trạng này sẽ có những triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh,…

Khi chúng diễn ra với tần suất cao, tức là tim đập nhanh có thể gây ra tình trạng thiếu oxy lên não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi và khó ngủ kéo dài. Thông thường, các bệnh lý rối loạn nhịp tim nhanh như rung nhĩ, nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh thất,… chính là yếu tố chủ yếu gây ra chứng mất ngủ tim đập nhanh.

Một số cách hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, tim đập nhanh

Mất ngủ, tim đập nhanh muốn được điều trị dứt điểm cần có sự hỗ trợ của việc thăm khám và điều trị bằng phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với một số cách hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà để nhanh chóng lấy lại sức khỏe tốt nhất.

Mất ngủ tim đập nhanh
Mất ngủ, tim đập nhanh muốn được điều trị dứt điểm cần có sự hỗ trợ điều trị bằng phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa.

Một số cách hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ tim đập nhanh có thể kể đến như sau:

1. Bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện mất ngủ tim đập nhanh

Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ có tác dụng trong việc cải thiện hệ thống tim mạch ngày càng khỏe mạnh mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Theo đó, một chế độ ăn uống được khuyến cáo bởi các chuyên gia cần đảm bảo có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như Kali, Canxi, Natri, Magie,… Chúng thường có nhiều trong các loại rau củ, nếu dùng thường xuyên nó còn có khả năng bổ sung đầy đủ các chất điện giải giúp ổn định nhịp tim và giúp giấc ngủ ngon giấc hơn.

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung được gợi ý như trên, bạn cần hạn chế các thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có gas,… Sử dụng chúng thường xuyên có thể khiến cho tình trạng tim đập nhanh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, từ đó giấc ngủ cũng bị tác động không kém.

2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nước chiếm một hàm lượng lớn trong cơ thể chúng ta, theo các thống kê cho rằng cơ thể có cấu tạo 70% là nước. Vì thế, việc cung cấp đầy đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể hoạt động một cách tốt nhất mà còn đảm bảo ngăn ngừa các bệnh lý, nhất là về tim mạch.

Mất ngủ tim đập nhanh
Cung cấp đầy đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày đảm bảo ngăn ngừa các bệnh lý mất ngủ, tim đập nhanh hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ đảm bảo cho bạn có một trái tim khỏe mạnh. Không những vậy, nó còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất trong thức ăn tốt hơn, đồng thời có thể giúp giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.

3. Thường xuyên vận động, tập thể dục

Thiết lập một thói quen tập thể dục thường xuyên được các bác sĩ khuyến cáo vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Một số người cho rằng, tập thể dục có thể khiến cho tim đập nhanh, từ đó gây ra nguy hiểm, tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm.

Mất ngủ tim đập nhanh
Thiết lập một thói quen tập thể dục được các bác sĩ khuyến cáo vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người mất ngủ, tim đập nhanh.

Theo các chuyên gia cho rằng, trái tim cũng giống như cơ bắp, khi chúng được vận động điều đặn và đúng cách thì sẽ ngày càng hoạt động tốt và trở nên khỏe mạnh hơn. Nó đồng nghĩa với việc vận động một cách vừa phải và thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe của hệ thống tim mạch mỗi ngày.

Không những vậy, các bài tập yoga mỗi ngày còn có tác dụng trong việc ổn định tinh thần, cải thiện các vấn đề về tâm lý như lo lắng, căng thẳng. Đây cũng chính là tiền đề giúp cải thiện hiệu quả chứng mất ngủ của bạn. Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tránh được những bệnh tật không đáng có.

4. Đảm bảo tinh thần luôn ổn định

Việc thả lỏng cơ thể sau một ngày dài hoạt động có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tinh thần, từ đó phòng ngừa hiệu quả chứng mất ngủ, tim đập nhanh. Bạn chỉ cần tập hít thở thường xuyên theo nhịp, lúc này não sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi và nhịp tim cũng được đảm bảo ổn định hơn.

Thực hiện việc này trước khi ngủ còn giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ. Tinh thần ổn định còn giúp bạn ngủ lâu và sâu hơn. Tình trạng sức khỏe cũng từ đó mà được cải thiện một cách hiệu quả nhất.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Mất ngủ, tim đập nhanh được xem là một trong những triệu chứng làm ảnh hưởng tương đối nhiều tới sức khỏe của con người. Do đó, việc thăm khám kịp thời ngay khi có những biểu hiện đầu tiên là một trong những điều cần thiết nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp cải thiện bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt tại nhà nhằm bổ trợ cho phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *