Chú Võ Hồng Việt sinh năm 1960 hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Cầu Giấy, Hà Nội. Đến với NHC trong tình trạng mất ngủ trong 2 năm liên tiếp

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách chữa trị an toàn

Lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, tình trạng áp lực, căng thẳng đến từ công việc, cuộc sống cùng những ảnh hưởng của một số bệnh lý thực thể chính là các tác nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách chữa trị an toàn
Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Bệnh mất ngủ xuất hiện chủ yếu ở đối tượng người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, vấn đề này đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành, đặc điểm thể trạng, chế độ dinh dưỡng và phong cách sinh hoạt, các dấu hiệu nhận biết của chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi tương đối đa dạng, gồm có:

  • Trằn trọc, khó ngủ
  • Giấc ngủ chập chờn
  • Ngủ không sâu giấc
  • Hay mơ, giật mình giữa đêm và khó ngủ lại được
  • Cảm thấy vô cùng buồn ngủ nhưng không/khó ngủ
  • Mệt mỏi, xanh xao, uể oải, thiếu sức sống, nhức đầu khi ngủ dậy

Theo thống kê, có đến 50% người trưởng thành từng mất ngủ vào một thời điểm nhất định trong cuộc đời.

Rối loạn giấc ngủ nói chung và mất ngủ nói riêng là hệ quả của quá trình kích thích và tác động quá mức vào hệ thần kinh. Tình trạng mất ngủ ở những người trung niên, cao tuổi bắt nguồn từ hiện tượng thiếu máu lên não, bệnh tiểu đường, chứng cao huyết áp, tâm lý lo âu, bất an cùng nhiều bệnh lý nội khoa.

Trong khi đó, đối với thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, những áp lực vô hình khổng lồ đến từ chuyện học hành, công việc, cuộc sống… chính là nguyên nhân quan trọng nhất của chứng bệnh này.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi có lối sống không lành mạnh. Những thói quen xấu như: lười vận động, hay thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ, lạm dụng chất kích thích… có thể khiến não bộ liên tục bị kích thích và trở nên căng thẳng, đồng thời ức chế quá trình sản sinh melatonin ở tuyến tùng.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và là tiền đề phát sinh chứng mất ngủ mạn tính. Ngoài ra, các thói quen thiếu khoa học còn dẫn đến hàng loạt vấn đề về mặt sức khỏe tổng thể khác.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Ngày nay, nhiều người trẻ thích ăn khuya, ăn quá nhiều, quá no, uống nhiều cà phê, lạm dụng rượu bia, dung nạp đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm giàu dầu mỡ…

Thói quen ăn uống này không chỉ vô tình tạo nên áp lực lớn đối với hệ tiêu hóa (khiến các cơ quan tiêu hóa buộc phải làm việc ngày đêm) mà còn góp phần thúc đẩy tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc trở nên trầm trọng.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc thường xuyên ăn uống không khoa học cũng khiến bạn đối mặt với triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đau vùng thượng vị, trào ngược dạ dày – thực quản (những nguyên nhân hàng đầu làm chúng ta bị khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm).

Áp lực, căng thẳng đến từ việc học, công việc, cuộc sống

Việc thường xuyên học tập và làm việc quá 8 tiếng/ngày buộc bộ não phải hoạt động liên tục, dẫn đến trạng thái căng thẳng, hưng phấn và không thể ngủ được khi đến giờ đi ngủ.

Đặc biệt, tình trạng căng thẳng thần kinh có thể kích thích quá trình sản sinh nhiều gốc tự do. Sau khi hình thành, gốc tự do sẽ tấn công vào mạch máu cùng các bộ phận khác của cơ thể người bệnh, từ đó cản trở quá trình lưu thông máu lên não, gây ra hiện tượng khó ngủ, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất học tập và lao động…

Dùng chất kích thích

Trà đặc, cà phê, thuốc lá… là những chất kích thích được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi thành phần cafein và nicotin giúp não bộ tỉnh táo, tập trung, hưng phấn và không gây buồn ngủ.

Tuy nhiên, những chất kích thích này đồng thời cũng kéo theo rối loạn đồng hồ sinh học và dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Bên cạnh những yếu tố kể trên, người trẻ hiện đại cũng có thể bị mất ngủ vì hệ lụy đi kèm của nhiều căn bệnh như: căng thẳng – stress, trầm cảm, rối loạn nội tiết tố, đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh dị ứng, bệnh thần kinh, tình trạng suy nhược cơ thể…

Những nguyên nhân khác

Ngoài ra, chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi có thể hình thành khi múi giờ liên tục thay đổi, người bệnh ngủ ngày quá nhiều, phòng ngủ không thoải mái, quá ồn ào, nhiều ánh sáng, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ buộc phải thức giấc thường xuyên giữa đêm để cho con bú.

Hậu quả của chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể nói chung và hệ thần kinh trung ương nói riêng. Việc ngủ đủ, ngủ ngon giúp chúng ta nhanh chóng hồi phục thể trạng sau một ngày dài học tập và làm việc chăm chỉ.

Hậu quả của chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi
Chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hơn nữa, khi chúng ta ngủ, quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể vẫn đang liên tục diễn ra. Lúc này, các phản ứng sinh hóa được kích hoạt mạnh mẽ để tăng cường tái tạo, chữa lành những tế bào tổn thương.

Chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy bực bội, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, không tập trung, khó chú ý, dễ té ngã, mất thăng bằng, suy giảm kết quả học tập và năng suất công việc.

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, khô da, rụng tóc, suy giảm sức đề kháng, thoái hóa thần kinh, bất ổn tâm trạng, suy giảm ham muốn tình dục, thiểu năng mạch vành, xuất huyết não, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, ung thư, đột quỵ, thậm chí đột tử trong đêm.

Đặc biệt, chứng bệnh này cũng khiến thanh thiếu niên và người trẻ tuổi rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc bị rối loạn tâm thần. Để giải thích rõ hơn về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, chứng mất ngủ có thể dẫn đến:

Mất tập trung

Giấc ngủ tự nhiên của chúng ta bao gồm 2 giai đoạn là giấc ngủ không có chuyển động mắt nhanh (NREM) và giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (REM). Trong đó, giai đoạn REM, tức ngủ sâu, ngủ mơ, là khoảng thời gian cho phép não bộ được nghỉ ngơi thoải mái.

Tuy nhiên, nếu giấc ngủ bị trì hoãn hay gián đoạn, khoảng thời gian nghỉ ngơi toàn diện của não bộ sẽ rút ngắn. Do đó, các hoạt động trí não cũng trở nên chậm chạp hơn hẳn. Kết quả là bệnh nhân suy nghĩ, ghi nhớ, tư duy và tập trung kém đi. Tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng công việc và thành tích học tập của người bệnh.

Tăng huyết áp

Hiện tượng giấc ngủ gián đoạn, ngủ chập chờn, trằn trọc khó ngủ hoặc mất ngủ nhiều ngày khiến hệ thần kinh căng thẳng. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng huyết áp và nhịp tim. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài liên tục, những người trẻ tuổi thường dễ bị cao huyết áp và tăng rủi ro đột quỵ.

Tăng cân, béo phì, tiểu đường

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng thiếu ngủ có thể cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta, từ đó làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Hơn nữa, những người bị thiếu ngủ, mất ngủ thường lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, kém chất lượng và tiêu thụ chúng nhanh chóng. Đây chính là lý do họ dễ bị thừa cân, béo phì, thậm chí tiểu đường.

Trầm cảm

Trầm cảm đang ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp hơn trong thế giới hiện đại. Nguyên nhân chính của dạng rối loạn tâm thần này là tình trạng mất ngủ.

Sau một đêm thiếu ngủ, mất ngủ, chúng ta sẽ trở nên khó chịu, cáu gắt, bực bội vào buổi sáng hôm sau. Sự thiếu ngủ mạn tính có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh trầm cảm.

Từ hình chụp não bộ, các nhà khoa học nhận định, tình trạng mất ngủ có thể tăng cường hoạt động của một số trung tâm cảm xúc bên trong não bộ và kích thích hình thành các dạng rối loạn tâm thần.

Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, chỉ một đêm mất ngủ cũng làm thay đổi chức năng hoạt động của não bộ, nhất là đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu. Những người thường xuyên ngủ dưới 7 – 8 tiếng/đêm (ngay cả khi chưa từng bị trầm cảm) vẫn có nhiều khả năng bị bệnh trầm cảm nếu chất lượng giấc ngủ quá thấp.

Ung thư

Một nghiên cứu được tiến hành tại Anh Quốc vào năm 2008 chứng minh rằng, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của những người phụ nữ ngủ dưới 6 tiếng/ngày cao hơn những người bình thường. Theo một nghiên cứu khác của Đại học Y Harvard (Hoa Kỳ), nếu bệnh nhân ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm, các khối u đại trực tràng sẽ phát triển nhanh chóng.

Các nhà khoa học lý giải, điều này bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt melatonin do thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Trên thực tế, loại hormon này có khả năng ức chế quá trình tăng trưởng của các khối u.

Đe dọa cuộc sống hôn nhân

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, chứng mất ngủ ở người trẻ có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống hôn nhân của bệnh nhân. Tâm trạng gắt gỏng, bực bội cùng những dạng rối loạn tâm lý liên quan đến bệnh lý này thường “châm ngòi” cho những cuộc tranh cãi, xung đột của các cặp đôi.

Phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi thường bắt nguồn từ lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, tâm lý căng thẳng, áp lực vì công việc và cuộc sống. Vì vậy, quá trình kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng thường đơn giản, dễ dàng hơn nhiều so với chứng mất ngủ ở người già.

Tìm kiếm yếu tố/tác nhân gây mất ngủ và loại trừ chúng

Đa số thanh thiếu niên và người trẻ tuổi đều bị mất ngủ vì uống cà phê, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, căng thẳng, áp lực trong việc học, cuộc sống, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ…

Tìm kiếm yếu tố/tác nhân gây mất ngủ và loại trừ chúng
Việc xác định chính xác và kiên quyết loại bỏ tác nhân/yếu tố gây bệnh chính là giải pháp hàng đầu giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Do đó, việc xác định chính xác và kiên quyết loại bỏ tác nhân/yếu tố gây bệnh chính là giải pháp hàng đầu giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ thể nhẹ, bạn có thể tuân thủ những lưu ý đơn giản dưới đây để nhanh chóng chữa bệnh mất ngủ mà không sử dụng thuốc Tây hoặc can thiệp chuyên khoa:

  • Không thút huốc, uống cà phê, trà đặc, rượu bia trước giờ ngủ tối thiểu 4 tiếng đồng hồ
  • Dùng bữa tối trước 7 giờ và hạn chế ăn đêm
  • Kiêng cữ thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm khó tiêu, dễ gây dị ứng, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và trang trí phòng ngủ theo sở thích cá nhân
  • Đóng cửa sổ cẩn thận trước khi đi ngủ
  • Lập thời gian biểu học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa lo âu, buồn rầu, căng thẳng, áp lực
  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày, chỉ nghỉ trưa tối đa 15 – 30 phút
  • Không sử dụng điện thoại di động hay các thiết bị điện tử trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ
  • Tránh đọc những cuốn sách cung cấp quá nhiều thông tin phức tạp hoặc xem các bộ phim truyền tải thông điệp sâu sắc, ám ảnh trước khi đi ngủ
  • Thư giãn não bộ bằng cách xông tinh dầu thiên nhiên và nghe nhạc êm dịu
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/đêm, thức trễ nhất là 23 giờ đêm và dậy trước 9 giờ sáng hàng ngày
  • Duy trì lịch ngủ theo khung thời gian cụ thể, đồng thời đảm bảo phù hợp với đồng hồ sinh học
  • Nếu phải tắm vào buổi tối, hãy tắm nước ấm thay vì nước lạnh (bởi thói quen này giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn cơ bắp và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đi khắp cơ thể)

Điều trị nội khoa

Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc chữa bệnh mất ngủ mạn tính bằng phương pháp điều trị nội khoa. Tùy vào mức độ triệu chứng, khả năng đáp ứng cùng tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng:

  • Thuốc gây ngủ: zolpidem, phenobarbital…
  • Thuốc an thần kinh mới: amisulpride, quetiapine, olanzapine…
  • Thuốc kháng histamin H1: dimedrol, chlorpheniramine, promethazine…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: mirtazapine, clomipramine…

Nhiều loại thuốc chữa bệnh mất ngủ thường đi kèm tác dụng không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng.

Nếu không thể đáp ứng tốt với thuốc Tây, người bệnh hãy trao đổi cặn kẽ với thầy thuốc để được hướng dẫn sử dụng những loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính.

Bên cạnh đó, chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi cũng thường liên quan đến tình trạng căng thẳng mạn tính, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực cùng nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Đối với những trường hợp này, việc sử dụng thuốc Tây, bổ sung thảo dược tự nhiên và điều chỉnh lối sống chỉ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tạm thời.

Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tích cực điều trị dứt điểm các bệnh lý trên. Khi các bệnh lý nguyên nhân được đẩy lùi triệt để, tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình giữa đêm… sẽ thuyên giảm đáng kể và biến mất hoàn toàn theo thời gian.

Chữa bệnh mất ngủ ở người trẻ tuổi bằng thảo dược tự nhiên

Từ ngàn xưa, ngành y học cổ truyền đã nghiên cứu chuyên sâu về nhiều loại thảo mộc có khả năng an thần, thanh tâm, xoa dịu căng thẳng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Độc giả có thể thưởng thức trà gừng, trà tâm sen, trà hoa cúc, trà tam thất mỗi ngày để xử lý vấn đề sức khỏe này, cụ thể:

Trà gừng

Đông y quan niệm, gừng vị cay, tính ấm, có thể làm ấm cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và góp phần điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi.

Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, hoạt chất zingerol và shogaol từ dược liệu này có thể kháng viêm, giảm thiểu căng thẳng, điều hòa hệ thần kinh và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn pha trà gừng

  • Chuẩn bị một nhánh gừng tươi
  • Xắt gừng thành nhiều lát mỏng
  • Hãm nguyên liệu với một lượng nước vừa đủ trong vòng 15 – 20 phút
  • Thêm đường phèn, khuấy đều
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Lưu ý:

  • Phần vỏ củ gừng chứa nhiều tinh chất quý giá, do đó, bạn chỉ nên rửa sạch mà không cần gọt vỏ
  • Chỉ dùng trà gừng trong ngày, không để sang hôm sau
  • Kiên trì uống trà liên tục 5 – 7 ngày, sau đó tạm ngưng
  • Các bệnh nhân tiểu đường và viêm loét dạ dày cần hạn chế dùng loại trà này

Trà tâm sen

Là một vị thuốc quen thuộc và quý giá, tâm sen (tim sen) là thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Đông y quan niệm, tâm sen vị đắng, mùi thơm, có công dụng an thần, trấn an và giải tỏa căng thẳng.

Một tách trà tâm sen ấm nóng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bạn hạn chế lo âu, xua tan mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ ngủ ngon và sâu hơn.

Hướng dẫn pha trà tâm sen

  • Chuẩn bị 3 – 5g trà tâm sen sao vàng
  • Cho nguyên liệu vào bình, tráng sơ một lượt nước sôi, đổ bỏ phần nước tráng
  • Hãm nguyên liệu với 250 – 350ml nước sôi trong vòng 10 – 12 phút
  • Rót trà ra ly và thưởng thức khi còn ấm
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong nguyên chất để dễ uống hơn
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Lưu ý, độc giả cần:

  • Chọn mua trà tâm sen an toàn, chất lượng, có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng, không hư hỏng, ẩm mốc
  • Tránh nên dùng thức uống này liên tục 1 tháng vì dễ khiến cơ thể tích lũy độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Uống trà trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ để đạt được hiệu quả cao nhất

Trà hoa cúc

Với hoạt chất chống oxy hóa apigenin mạnh mẽ, trà hoa cúc có thể xoa dịu căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ vô cùng hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, loại trà thảo mộc thơm ngọt này còn có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc và điều hòa huyết áp.

Hướng dẫn pha trà hoa cúc

  • Rửa sạch một lượng hoa cúc khô vừa đủ
  • Cho nguyên liệu vào bình, tráng sơ một lượt nước sôi, đổ bỏ phần nước tráng
  • Ngâm hoa cúc với một lượng nước sôi vừa đủ trong vòng 5 phút
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong nguyên chất để dễ uống hơn
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Lưu ý, với tính mát tự nhiên, trà hoa cúc có thể làm hạ huyết áp và giãn mạch. Do đó, thức uống này không phù hợp với:

  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân rối loạn đông máu
  • Những người bị huyết áp thấp

Trà hoa tam thất

Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, hoa tam thất tính mát, vị ngọt và đắng nhẹ, giúp giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp và xua tan phiền muộn, căng thẳng.

Hướng dẫn pha trà hoa cúc

  • Chuẩn bị 5g nụ hoa tam thất khô
  • Cho nguyên liệu vào bình, tráng sơ một lượt nước sôi, đổ bỏ phần nước tráng
  • Hãm nụ hoa tam thất với một lượng nước sôi vừa đủ khoảng 5 – 7 phút
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong nguyên chất để dễ uống hơn
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Lưu ý, những người bị bệnh huyết áp và phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa tam thất.

Trà nhụy hoa nghệ tây

Nhụy hoa nghệ tây (saffron) có màu đỏ thẫm. Đây là vị thuốc nổi tiếng với hàng loạt công dụng tuyệt vời về mặt sức khỏe, đặc biệt là khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ vô cùng hiệu nghiệm.

Hoạt chất safranal từ nhụy hoa nghệ tây có thể điều chỉnh giai đoạn chuyển động mắt nhanh và kích thích quá trình sản xuất melation, từ đó giúp chúng ta dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Ngoài ra, nhụy hoa nghệ tây còn có tác dụng an thần, thanh lọc cơ thể, nuôi dưỡng làn da và duy trì vóc dáng.

Hướng dẫn pha trà nhụy hoa nghệ tây

  • Chuẩn bị 4 – 5 sợi nhụy hoa nghệ tây
  • Hãm nguyên liệu với 250ml nước sôi trong vòng 10 – 15 phút
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong nguyên chất để dễ uống hơn
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Trà hoa oải hương

Với hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát, hoa oải hương (lavender) có khả năng kháng viêm, làm giảm cholesterol, ngăn ngừa hiện tượng co thắt mạch máu, giảm bớt căng thẳng, thư giãn tinh thần, ổn định nhịp tim, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và đẩy lùi chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi.

Hướng dẫn pha trà hoa oải hương

  • Bọc một ít hoa oải hương khô trong túi lọc
  • Cho nguyên liệu vào bình, tráng sơ một lượt nước sôi, đổ bỏ phần nước tráng
  • Hãm nguyên liệu với một lượng nước sôi trong vòng 5 – 10 phút
  • Thêm chanh tươi, đường phèn hoặc mật ong nguyên chất để dễ uống hơn
  • Thưởng thức khi trà còn ấm

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng trà nghệ, trà đinh lăng, trà hoa nhài, trà bạc hà, trà hoa hồng, trà chanh dây, trà hoa hoa mộc lan, trà táo đỏ, trà kỷ tử, trà hoa kim ngân, trà đông trùng hạ thảo, trà hoa đào, trà chanh sả, trà lạc tiên, trà hoa hòe, trà hương thảo, trà la hán quả… để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tuy cách điều trị này rất an toàn, hiệu quả nhưng thường chậm phát huy công dụng. Do đó, bạn cần kiên trì dùng trà thảo mộc liên tục 1 – 2 tháng để đạt được kết quả như ý.

Áp dụng những liệu pháp bổ sung

Để hỗ trợ điều trị bệnh lý, độc giả có thể:

Ngồi thiền

Là phương pháp tĩnh tâm quen thuộc, thiền định có thể hạn chế lo âu, mệt mỏi, giải phóng căng thẳng, phiền muộn, thanh lọc tâm trí, cải thiện trí nhớ, củng cố hoạt động của não bộ và cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh. Vì vậy, để đẩy lùi triệu chứng mất ngủ, bạn hãy ngồi thiền tối thiểu 5 – 15 phút/ngày.

Áp dụng những liệu pháp bổ sung
Thiền định giúp hạn chế lo âu, mệt mỏi, giải phóng căng thẳng, phiền muộn, thanh lọc tâm trí, cải thiện trí nhớ, củng cố hoạt động của não bộ và cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.

Tập thể dục – thể thao

Những bài tập thể dục – thể thao vừa sức giúp chúng ta loại bỏ căng thẳng, rèn luyện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện bệnh mất ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt động thể chất có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều endorphin. Được mệnh danh là “morphin nội sinh”, loại hormon này có thể ức chế cảm giác đau đớn và giải phóng căng thẳng, đồng thời duy trì những giấc ngủ ngon.

Sử dụng liệu pháp mùi hương

Một số nghiên cứu cho biết, tinh dầu thiên nhiên có khả năng cải thiện giấc ngủ (tốt hơn phương pháp bấm huyệt), giảm đau, loại bỏ lo âu, căng thẳng và hỗ trợ quá trình điều trị căn bệnh trầm cảm (nhất là trầm cảm ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh).

Những loại tinh dầu nổi tiếng với khả năng điều trị chứng mất ngủ tuyệt vời bao gồm:

  • Tinh dầu hoa oải hương giúp xoa dịu cơn đau, điều hòa huyết áp, làm dịu hệ thần kinh, tăng cường mức độ tỉnh táo vào ban ngày và tạo nên giấc ngủ ngon vào ban đêm.
  • Tinh dầu hoa phong lữ có tác dụng xua tan mệt mỏi, phiền muộn, căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ khi kết hợp với những loại tinh dầu khác (đặc biệt là tinh dầu nữ lang).
  • Tinh dầu hoa nhài có thể hạn chế tâm trạng lo âu, bất an, căng thẳng và điều trị mất ngủ hiệu quả hơn cả tinh dầu hoa oải hương (theo một nghiên cứu vào năm 2002).
  • Tinh dầu gỗ đàn hương giúp an thần, thư giãn đầu óc, duy trì tinh thần phấn chấn, giảm thiểu lo lắng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Tinh dầu cham chanh có tác dụng tăng cường khả năng tập trung và mức độ tỉnh táo, kiểm soát triệu chứng trầm cảm, hạn chế tâm trạng lo lắng, căng thẳng cũng như tạo nên giấc ngủ thư thái, dễ chịu.

Để thư giãn cơ thể và duy trì giấc ngủ ngon, người đọc có thể ứng dụng mùi hương bằng cách:

  • Dùng máy khuếch tán tinh dầu: Thiết bị này giúp tăng cường độ ẩm và khuếch tán tinh dầu khắp không gian phòng ngủ. Thông thường, bạn cần thêm một lượng tinh dầu và nước sạch vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Nước có pha loãng tinh dầu mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng trị liệu tự nhiên của tinh dầu.
  • Sử dụng bình xịt: Độc giả trộn đều nước sạch cùng loại tinh dầu yêu thích (với tỷ lệ ước 4 – 5 giọt tinh dầu cho 1 ly nước) trong một bình xịt nhỏ, sau đó nhẹ nhàng phun xung quanh căn phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phun sương tinh dầu lên mặt dưới dối hoặc ga trải giường.
  • Nhỏ tinh dầu lên muối: Muối có công dụng làm chậm quá trình bay hơi của tinh dầu. Vì vậy, bệnh nhân nên nhỏ 10 – 15 giọt tinh dầu lên một chén muối nhỏ rồi đặt cạnh giường ngủ.
  • Bôi tinh dầu trực tiếp lên làn da trước khi đi ngủ: Bạn có thể nhẹ nhàng thoa tinh dầu vào một số điểm áp lực (chẳng hạn sau tai, cổ tay) hay massage toàn thân.

Ngoài ra, người bệnh có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm, sau đó ngâm mình thư giãn trong vòng 1 – 1,5 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ.

Lưu ý, ở dạng đậm đặc, tinh dầu có thể gây kích ứng làn da. Do đó, hãy luôn pha loãng tinh dầu với nước sạch trước khi đưa lên làn da, đồng thời tránh bôi tinh dầu vào mắt, tai, mũi, miệng và bộ phận sinh dục.

Hơn nữa, trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại tinh dầu nào trong phòng ngủ, độc giả nên đọc kỹ thành phần sản phẩm nhằm lựa chọn mùi hương phù hợp và hạn chế hiện tượng dị ứng.

Nhìn chung, so với tình trạng mất ngủ ở người lớn tuổi, chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi có thể dễ dàng khắc phục hơn hẳn. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi bệnh nhân chủ động loại trừ tác nhân kích thích, thay đổi lối sống và điều chỉnh thói quen ăn uống. Tuy nhiên, vấn đề này thường xuyên tái phát. Do đó, bạn hãy luôn tích cực phòng ngừa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *