Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Mất ngủ chán ăn là biểu hiện của bệnh gì?

Mất ngủ chán ăn là triệu chứng biểu hiện cho nhiều bệnh lý khác nhau. Theo những đánh giá chung, tình trạng này xảy ra rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, căng thẳng và áp lực,… là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. 

Triệu chứng gây ra tình trạng chán ăn mất ngủ

Xét về các triệu chứng gây chán ăn mất ngủ thường sẽ không có những biểu hiện đặc trưng rõ ràng. Hầu hết đều bị nhầm lẫn với các bệnh lý cảm sốt gây mệt mỏi thông thường. Vì thế, ngay khi thấy cơ thể có những biến đổi bất thường, tốt nhất bạn nên chú ý quan sát để có thể xác định và đánh giá tốt nhất tình trạng sức khỏe của mình.

Mất ngủ chán ăn
Các triệu chứng gây chán ăn mất ngủ thường sẽ có những biểu hiện đa dạng và khó phân biệt với các bệnh lý khác.

Một số triệu chứng của chán ăn mất ngủ phổ biến bao gồm:

  • Bạn thường không đảm bảo được một giấc ngủ chất lượng, có thể ban đầu sẽ khó đi vào giấc ngủ và sau đó là bị thức giấc nhiều lần trong đêm không rõ nguyên nhân.
  • Một giấc ngủ chỉ kéo dài khoảng 4 đến 5 tiếng mỗi ngày, bạn tỉnh giấc từ rất sớm và khó để ngủ lại sau đó.
  • Luôn trong trạng thái cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống khi ngủ dậy. Điều này xảy ra do bạn ngủ không đủ giấc và kéo dài liên tục trong nhiều ngày
  • Ăn uống kém, không cảm thấy ngon miệng khi ăn
  • Không thể tập trung vào công việc hằng ngày, có thể xuất hiện tình trạng nôn hoặc buồn nôn sau khi ăn hoặc vào buổi sáng sớm
  • Đau đầu, đau nửa đầu có thể kéo dài, kèm theo đó là tình trạng ù tai, hoa mắt, chóng mặt

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân gây ra chán ăn mất ngủ

Chán ăn mất ngủ thường xuất hiện do nhiều tác động khác nhau, do đó nó nó rất nhiều nguyên nhân hình thành. Một số nguyên nhân cơ bản có thể kể đến như sau:

  • Thói quen sinh hoạt: Chán ăn mất ngủ thường xuất hiện khi thói quen sinh hoạt của bạn không được đảm bảo theo các nguyên tắc khoa học. Với sự bận rộn của xã hội ngày nay thì việc ăn uống không điều độ và thiếu chất là không thể tránh khỏi. Không những vậy, làm việc quá sức hoặc sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
  • Rối loạn tâm lý: Đa số người trẻ thường không thể tránh khỏi những áp lực tâm lý dẫn đến tình trạng căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Điều này dễ gây ra những ảnh hưởng lớn đến tinh thần và gây suy nghĩ tiêu cực khiến người bệnh cảm thấy chán ăn mất ngủ. Stress trong thời gian dài còn gây trầm cảm và suy nhược thần kinh,…
  • Sự gia tăng của tuổi tác: Khi tuổi ngày càng cao thì quá trình lão hóa của các cơ quan trọng cơ thể ngày càng giảm sút về chức năng vận hành. Lâu ngày nó khiến cơ thể bạn hoạt động quá sức và cơ thể bắt đầu có sự mệt mỏi. Tình trạng thiếu máu lên não là một trong những tác nhân gây ra chứng mất ngủ, chán ăn.
  • Biểu hiện của các bệnh lý: Trong một số trường hợp, chán ăn mất ngủ có thể là cảnh báo của một số bệnh lý như huyết áp, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, suy thận, trầm cảm,…
  • Một số tác nhân từ môi trường bên ngoài: Thay đổi của môi trường bên ngoài chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn mất ngủ. Nó có thể diễn ra do ảnh hưởng của môi trường sống và làm việc, ô nhiễm tiếng ồn,… Khi cơ thể không kịp thích ứng với những tác nhân này thì nó sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, đau đầu và chán ăn.

Việc xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ chán ăn là vô cùng quan trọng bởi việc điều trị có nhanh chóng mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Do đó, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ đánh giá tình trạng bệnh và khắc phục tốt nhất ngay khi có những biểu hiện đầu tiên.

Mất ngủ chán ăn là biểu hiện của bệnh gì?

Chứng mất ngủ đi kèm với biểu hiện chán ăn thường là một trong những rối loạn sinh lý diễn ra trong thời gian ngắn. Nó có thể được cải thiện chỉ qua thời gian sinh hoạt và việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem thường khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này.

Nếu không được điều trị và khắc phục một cách kịp thời, bệnh sẽ có xu hướng tiến triển nặng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch nên có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.

Theo đó, chán ăn mất ngủ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sau:

1. Bệnh đường tiêu hóa

Chán ăn có thể là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, nó có thể kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, không ăn được hoặc không cảm thấy ngon miệng. Lúc này bạn có thể cảm nhận rằng hệ tiêu hóa thường sẽ phát sinh nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Mất ngủ chán ăn
Chán ăn có thể là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh tiêu hóa thường sẽ biểu hiện chủ yếu vào ban đêm. Thời gian này nó sẽ được kích hoạt cũng như hoạt động mạnh mẽ, cũng chính vì thế mà nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Từ đó gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên xảy ra.

Bệnh lý tiêu hóa bạn có thể mắc phải khi có triệu chứng chán ăn mất ngủ:

  • Trào ngược thực quản: Là tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản, nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc tùy lúc. Nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể gây viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trong đến dạ dày cũng như thực quản.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Thường biểu hiện qua cảm giác đau đớn khó chịu, mệt mỏi, chán ăn bởi những vết viêm loét dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày: Là thể bệnh nghiêm trọng cần được điều trị nhanh chóng vì có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Nó có thể đi kèm với tình trạng nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc cũng có thể gây tụt huyết áp, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mệt mỏi vật vã,…

2. Chán ăn mất ngủ là biểu hiện của bệnh lý thần kinh

Thông thường trong các thống kê, tình trạng mất ngủ thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó vẫn có thể xảy ra ở người trẻ cùng với các biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mất ngủ chán ăn
Chán ăn mất ngủ là biểu hiện của bệnh lý thần kinh.

Bên cạnh đó, bệnh lý thần kinh còn gây nguy hiểm về mặt tinh thần khiến nó trở nên sa sút trầm trọng và làm cho cân nặng của người bệnh tụt dốc không phanh. Chán ăn mất ngủ còn có thể xảy ra do lo âu quá mức, đây cũng chính là cảnh báo cho nhiều hệ quả nghiêm trọng có thể kể đến như:

  • Suy nhược thần kinh: Thường xuất hiện khi não bộ của bạn bị hoạt động quá mức trong thời gian dài. Nó có thể kéo theo sự hưng phấn và gây ra những tác hại đến đại não. Người mắc phải bệnh lý này thường có dấu hiệu chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu thường xuyên và dễ bị kích thích.
  • Rối loạn lo âu: Xuất hiện kèm theo với các triệu chứng lo lắng và sợ hãi. Thông thường họ sẽ có những biểu hiện này với những đối tượng và tình huống cụ thể, lâu dần nó có thể làm cho người bệnh trở nên chán ăn và cảm giác lo sợ khiến cho người bệnh rất khó ngủ.
  • Rối loạn tâm trạng: Cũng có thể gọi là rối loạn cảm xúc bởi nó sẽ kéo theo cảm giác buồn bã kéo dài hoặc cũng có thể là cảm giác hạnh phúc quá mức. Thông thường những rối loạn này thường biểu hiện qua trầm cảm, rối loạn khí sắc, rối loạn lưỡng cực…

3. Chán ăn mất ngủ là biểu hiện của chứng mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính là một trong những chứng bệnh gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài, nó cũng có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau và thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 6 tháng. Đồng thời, người mắc phải bệnh lý này có thể đi kèm với những triệu chứng thực thể hoặc biểu hiện tâm lý nguy hiểm.

Mất ngủ chán ăn
Chán ăn mất ngủ là biểu hiện của chứng mệt mỏi mãn tính.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, mệt mỏi mãn tính có thể không thuyên giảm ngay cả khi người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ. Thông thường, nó sẽ đi kèm với những triệu chứng được biểu hiện ở các cơ quan khác nhau, có thể kể đến như tiêu hóa, hô hấp, thần kinh cơ, tiết niệu,…

Bên cạnh chứng chán ăn mất ngủ thì người mắc phải các bệnh lý mệt mỏi mãn tính có thể kèm theo các biểu hiện như:

  • Xuất hiện tình trạng đau đầu thường xuyên cùng với đó là sốt nhẹ
  • Không thể tập trung vào công việc
  • Tình trạng đau họng có thể kèm theo nổi hạch ở cổ
  • Đau tức ngực, đau cơ và đau khớp
  • Nhịp tim đập nhanh hơn lúc bình thường và có thể đổ mồ hôi vào ban đêm

4. Chán ăn mất ngủ do suy tuyến thượng thận

Vùng thượng nằm ở phía trên 2 quả thận, suy tuyến thượng thận là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cơ quan này bị giảm thiểu chức năng sản sinh ra cortison. Đây chính là nguyên nhân làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe người bệnh.

Mất ngủ chán ăn
Chán ăn mất ngủ do suy tuyến thượng thận.

Một số biểu hiện kèm theo của suy tuyến thượng thận:

  • Cơ thể của người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và không có sức sống
  • Bắt đầu xuất hiện cảm giác chán ăn, mất ngủ và khó ngủ
  • Thường xuyên bị nôn ói, chóng mặt và ói mửa
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường nhưng huyết áp có thể xuống thấp
  • Sốt cao có thể xuất hiện đột ngột
  • Cơ thể có thể cảm thấy lạnh như lại bị đổ mồ hôi
  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở dưới chân và vùng lưng

Người mắc phải bệnh lý này cần được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời. Bởi lẽ nó có thể diễn biến nhanh chóng và kéo theo những biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp nó có thể gây ra các biến chứng như sốc, co giật, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

5. Chán ăn mất ngủ có thể gây ra bệnh lý suy giáp

Bệnh lý suy giáp cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chán ăn mất ngủ. Đây là một dạng bệnh liên quan đến nội tiết được biểu hiện bởi sự rối loạn bởi các chức năng của tuyến giáp. Từ đó, nó gây cản trở đến việc sản sinh ra các hormone cần thiết để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Mất ngủ chán ăn
Bệnh lý suy giáp cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chán ăn mất ngủ.

Thông thường, bệnh lý về suy tuyến giáp thường sẽ có biểu hiện chủ yếu là làm giảm hàm lượng canxi trong máu. Nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tim mạch và hệ thần kinh, kể cả việc kiểm soát tiết nhiệt lượng của cơ thể. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra sức khỏe:

  • Không có cảm giác ngon miệng khi ăn, thường xuyên xuất hiện tình trạng táo bón
  • Trí nhớ bị suy giảm trầm trọng và bắt đầu xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của trầm cảm
  • Khó ngủ, không ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc
  • Làn da kém sức sống, khô và trở nên tái xanh
  • Xuất hiện tình trạng đau cơ, đau khớp
  • Nhịp tim thay đổi, giọng nói trở nên trầm khàn
  • Ham muốn tình dục bị giảm sút, nếu là phụ nữ sẽ gặp phải các vấn đề về kinh nghiệt

Đây cũng là một bệnh lý cần được quan tâm và kiểm soát ngay từ giai đoạn đầu bởi nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là gây tử vong chỉ sau một thời gian ngắn. Trong trường hợp không được điều trị sớm, nó có thể gây ra các biến chứng và cần phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật tương đối phức tạp.

6. Chán ăn mất ngủ là biểu hiện suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương khiến các chức năng hoạt động bị suy giảm. Ở giai đoạn mới bắt đầu, các triệu chứng của bệnh thường không được biểu hiện rõ ràng, trong một số trường hợp bạn còn không cảm nhận được sự thay đổi của sức khỏe. Đa số người bệnh thường chỉ nhận thấy biểu hiện khi bệnh đã có những ảnh hưởng lớn hơn.

Các triệu chứng của bệnh có thể nhận thấy như:

  • Người bệnh buồn nôn, nôn ói thường xuyên
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và có cảm giác ớn lạnh
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và tinh thần bị ảnh hưởng tiêu cực
  • Khó ngủ do chuột rút hoặc co giật cơ bắp
  • Tình trạng ngứa toàn thân xuất hiện dai dẳng
  • Huyết áp tăng cao, kéo theo đó là đau ngực và khó thở

Trường hợp bệnh nhân bị suy thận cấp tình, tình trạng bệnh chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày. Nếu được thăm khám và điều trị đúng cách, nó có thể sẽ được phục hồi hoàn toàn trong khoảng 1 – 2 tuần.

Ngược lại, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, lúc này chức năng thận không thể phục hồi lại như ban đầu. Bạn sẽ được áp dụng các phương pháp giúp làm ngăn ngừa tiến triển của bệnh và kiểm soát các biến chứng một cách hiệu quả.

Làm thế nào để cải thiện chán ăn mất ngủ?

Để hạn chế tác động của tình trạng chán ăn mất ngủ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Mỗi phương pháp đều có một ưu nhược điểm riêng nên tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà bạn có thể ứng dụng điều trị theo các chỉ định của bác sĩ.

1. Chữa chán ăn mất ngủ theo Tây y

Chữa chán ăn mất ngủ theo phương pháp Tây y cần được các bác sĩ kiểm tra và đánh giá mức độ bệnh trước khi lên phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị riêng. Việc của bạn lúc này là đảm bảo tuân theo các chỉ định của bác sĩ để hiệu quả nhanh chóng được phát huy.

Mất ngủ chán ăn
Chữa chán ăn mất ngủ theo phương pháp Tây y cần được các bác sĩ kiểm tra và đánh giá mức độ bệnh trước khi lên phác đồ điều trị phù hợp.

Mặc dù là phương pháp điều trị chán ăn mất ngủ nhanh chóng và hiệu quả nhưng sử dụng Tây y có thể mang đến một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Do đó, bạn nên đảm bảo tuân thủ về liều dùng cũng như cách sử dụng các loại thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Đồng thời, trong quá trình sử dụng nếu có phát sinh bất cứ bất thường nào thì nên báo ngay với bác sĩ.

Một số loại thuốc chữa chán ăn mất ngủ mà bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng bao gồm:

  • Thuốc an thần: Có tác dụng trong việc điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài và thường xuyên do căng thẳng và áp lực. Các loại thuốc được chỉ định có thể bao gồm Olanzapine và Mirtazapine.
  • Thuốc bình thần: Nhóm thuốc này được chỉ định để rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ do đó khi sử dụng bạn sẽ không trằn trọc khi vào giấc. Đồng thời, nó còn kích thích cảm giác buồn ngủ đến nhanh hơn. Tên của các loại thuốc có thể kể đến như Zolpidem, Clonazepam, Bromazepam,…
  • Thuốc kháng histamin: Phát huy tác dụng trong điều trị chán ăn mất ngủ, các loại thuốc được chỉ định có thể là Clorpheniramin và Dimedrol.

2. Một số bài thuốc Đông y chữa chán ăn mất ngủ

Nguyên tắc chữa bệnh trong Đông y là cải thiện bệnh từ nguyên căn. Theo đó, chán ăn mất ngủ cũng được khắc phục từ nguồn gốc gây bệnh giúp cân bằng âm dương và bồi bổ cơ thể. Hầu hết các bài thuốc bài thuốc này đều được sử dụng từ các vị thuốc từ thiên nhiên nên bạn có thể an tâm vì độ lành tính của nó.

Mất ngủ chán ăn
Theo Đông y, chán ăn mất ngủ cũng được khắc phục từ nguồn gốc gây bệnh giúp cân bằng âm dương và bồi bổ cơ thể.

Không những vậy, hiệu quả mà Đông y mang lại trong các bài thuốc chữa mất ngủ chán ăn còn được nhiều người đánh giá cao. Bên cạnh đó, nó còn tương đối dễ thực hiện và có thể tiến hành ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một số bài thuốc chữa chán ăn mất ngủ:

– Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị: Hoàng kì, đương quy, bạch truật, đảng sâm, phục thần, long nhãn, viễn chí, táo nhân, dạ đằng giao theo tỷ lệ được kê.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch và sắc các vị thuốc với nhau thành nước uống 3 lần/ ngày.

– Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị: Ngọc trúc, thạch quyết minh, hoàng tinh, xuyên khung theo tỷ lệ được kê.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch và sắc các vị thuốc với nhau thành nước uống 2 lần/ ngày.

– Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị: Toan táo nhân và đơn sâm với tỷ lệ bằng nhau và trộn đều.
  • Cách thực hiện: Tán các vị thuốc thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng bạn lấy khoảng 6 gram và chia thành 2 lần uống trong ngày

3. Mẹo dân gian cải thiện chán ăn mất ngủ

Mẹo dân gian chữa chán ăn mất ngủ được áp dụng từ lâu đời, nó là các bài thuốc được ông bà ta lưu truyền lại. Hầu hết các nguyên liệu được sử dụng đều rất dễ tìm cũng như cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp tình trạng bệnh đang ở giai đoạn đầu và chưa phát sinh các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số mẹo dân gian từ các nguyên liệu có sẵn giúp hỗ trợ chữa chán ăn mất ngủ bao gồm:

  • Hạt sen: Hạt sen là một trong những cái tên được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe và cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả. Do đó, bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình bằng các món ăn như chè sen, cháo sen, gà hầm sen,…
  • Canh lạc tiên: Là loại canh được nấu từ lá lạc tiên, bạn có thể luộc rồi sử dụng như các loại rau bình thường. Chúng có tác dụng trong việc hỗ trợ an thần và cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả.
  • Đậu xanh: Cũng giống như hạt sen, đậu xanh cũng được xem là “thần dược” trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, nó có còn giúp đào thải độc tố, an thần và đặc biệt là kích thích khả năng thèm ăn. Bạn có thể chế biến đậu xanh thành các món như cháo đậu xanh, đậu xanh hầm thịt chim, đậu xanh hầm thịt gà,…
  • Cây đinh lăng: Đinh lăng là một trong những dược liệu quý có nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau. Theo ghi chép của y học cổ truyền thì nó còn có công dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng, cải thiện giấc ngủ và chống chán ăn. Theo đó, bạn có thể sử dụng lá đinh lăng để ăn như rau sống hoặc phơi khô rồi hãm như trà.
  • Cây xấu hổ (cây trinh nữ): Là một vị thuốc có tác dụng trong việc giảm đau, giải nhiệt, lợi tiểu và xoa dịu căng thẳng thần kinh. Cách đơn giản nhất để bạn có thể cải thiện tình trạng này chính là đem phần thân và lá phơi khô và hãm lấy nước uống hằng ngày.

Gợi ý một số giải pháp phòng ngừa chán ăn mất ngủ hiệu quả

Chán ăn mất ngủ gây ra những ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe tinh thần mà còn cả thể chất của người bệnh. Thay vì lo sợ thì bạn có thể tìm cách để phòng ngừa chúng, đồng thời cũng có thể áp dụng để tránh bệnh không phát triển nhanh chóng. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn tránh khỏi những phiền phức do bệnh gây ra:

Mất ngủ chán ăn
Nên đảm bảo uống đủ nước để đảm bảo quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng nước quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giữa công việc và nghỉ ngơi để tránh những áp lực và căng thẳng hay stress kéo dài. Bởi lẽ chúng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và khiến cho tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn.
  • Không nên thức khuya, tốt nhất bạn nên đảm bảo giờ sinh hoạt nhất định và ngủ trước 11 giờ đêm. Đồng thời dậy vào sáng sớm để hình thành một thói quen sinh học tốt cho cơ thể cũng như đảm bảo giấc ngủ luôn đầy đủ, tránh mệt mỏi.
  • Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt thì bạn cũng nên luyện tập các bài thể dục để nâng cao sức khỏe. Một số môn thể thao bạn có thể lựa chọn như  đi bộ, chạy, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… Chúng có tác dụng hỗ trợ tinh thần minh mẫn, cải thiện cảm xúc và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu. Vì thế, trong khẩu phần ăn hằng ngày, bạn nên thêm vào các loại rau xanh để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không những vậy, nó còn giúp kích thích vị giác và khắc phục tình trạng chán ăn một cách hiệu quả.
  • Nên hạn chế sử dụng các loại đồ ngọt hoặc các loại nước uống có có cồn hay caffein. Những loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu và áp lực cho dạ dày gây chứng ợ nóng và đầy bụng khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống.
  • Nên đảm bảo uống đủ nước để đảm bảo quá trình trao đổi chất. Đồng thời, tiêu thụ 2 lít nước mỗi ngày còn giúp đào thải độc tố và ngăn ngừa lão hóa một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng nước quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Ngoài ra, sử dụng thường xuyên các loại trà như trà hoa nhài, trà hoa cúc, trà gừng cũng có thể giúp đảm bảo tinh thần cho người sử dụng. Nó còn có tác dụng tốt trong việc giảm căng thẳng, tiêu hóa tốt và kích thích cảm giác thèm ăn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Mất ngủ chán ăn tuy không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm nhất để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *