Tổng quan về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng (hoảng sợ khi ngủ)

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có thể ảnh hưởng đến 40% trẻ em và một số người trưởng thành. Nếu tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài, chứng bệnh này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.

Tổng quan về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng (hoảng sợ khi ngủ)
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là bệnh gì?

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là bệnh gì?

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng (Sleep Terrors) là tình trạng la hét, khóc lóc, hoảng hốt, thở nhanh, tim đập nhanh, toát mồ hôi và sợ hãi tột độ khi đang chìm vào giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn chưa hề tỉnh giấc mặc dù mắt vẫn đang mở. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có thể:

  • Dẫn đến hiện tượng cận giấc ngủ (parasomnia)
  • Diễn ra vào khoảng 1/3 độ dài giấc ngủ ban đêm, kéo dài khoảng vài giây đến vài phút, thậm chí lâu hơn (đặc biệt là ở trẻ em)
  • Đi kèm tình trạng mộng du
  • Xuất hiện thường xuyên ở trẻ em và giảm dần khi chúng ta trưởng thành

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, trong giai đoạn không chuyển động mắt nhanh (NREM). Trái lại, ác mộng hay xuất hiện từ nửa sau giấc ngủ, trong giai đoạn có chuyển động mắt nhanh (REM).

Những người gặp ác mộng thường dễ tỉnh giấc hoàn toàn khi được đánh thức và có thể thuật lại nội dung giấc mơ. Trong khi đó, người bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khó bị đánh thức hơn. Sau khi thực sự tỉnh giấc, họ có thể hoàn toàn không nhớ gì cả hoặc chỉ nhớ về những hình ảnh đáng sợ.

Các chuyên gia cho biết, chứng bệnh này khá hiếm gặp, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em 4 – 12 tuổi. Đa số bệnh nhân sẽ khỏi bệnh khi lớn lên.

Dấu hiệu nhận biết

Những biểu hiện chủ yếu của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng gồm có: đột ngột ngồi dậy la hét, mở mắt, thở gấp, hai đồng tử giãn nở, bối rối, vẻ mặt đầy biểu cảm, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đấm đá lung tung, mộng du (rời khỏi giường, chạy xung quanh nhà, hành động gây hấn khi bị ai đó kiềm chế hay cản trở).

Một số người bệnh không thể nhận thức được môi trường xung quanh nên khó được dỗ dành để dịu lại. Sau khi thức giấc, họ thường hoàn toàn không nhớ và không thể giải thích được hiện tượng vừa qua.

Nguyên nhân hình thành

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thuộc nhóm tình trạng cận giấc ngủ (những trải nghiệm hay hành vi không mong muốn khi đang ngủ).

Tình trạng này là một dạng rối loạn tỉnh thức, diễn ra suốt N3 của giấc ngủ (giai đoạn ngủ sâu không có cử động mắt nhanh). Lúc đó, mộng du (một dạng rối loạn giấc ngủ ở giai đoạn không cử động mắt nhanh khác) có thể diễn ra đồng thời.

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến hội chứng giấc ngủ kinh hoàng vẫn chưa được tìm hiểu cặn kẽ. Nhiều chuyên gia nhận định, chứng bệnh này liên quan đến yếu tố di truyền, tình trạng sốt cao, mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, khi bạn uống loại thuốc mới, đảo lộn thói quen ngủ (đi du lịch, đến nơi khác múi giờ) hoặc nghiện rượu bia.

Ngoài ra, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng cũng có thể bị kích thích bởi tình trạng: rối loạn thở khi ngủ, rối loạn khí sắc (rối loạn lo âu, trầm cảm), hội chứng chân không yên…

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Phương pháp chẩn đoán

Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng bất thường trên diễn ra nhiều lần mỗi đêm và kéo dài từ 1 tháng trở lên. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn thường lặp đi lặp lại một số hành động hoặc gây tổn thương bản thân và người khác khi bệnh lý này khởi phát. Để chẩn đoán chính xác hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ:

  • Khai thác tiền sử y khoa
  • Thăm khám sức khỏe để xác định bất cứ dấu hiệu bất thường về giấc ngủ
  • Trao đổi kỹ lưỡng với bệnh nhân về từng triệu chứng cụ thể
  • Tiến hành ghi chú giấc ngủ về đêm (polysomnography), bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh ngủ lại một đêm trong phòng nghiên cứu để được theo dõi giấc ngủ. Những cảm biến đặc biệt sẽ được đặt lên cơ thể nhằm ghi nhận mức độ oxy trong máu, hoạt động sóng não, tình trạng hơi thở, nhịp tim cùng cử động của chân và mắt khi bạn ngủ. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể quay phim hành vi của bệnh nhân trong mỗi chu kỳ ngủ

Phương pháp xử lý

Khi con em mắc phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, cha mẹ cần đánh thức bé khoảng 15 – 30 phút trước thời điểm triệu chứng thường xuất hiện hàng đêm nhằm phòng tránh tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vỗ về, an ủi và ôm ấp để trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái. Sau một tuần áp dụng hai mẹo đơn giản này, chứng bệnh thường chấm dứt hoàn toàn.

Phương pháp xử lý
Cha mẹ nên vỗ về, an ủi và ôm ấp để trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở người lớn, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có thể liên quan đến hiện tượng sốc tâm lý. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa một số loại thuốc Tây hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay, chưa có bất cứ loại thuốc nào đặc trị hội chứng. Thế nhưng, nếu bệnh tình trở nên trầm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc an toàn, phù hợp.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được yêu cầu trị liệu tâm lý bằng kỹ thuật thôi miên, liệu pháp nhận thức – hành vi, liệu pháp thư giãn hoặc liệu pháp phản hồi tự nhiên. Ngoài ra, bạn hãy chủ động thay đổi lối sống nhằm cản trở diễn tiến của bệnh lý:

  • Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/đêm) và đúng giờ (trước 23 giờ tối), tránh xa tiếng ồn và các tác nhân gây gián đoạn giấc ngủ
  • Thiết lập thói quen nghỉ ngơi điều độ với nhiều hoạt động lành mạnh như: viết nhật ký, đọc sách, ngâm mình trong nước ấm, thiền định, tập yoga trước khi đi ngủ
  • Chuẩn bị phòng ngủ thích hợp, vệ sinh thường xuyên, đóng cửa vào buổi tối (nhằm hạn chế chấn thương khi mộng du), cất hết dây điện cùng các vật cản trong phòng, không sử dụng giường tầng…
  • Loại bỏ những yếu tố dẫn đến áp lực, căng thẳng, duy trì suy nghĩ tích cực, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan
  • Nếu có con nhỏ đang mắc bệnh, cha mẹ nên nhẹ nhàng vuốt ve, ôm ấp, xoa dịu cho đến khi bé ngủ lại hoặc bình tĩnh lay con thức dậy và ân cần trò chuyện với con
  • Quan sát và ghi chép triệu chứng để cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết, đồng thời nắm bắt thời điểm lý tưởng để đánh thức trẻ

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Nhìn chung, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng không nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng. Bệnh lý sẽ tự biến mất khi bé trưởng thành. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện bất thường trở nên tồi tệ và kéo dài từ 1 tháng trở nên, phụ huynh nên chủ động đưa bé đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và chữa trị dứt điểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *