Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ

Ngủ là hoạt động sinh lý vô cùng quan trọng của con người. Giấc ngủ giúp chúng ta nghỉ ngơi, phục hồi tinh thần và tái tạo năng lượng sau một dài học tập, làm việc chăm chỉ. Những vấn đề về giấc ngủ có thể gây mất tập trung, giảm năng suất lao động, cao huyết áp, suy giảm trí nhớ… Đặc biệt, rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ.

Tại sao rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ?
Tại sao rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ?

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ

Trong nhịp sống hiện đại bộn bề, rối loạn giấc ngủ trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Tình trạng này thường xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhất là nhóm người trung niên, cao tuổi.

Khi tuổi cao sức yếu, chúng ta sẽ trải nghiệm một kiểu ngủ mới (khó chìm vào giấc ngủ và thường xuyên mất ngủ hơn). Giấc ngủ bị cắt khúc (tên tiếng Anh là Sleep Fragmentation) là hiện tượng giấc ngủ bị đứt quãng vì nhiều lần tỉnh giấc giữa đêm.

Lúc này, sự thay đổi nhịp sinh học có thể dẫn đến một số dạng rối loạn về chức năng của cơ thể, trong đó có giấc ngủ. Đây chính là lý do những người lớn tuổi hay buồn ngủ lúc chập tối và thường thức dậy vào buổi sáng sớm.

Thông thường, rối loạn giấc ngủ bắt nguồn từ bệnh lý lão khoa hoặc vấn đề sức khỏe nào đó. Ngược lại, chính rối loạn giấc ngủ cũng có thể là yếu tố nguy cơ thúc đẩy những căn bệnh nghiêm trọng (chẳng hạn bệnh tim mạch khởi phát) tiến triển nhanh chóng.

Ở người cao tuổi, chất lượng giấc ngủ thấp có thể liên quan đến chứng thiếu oxy mô não (nhồi máu não) hoặc xơ cứng động mạch não). Đây là những tác nhân góp phần làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và đột quỵ ở người già.

Các nghiên cứu sinh học phân tử cho thấy, tình trạng mất ngủ mạn tính (một dạng stress kinh niên của cơ thể) có thể kích thích sản sinh quá mức gốc tự do, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, từ đó gây tổn thương não bộ.

Gốc tự do sẽ tấn công và phá hủy nội mạc mạch máu, tạo ra điều kiện thuận lợi để mỡ máu lắng đọng tại thành động mạch, hình thành nhiều mảng xơ vữa và thu hẹp lòng động mạch. Do đó, dòng máu bị cản trở. Não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến hiện tượng thiếu máu não, đồng thời kéo theo hàng loạt rối loạn bên trong cơ thể (trong đó có rối loạn giấc ngủ).

Bên cạnh đó, sự tăng sinh quá mức của các gốc tự do cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh đang bị tổn thương, ức chế chức năng dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, hoạt động của trung tâm điều khiển giấc ngủ gặp trục trặc, từ đó gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Chứng mất ngủ mạn tính có thể dẫn đến nhiều căn bệnh trầm trọng như: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Đây đều là những tác nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Quá trình hình thành đột quỵ có thể khởi đầu từ tình trạng hẹp lòng mạch vì kích thích của mảng xơ vữa tăng dần theo thời gian. Lúc này, tiểu cầu sẽ bám vào mảng xơ vữa để hình thành một cục huyết khối làm tắc mạch.

Hơn nữa, mảng xơ vữa cũng có thể bong tróc khỏi thành mạch cùng cục huyết khối, sau đó trôi theo dòng máu rồi mắc kẹt ở nhiều vị trí khác nhau bên trong mạch máu não, dẫn đến hiện tượng tắc mạch (thiếu máu não) hoặc vỡ mạch (chảy máu não) (đây là hai dạng đột quỵ chủ yếu).

Bộ Y tế Hoa Kỳ ước tính, hiện nước này có khoảng 50 – 70 triệu bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, tình trạng trên không chỉ kéo giảm chất lượng công việc mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Những người bị mất ngủ mạn tính có thể giảm 1/3 tuổi thọ và giảm hơn 20% khối lượng bộ não.

Rối loạn giấc ngủ gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Nặng nề hơn, chứng bệnh này còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đột quỵ não và tử vong.

Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Y khoa New York được trình bày ở Hội thảo Quốc tế về Đột quỵ, những người ngủ đủ 7 – 8 giờ/đêm và tập thể dục 30 – 60 phút/tuần có thể phòng tránh rủi ro đột quỵ não lên đến 25%. Trái lại, những người ngủ ít hoặc nhiều hơn 7 – 8 tiếng/đêm có nhiều khả năng bị đột quỵ não.

Tại Hội nghị Thường niên của Hiệp hội Cao huyết áp Hoa Kỳ, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Khoa Icahn (ISM) cho biết, nguy cơ đột quỵ của những người ngủ dưới 5 giờ/đêm tăng lên 83% so với nhóm người ngủ đủ 7 – 8 giờ/đêm.

Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng mất ngủ triền miên cũng kéo theo nhiều vấn đề về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, dễ mắc bệnh Alzheimer, ảnh hưởng xấu đến chức năng nhận thức…

Như vậy, thói quen ngủ có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ đột quỵ não. Quỹ Giấc ngủ ngủ Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, những người trưởng thành (18 – 64 tuổi) nên ngủ 7 – 9 giờ/đêm trong khi những người từ 65 tuổi trở lên cần ngủ khoảng 7 – 8 giờ/đêm.

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ
Rối loạn giấc ngủ nói chung và vấn đề mất ngủ nói riêng có thể buộc chúng ta phải hứng chịu nhiều hậu quả tồi tệ về mặt sức khỏe.

Rối loạn giấc ngủ nói chung và vấn đề mất ngủ nói riêng có thể buộc chúng ta phải hứng chịu nhiều hậu quả tồi tệ về mặt sức khỏe. Theo một báo cáo trên Tạp chí Đột quỵ, người già (nhóm đối tượng thường xuyên mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn) phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí oxy ở các mô não và xơ cứng mạch máu.

Với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khám phá chi tiết về mối quan hệ mật thiết giữa tình trạng giấc ngủ bị cắt khúc và mức độ nhồi máu não, tổn thương mạch máu não tạo mô não sinh thiết. Nhóm nghiên cứu tiến hành sinh thiết mô não của 315 người bệnh, trong đó 70% là nữ giới.

Những người tham gia sẽ được theo dõi nghiêm ngặt về mọi hoạt động thường ngày trong vòng tối thiểu 1 tuần (nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ đã được tính toán cụ thể). Hiện tượng giấc ngủ bị cắt khúc có thể làm gián đoạn giấc ngủ trung bình 7 lần/giờ.

Trong số những người tham gia nghiên cứu, 29% bệnh nhân từng bị đột quỵ trước đây, 61% người bệnh xuất hiện dấu hiệu tổn thương mạch máu não từ mức độ trung bình đến nặng nề. Nếu diễn tiến nghiêm trọng, tình trạng giấc ngủ bị cắt khúc có thể gây ra nguy cơ mắc chứng xơ cứng mạch máu cao hơn 27%. Khi tỉnh giấc thêm 2 lần/giờ, rủi ro thiếu hụt oxy não sẽ tăng thêm 30%.

Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim mạch như: bệnh tiểu đường, chỉ số khối cơ thể (BMI), tiền sử hụt thuốc, huyết áp cao cùng một số bệnh lý (suy tim, trầm cảm, Alzheimer…) đều liên quan đến hiện tượng mất ngủ.

Tiến sĩ Andrew Lim (giáo sư chuyên ngành Thần kinh thuộc Đại học Toronto, người dẫn đầu nghiên cứu) nhận định rằng, những dạng tổn thương não mà họ quan sát được có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì chúng không chỉ góp phần tăng cường nguy cơ đột quỵ mà còn thúc đẩy tình trạng suy giảm trí nhớ mạn tính tiến triển phức tạp.

Vấn đề giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu não. Khả năng tưới máu não suy giảm có thể cắt khúc giấc ngủ. Cả hai hiện tượng này đều có thể bắt nguồn từ nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Hơn nữa, vai trò của một số yếu tố đặc biệt thuộc về hiện tượng gián đoạn giấc ngủ này (chẳng hạn sự ngưng thở khi ngủ) cùng những cơ chế sinh học của chúng vẫn chưa được làm rõ.

Tóm lại, với hàng loạt kết quả nghiên cứu kể trên, rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng đột quỵ. Việc theo dõi chất lượng giấc ngủ sẽ giúp chúng ta khám phá nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi.

Tuy nhiên, từ những phát hiện này, các nhà khoa học vẫn cần tìm kiếm thêm nhiều bằng chứng khác nhau để làm sáng tỏ nghi vấn liệu sự tổn thương não bộ có phải là hệ lụy trực tiếp của tình trạng gián đoạn giấc ngủ hay không.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *