Có nên vì con mà chung sống với chồng thay vì ly hôn?

Con cái chính là lý do lớn nhất khiến cho nhiều cặp vợ chồng chấp nhận chung sống với nhau ngay khi đã không còn tình cảm. Nhiều người phụ nữ muốn giữ cho con cái một mái ấm gia đình có đầy đủ cha và mẹ. Tuy nhiên, điều đó có thực sự tốt? Bạn có nên vì con mà chung sống với chồng?

Có nên vì con mà chun
Không ly hôn vì con đôi khi lại là quyết định sai lầm khiến tất cả cùng bị tổn thương

Có nên vì con mà không ly hôn?

Có nên vì con mà chung sống với nhau thay vì ly hôn chắc hẳn là câu hỏi khó trả lời nhất của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Cũng bởi, con cái luôn được xem là tài sản quý giá và lớn lao nhất của bậc sinh thành. Họ có thể không được trọn vẹn trong chuyện tình yêu, cuộc sống hôn nhân không mấy hạnh phúc nhưng luôn muốn dành cho con cái những điều tốt đẹp và trọn vẹn nhất.

Chính vì thế, không ít các cặp vợ chồng cố gắng chung sống với nhau không phải vì tình nghĩa mà chính là vì con cái. Nhiều người nghĩ rằng, bản thân đã không có được một hạnh phúc trọn vẹn thì phải kiên trì, nỗ lực để gìn giữ cho con cái một gia đình có đủ cha, đủ mẹ. Bởi họ nghĩ rằng, ly hôn chính là con dao cắt đứt tình cảm của gia đình, con cái sẽ mãi không được nhận tình yêu thương của cha mẹ, thậm chí còn phải đối diện với những tổn thương tâm lý, những lời gièm pha, chế giễu.

Trong thực tế, việc có quyết định ly hôn hay không còn phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào cách cảm nhận và quan điểm của từng người. Tuy nhiên, đừng đem con cái ra làm lý do để ràng buộc bản thân. Bởi đôi khi suy nghĩ của bạn lại không đúng với thực tế, những sự cố gắng của bạn không thể đáp ứng được mong muốn của con, thậm chí nó còn khiến con bạn phải đối diện với những sự tổn thương khi phải liên tục chứng kiến sự lạnh nhạt của cha mẹ.

Trong thực tế, có nhiều cặp vợ chồng đã quyết định gửi đơn ly hôn ra tòa, đã nhiều lần quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này nhưng cuối cùng lại vì con mà chấp nhận quay về với nhau. Đặc biệt là đối với những bậc làm cha mẹ Á Đông, thường có xu hướng muốn bao bọc con cái và việc ly hôn là một quyết định vô cùng đáng xấu hổ, vô trách nhiệm. Chính vì thế, dù đời sống vợ chồng có tồi tệ đến mức nào họ cũng gắng gượng để cùng chung sống với nhau, xây dựng một vẻ ngoài vô cùng hoàn mỹ.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, ly hôn không phải lúc nào cũng mang tính chất xấu. Đôi khi quyết định chấm dứt hôn nhân lại là một lựa chọn tốt cho cả hai, cho cả con cái. Thực tế tại các nước Châu Âu, điển hình là Mỹ, tỉ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng chiếm khá cao nhưng việc giáo dục và nuôi dạy con cái vẫn luôn được đảm bảo.

Do đó, nếu cuộc hôn nhân của bạn đã đứng trước bờ vực thẳm, cả hai đã không còn tình cảm với nhau, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, chiến tranh lạnh thì việc càng cố gắng ở lại sẽ càng khiến con cái chịu nhiều tổn thương. Nếu mối quan hệ vợ chồng đã đi đến bờ vực thẳm, cả hai đã dần kiệt sức và không còn tìm thấy niềm vui, hứng thú trong hôn nhân thì xin hãy dừng lại, đừng cố gắng ở lại chỉ vì con.

Có thể thời gian đầu, con cái sẽ khá bỡ ngỡ với việc thiếu đi sự gần gũi của cha hoặc mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với con, nói cho con hiểu về lý do vì sao cha mẹ không thể ở cùng nhau và cho con biết rằng, dù ly hôn, cha mẹ vẫn sẽ yêu thương, chăm sóc con thật tốt. Trẻ dù nhỏ đến mấy cũng có thể hiểu được những sự rạn nứt trong gia đình và đôi khi ly hôn chính là lối thoát tốt nhất đối với tâm lý của trẻ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Có nên vì con mà sống chung sống với chồng hay không?”. Mỗi người sẽ có mỗi lựa chọn và quyết định riêng của mình. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ thật kỹ trước về những mặt lợi và hại trước khi đưa ra sự chọn lựa cuối cùng. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất, các cặp vợ chồng cũng nên ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với nhau, suy nghĩ kỹ về mong muốn của chính mình, đồng thời thăm dò ý kiến của con cái để không phải hối hận về việc ra đi hay ở lại.

Chấp nhận không ly hôn vì con – Lợi hay hại?

Làm cha mẹ, chắc hẳn ai cũng mong muốn con cái có được cuộc sống hạnh phúc, sum vầy với tình yêu thương của ông bà, cha mẹ. Đặc biệt là phụ nữ luôn đặt nhiều sự kì vọng vào hôn nhân và con cái. Họ có thể sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của bản thân chỉ vì muốn giữ lại cho con một người cha, một mái ấm gia đình đầy đủ. Chính vì thế mà nhiều người dù không còn tình cảm với chồng nhưng vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ này, họ chịu đựng những sự tổn thương, mất mát hoặc thậm chí là sự hành hạ của người chồng chỉ vì con.

Nghe có vẻ thật bức xúc nhưng trong thực tế lại có không ít các trường hợp như thế. Họ có thể bất chấp tất cả chỉ vì con cái, vì sợ con phải đối diện với những lời chê bai, trêu chọc của bạn bè cùng trang lứa. Sợ những người xung quanh thì thầm nói xấu sau lưng con, sợ con phải chịu nhiều sự mất mát, tổn thương do cha mẹ không còn sống cùng nhau và hàng nghìn nỗi sợ khác.

Nhiều cặp vợ chồng thường cố gắng sống chung với nhau cho đến khi con lớn khôn, trưởng thành. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một quyết định đúng đắn và những hệ lụy mà nó gây ra còn gia tăng gấp nhiều lần so với việc ly hôn. Cũng bởi, trong quá trình trưởng thành và phát triển, con cái đã đủ nhận thức và hiểu rõ được những vết nứt trong gia đình, những sự bất hòa giữa cha mẹ. Điều này khiến nhiều đứa trẻ bị tổn thương tâm lý trong thời gian kéo dài, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực khó lường.

Có nên vì con mà chun
Liên tục chứng kiến cảnh cha mẹ mâu thuẫn, cãi vã càng khiến con nhỏ chịu nhiều sự tổn thương

Mặt khác, cũng có nhiều cặp vợ chồng xây dựng nên một hạnh phúc giả tạo để đánh lừa con cái. Khi còn nhỏ, trẻ có thể chưa thể nhìn thấu được sự việc nhưng khi đã đủ lớn khôn, dù cha mẹ có “diễn” giỏi đến mức nào thì con cái vẫn sẽ đủ hiểu được những điều khuất sâu phía sau. Một đứa trẻ khi phải chứng kiến và chịu đựng một sự hạnh phúc giả dối sẽ càng dễ bị khủng hoảng tinh thần, hình thành những suy nghĩ lệch lạc và dễ trở nên thù ghét, chống đối xã hội.

Một số hệ lụy và tác hại khi vợ chồng cố gắng sống cùng nhau chỉ vì con:

  • Cuộc sống gia đình không có hạnh phúc và tiếng cười, thậm chí chỉ toàn là những lời chửi mắng, chê bai, hành hạ tinh thần, các thành viên trong gia đình sẽ dần xa cách, chán ghét lẫn nhau.
  • Vợ chồng không thể cùng nhau san sẻ những khó khăn, không thể nuôi dạy và chăm sóc con cái một cách trọn vẹn.
  • Con trẻ phải liên tục đối diện với những sự lạnh nhạt, mâu thuẫn, sự thờ ơ của cha mẹ, lâu dần sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý. Nhiều đứa trẻ còn hình thành suy nghĩ chán ghét hôn nhân, sợ yêu vì nhìn thấy những điều tiêu cực từ cha mẹ của mình.
  • Hôn nhân không còn tình yêu sẽ dễ khiến cho vợ hoặc chồng tìm đến các mối quan hệ ngoài luồng, khiến cuộc sống vợ chồng càng thêm căng thẳng.

Ly hôn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với hầu hết các thành viên trong gia đình, tuy nhiên việc níu giữ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc vì con lại càng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Một gia đình không nhất thiết phải cần có đủ cả cha lẫn mẹ, mà gia đình cần phải có niềm vui trọn vẹn, có những tiếng cười và sự yêu thương chân thành.

Bạn nên hiểu rằng, ly hôn không đồng nghĩa với việc con cái phải bắt buộc mất đi cha hoặc mẹ, chúng hoàn toàn có thể nhận được sự quan tâm và chăm sóc của cả hai và bản thân cha mẹ cũng sẽ có trách nhiệm đối với con cái của mình. Việc chấp nhận ly hôn đôi khi không phải là điều tồi tệ mà nó chính là cách tốt nhất để gìn giữ những tình cảm tốt đẹp của các thành viên trong gia đình, giúp con cái tránh khỏi những sự tổn thương kéo dài dai dẳng.

Ly hôn hay ở lại cuối cùng cũng là quyết định của riêng vợ chồng, tuy nhiên khi đưa ra lựa chọn bạn cần phải suy nghĩ thật thấu đáo và để tránh những tổn thương cho con cái, cả hai cũng nên nói chuyện và giải thích cụ thể với con. Nên cho con hiểu rằng, dù cha mẹ không còn ở cạnh nhau nhưng vẫn sẽ luôn tôn trọng nhau, dành thời gian để quan tâm và chăm sóc con thật tốt.

Khi nào nên duy trì hôn nhân vì con cái?

Như đã chia sẻ ở trên, việc cố gắng sống cùng nhau vì con cái đôi khi chỉ mang lại những hệ lụy đáng tiếc cho con và cho cả cuộc sống hôn nhân giữa vợ chồng. Tuy nhiên, không phải cứ xảy ra mâu thuẫn, vợ chồng giận hờn hay bất đồng quan điểm lại đưa ra quyết định ly hôn. Nếu chỉ vì những cảm xúc, những sự tức giận nhất thời mà làm rạn nứt hạnh phúc gia đình thì con cái cũng rất dễ đối diện với những tổn thương và mất mát to lớn bởi sự vô trách nhiệm và ích kỷ của cha mẹ.

Ai trong chúng ta đều mong muốn có được một gia đình hạnh phúc, luôn muốn cuộc sống hôn nhân viên mãn, trọn vẹn. Quyết định ly hôn hay tiếp tục chung sống với nhau vì con cái đều mang những hệ lụy riêng biệt. Đối với những cặp vợ chồng đã rạn nứt, không thể hàn gắn tình cảm hoặc có những mâu thuẫn lớn kéo dài âm ỉ thì quyết định dừng lại sẽ là một lựa chọn ít gây tổn thương nhất.

Có nên vì con mà chun
Đừng vì những sự nóng giận nhất thời mà vội vàng đưa ra quyết định ly hôn.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc vội vàng ly hôn cũng khiến cho bạn phải đối diện với những hậu quả khôn lường. Đặc biệt là những người vợ không độc lập về mặt kinh tế, phụ thuộc quá nhiều vào chồng thì quyết định ly hôn có thể khiến bạn rơi vào bế tắc, thậm chí là mất quyền nuôi dưỡng con cái. Do đó, nếu bạn đang ở trong các tình huống sau đây thì nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ly hôn:

  • Không độc lập và tự chủ về mặt tài chính nhưng muốn giành quyền nuôi con.
  • Khi đối phương đang cố gắng hàn gắn và nỗ lực thay đổi để vun đắp cho cuộc hôn nhân của bạn.
  • Khi bạn chưa thực sự cố gắng để níu kéo cuộc hôn nhân.
  • Khi con cái đang trong giai đoạn nhạy cảm như đang chuẩn bị những kì thi quan trọng, đang ở tuổi nổi loạn, đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần,…

Trước khi quyết định ly hôn, vợ chồng cần phải có thời gian để chia sẻ và trò chuyện cùng con cái, nói cho con hiểu rõ về lựa chọn này. Con dù có nhỏ đến đâu cũng có thể thấu hiểu và đồng cảm nếu như cha mẹ thực sự biết cách chia sẻ. Việc gia đình tan vỡ có thể gây nên những tổn thương tâm lý cho trẻ, tuy nhiên sau ly hôn, cha mẹ vẫn có thể bù đắp tình yêu thương của con và cho con hiểu rằng cha mẹ luôn ở bên cạnh và quan tâm con như những ngày đầu.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi gia đình, mỗi cuộc hôn nhân sẽ có những cách giải quyết khác nhau, mỗi người cũng sẽ có những quan điểm và lựa chọn riêng để biết rằng bản thân có nên vì con mà chung sống với nhau hay không. Trước khi đưa ra bất kì quyết định nào, cả hai cũng nên cân nhắc thật kỹ, dành cho nhau thời gian để suy nghĩ. Hoặc nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn và không thể thoát ra những suy nghĩ tồi tệ thì hãy tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *