Tổng kết Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 17: Sức mạnh tiềm ẩn của ý nghĩ 

Đến với buổi Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 17, ngày 12/11/2022, với chủ đề “Sức mạnh tiềm ẩn của ý nghĩ” được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Dương Thị Thu Hà, khách hàng đã hiểu hơn về nguyên lý hạt giống suy nghĩ và hệ quả, học cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân cũng như nắm vững một số phương pháp thay đổi suy nghĩ để tạo chất lượng cuộc sống như mong muốn.

1. Hạt giống của ý nghĩ và những hệ quả

Ý nghĩ tạo nên số phận. Ý nghĩ có xu hướng tự lặp lại, một ý nghĩ hay một cảm giác tiêu cực có thể trở thành một thói quen, và một ý nghĩ tích cực cũng có thể tạo nên một nhân cách hay tính cách của mỗi người. Từ đó chúng sẽ ảnh hưởng đến số phận trong tương lai của chúng ta. Vậy nên số phận bạn là trong tay bạn, nếu bạn biết cách kiểm soát những ý nghĩ. Chúng ta cần nhận thức được bản chất của những ý nghĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về Quy tắc gieo hạt: Gieo – Gặt (Gieo suy nghĩ – Gặt trải nghiệm). Ví dụ, những lời nói, hành động, cảm xúc thể hiện ra bên ngoài như thế nào bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. Quy tắc gieo hạt này cũng tương tự với việc gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận.

Quy tắc gieo hạt: Gieo – Gặt (Gieo suy nghĩ – Gặt trải nghiệm)
Quy tắc gieo hạt: Gieo – Gặt (Gieo suy nghĩ – Gặt trải nghiệm)

Dựa trên những tính toán của các chuyên gia, luồng suy nghĩ của chúng ta về các vấn đề xung quanh cuộc sống hóa ra lại diễn biến phức tạp hơn tưởng tượng rất nhiều. Ước tính mỗi người trung bình khoảng 30.000 – 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Nếu bạn trong tình trạng stress thì mỗi ngày có đến lên đến 80.000 ý nghĩ.

Đặc biệt, suy nghĩ của chúng ta cũng như những hạt giống, chúng sẽ đơm hoa kết trái và có hương vị riêng biệt. Ví dụ, những suy nghĩ tự kỷ, kiểm soát, phán xét, tham vọng sẽ dẫn kết quả tiêu cực như không thoả mãn, buồn chán, lo lắng, stress, căng thẳng,… Ngược lại, những suy nghĩ tích cực đón nhận, sống trong hiện tại, yêu bản thân, không phán xét sẽ mang đến kết quả tích cực như vui vẻ, tận hưởng, chấp nhận, mãn nguyện,…

Như vậy có thể thấy rằng, bạn chính là những gì bạn nghĩ và suy nghĩ chính là hạt giống cho hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách suy nghĩ tích cực kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.

2. Suy nghĩ chính là nhiên liệu cho tâm trí

Theo nghiên cứu y khoa, có khoảng 70 – 90% các chứng bệnh về thể chất có nguồn gốc từ tinh thần. Sức khỏe tinh thần kém là một yếu tố nguy cơ của các tình trạng bệnh mãn tính và những người có các vấn đề tâm thần nghiêm trọng có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề thể chất mãn tính.

Chất lượng của suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Chất lượng của suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà: “Chất lượng của suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe. Suy nghĩ tiêu cực là tất cả các suy nghĩ bi quan, thiếu khách quan về những đối tượng và vấn đề trong cuộc sống. Tình trạng này thường xảy ra khi phải trải qua chuyện buồn và đối mặt với áp lực, khó khăn. Tùy vào mức độ sự việc, suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng.”

Người có suy nghĩ tiêu cực luôn trong trạng thái lo lắng, buồn rầu, bất an, thiếu tự tin về bản thân, bi quan về tương lai, đồng thời luôn cho rằng tất cả các kế hoạch đều thất bại và có kết quả xấu nhất. Thói quen này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống nếu không biết cách kiểm soát.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà đưa ra kết luận:

Suy nghĩ tiêu cực và lãng phí bòn rút năng lượng của tâm trí và ngược lại, suy nghĩ tích cực tiếp thêm năng lượng cho tâm trí.

3. Ảnh hưởng của suy nghĩ đến mối quan hệ  

Suy nghĩ ảnh hưởng đến cảm xúc, sau đó là lời nói và hành động, cuối cùng là cơ thể, bầu không khí và mối quan hệ. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp mối quan hệ trở nên hòa hợp và ngược lại, suy nghĩ tiêu cực sẽ gây ra mâu thuẫn, bất hòa với môi trường xung quanh.

Ví dụ, một người cảm thấy ghét đồng nghiệp của mình, người này giữ cảm xúc bực bội, căng thẳng, giận dữ, từ đó có hành vi bất hợp tác, khiêu khích, phá hoại. Cuối cùng khiến mối quan hệ giao tiếp không tốt, mối quan hệ căng thẳng. làm việc kém hiệu quả và môi trường không thoải mái,…

Ngược lại, người này cảm tuy không thích đồng nghiệp của mình nhưng lại có suy nghĩ “Vì môi trường làm việc hiệu quả hơn, tôi sẽ hợp tác với đồng nghiệp của tôi!”, họ liền cảm thấy điềm tĩnh, hài lòng và hạnh phúc, hợp tác, tôn trọng và hăng hái làm việc. Kết quả cuối cùng là quan hệ giao tiếp được cải thiện và hiệu quả công việc được nâng cao.

Ảnh hưởng của suy nghĩ đến mối quan hệ là rất lớn
Ảnh hưởng của suy nghĩ đến mối quan hệ là rất lớn

Park Coursins cũng đã có câu nói: “Thái độ của chúng ta trước những điều bên ngoài phụ thuộc vào cách suy nghĩ từ bên trong.” Vì vậy, hãy thay đổi thái độ của bản thân trước khi cố gắng thay đổi suy nghĩ, cách nhìn hay cách ứng xử của những người xung quanh mình.

4. 5 loại suy nghĩ điển hình

Chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà chia sẻ về 5 loại suy nghĩ điển hình như sau:

  • Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực mang lại lợi ích cho ta và cho người khác. Đó là suy nghĩ lạc quan, chấp nhận, khoan dung, bình an, vui vẻ,…
  • Suy nghĩ tiêu cực: Suy nghĩ tiêu cực có hại cho bản thân, người khác và môi trường, làm cạn kiệt năng lượng và nội lực. Nếu không dừng suy nghĩ tiêu cực thì thành thói quen và tính cách, từ đó dẫn đến trầm cảm.
  • Suy nghĩ lãng phí: Suy nghĩ lãng phí là suy nghĩ tập trung vào quá khứ, những thứ không kiểm soát được: Nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng, lo lắng về những điều nhỏ nhặt và những điều không chịu thay đổi mà chỉ ngồi nghĩ.
  • Suy nghĩ cần thiết: Dạng suy nghĩ mang tính lập kế hoạch, vạch ra mục tiêu cụ thể cần hoàn thành trong tương lai.
  • Suy nghĩ hướng thượng: Đây là dạng suy nghĩ dựa trên nền tảng các giá trị, bình an, nhân ái, hợp tác,… Đặc biệt, nó có tầm nhìn xa mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, xã hội, xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, quan tâm đến những gì đang diễn ra và quan tâm đến kết quả của hành động

Giám đốc Đại học tâm linh Brahma Kumaris, Nhà thuyết giảng thông thái, hướng đạo tự thân người Ấn Độ B. K. Janki cũng đã từng có câu nói bất hủ:

Hãy chăm sóc tâm trí bạn thật tốt, chú ý đến nó và bạn sẽ trở thành người bạn của chính mình. Cho dù sống ở đâu, sử dụng ngôn ngữ nào thì mỗi gì chúng ta vẫn sẽ là bạn hoặc là thù của chính tại. Bạn có quyền chọn lựa chọn trở thành người bạn tốt nhất hoặc là kẻ thù xấu xa nhất của chính mình.

6. Một số cách kiểm soát và thay đổi suy nghĩ để bình an hơn

Trên thực tế con người chúng ta thường tập trung vào những điều ta không thể kiểm soát được. Ví dụ như lo nghĩ về thời gian ngày đêm, thời tiết, quá khứ, tương lai hay thậm chí là những người xung quanh. Tuy nhiên, đó là điều không thể và thay vào đó chúng ta chỉ nên tập trung vào những gì ta có thể kiểm soát được.

Một số cách kiểm soát suy nghĩ bạn có thể áp dụng như:

KỸ THUẬT “ SOS”:

  • S: Standing back (Lùi lại, tách mình ra khỏi hoàn cảnh/tình huống để nhận thấy được một viễn cảnh khác.
  • O: Observe (Quán sát để lựa chọn những gì mình nghĩ)
  • S: Steer: Chủ động lèo lái Suy nghĩ theo lựa chọn của mình)

Khi tập trung vào những điều vượt tầm kiểm soát, suy nghĩ của chúng ta trở lên tiêu cực và những suy nghĩ tiêu cực này sẽ tuôn ra qua lời nói và hành động, tạo thành thói quen, rồi theo thời gian định hình nên tính cách của bạn. Vì vậy, hãy luyện tập từ ngày hôm nay những thói quen sau: Kiểm tra suy nghĩ và tập trung vào điều tích cực và nằm trong kiểm soát của bạn.

Chúng ta chỉ nên tập trung vào những gì ta có thể kiểm soát được, đặc biệt là suy nghĩ của chính mình
Chúng ta chỉ nên tập trung vào những gì ta có thể kiểm soát được, đặc biệt là suy nghĩ của chính mình

Thaddeurs Golas cũng có câu nói: “Chuyện gì xảy ra không quan trọng, quan trọng chúng ta phản ứng nó thế nào.” Một số phương pháp thay đổi suy nghĩ để có cuộc sống bình an bạn có thể tham khảo như sau:

– Dùng câu khẳng định tích cực:

  • Tôi thích bản thân mình.
  • Tôi yêu và chấp nhận chính mình.
  • Tôi sẵn lòng buông trôi quá khứ và hoàn toàn sống với hiện tại.
  • Tôi được an toàn khi tôi chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình.
  • Tôi sẵn lòng thay đổi và trưởng thành.
  • Giờ đây, tôi dễ dàng buông bỏ những niềm tin tiêu cực trước kia.
  • Tôi tha thứ cho bản thân mình một cách vô điều kiện.
  • Tôi đang yêu, đáng yêu và được yêu.
  • Mỗi ngày, bằng mọi cách, tôi đang cố gắng trở nên tốt hơn.
  • Tôi thư giãn và để cho tâm trí mình lắng dịu. Tôi tự động và vui vẻ tập trung vào điều tích cực.
  • Tôi nhiệt tình với cuộc sống, tràn đầy nghị lực và sống có mục đích.
  • Tôi đang làm điều tốt nhất có thể, tôi đang bình an.
  • Tôi chỉ chịu ảnh hưởng bởi những ý kiến tích cực và con người tích cực.
  • Suy nghĩ của tôi bình an, lắng dịu và tập trung.

– Hình dung tưởng tượng kết quả mong muốn

– Khẳng định phẩm chất của bạn

– Chiến thắng tiếng nói bên trong

– Xem khó khăn là thử thách cần học bài học

– Dành thời gian thư giãn

Chia sẻ với buổi trị liệu nhóm, khách hàng trải nghiệm đã có một số cảm nghĩ:

“Đây là buổi đầu tiên tôi đến với trị liệu nhóm của NHC, lần đầu tôi nhận thấy bao năm qua tôi đã “suy nghĩ lãng phí” mà tôi không biết. Tôi sẽ thực hành và áp dụng nó.”

“Bản thân mình nhận ra điều làm mình buồn bã, u sầu chính là suy nghĩ của bản thân mình. Mình sẽ cố gắng thực hiện những bài tập và phương pháp mà chuyên gia Thu Hà chia sẻ để cải thiện điều này.” 

Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 17 đã giúp khách hàng có thêm kiến thức về nguyên lý hạt giống suy nghĩ và hệ quả, học cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân. Hy vọng qua những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà, bạn sẽ biết cách thay đổi suy nghĩ để tạo chất lượng cuộc sống như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *