Ứng dụng thiền vào tâm lý trị liệu để chữa bệnh

Gần đây, thiền và tâm lý trị liệu thường được nhắc đến cùng với nhau, bởi các nhà tâm lý đã dần đưa thiền định vào phương pháp điều trị, để giúp trị liệu tâm thần một cách tự nhiên và an toàn. 

Tâm lý trị liệu là gì?

Tâm lý trị liệu là một phương pháp được áp dụng để cải thiện các tình trạng rối loạn tâm thần mà không cần sử dụng đến thuốc. Đây là một kỹ thuật được áp dụng từ các nhà tâm lý trị liệu, mục đích giúp cải thiện sức khỏe, ổn định tinh thần và tháo gỡ các vướng ngại trong hành vi và cảm xúc của người bệnh. Các chuyên gia sẽ dần giúp cho bệnh nhân giải quyết được những nguyên nhân gây nên tình trạng khó chịu về cảm xúc, giúp họ quản lý tốt cuộc sống và cân bằng lại tình trạng sức khỏe của bản thân.

Tâm lý trị liệu là một trong các thuật ngữ sử dụng cho sự tương tác hoặc các liệu pháp để chữa trị những vấn đề về mặt tâm lý. Phương pháp này được thực hiện nhằm để xoa dịu các cảm giác bất an, lo lắng, tiêu cực, mang lại sự hạnh phúc, an toàn cho người bệnh. Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng nhiều các kỹ thuật chuyên môn để có thể tác động lên suy nghĩ, hành vi của con người. Từ đó có thể trao đổi, hướng dẫn và truyền thông cho họ cách làm tốt nhất để cải thiện cảm xúc, cân bằng trạng thái tâm lý.

Thiền và tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp giúp cải thiện và kiểm soát cảm xúc, hành vi của con người hiệu quả.

Trị liệu tâm lý thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, stress,….Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực sẽ được áp dụng phương pháp này kết hợp với thuốc điều trị. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ cải thiện tốt tình trạng sức khỏe, cảm xúc khi được áp dụng các loại thuốc chống trầm cảm, rối loạn lo âu.

Một số liệu pháp tâm lý phổ biến như:

  • Liệu pháp phân tâm: Đối với những trường hợp bệnh nhân không ý thức được nguyên nhân gây ra bệnh thì các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn để dần khai thác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh của đối tượng. Khi họ nhận biết được yếu tố gây ra tình trạng rối loạn tâm lý thì bệnh cũng sẽ dần được cải thiện.
  • Liệu pháp hành vi: Đây là phương pháp chú trọng đến hành vi sai lệch của người bệnh. Các chuyên gia sẽ điều chỉnh và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hành vi đúng chuẩn.
  • Liệu pháp nhận thức: Các nhà tâm lý sẽ dùng nhiều cách khác nhau để làm giảm các suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc của bệnh nhân. Đồng thời giúp cho người bệnh nhận thức được các hành vi, lời nói, suy nghĩ của mình để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Thiền là gì?

Từ trước đến nay, khi nhắc về thiền nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến một phương pháp tĩnh tâm của Phật Giáo. Nhưng trong thực tế thì thiền đã có từ rất lâu, xuất hiện trước cả Phật Thích Ca Mâu Ni.  Bộ môn này có nguồn gốc chủ yếu từ triết học Ấn Độ cổ đại và hiện đã xuất hiện trong rất nhiều tôn giáo như Đạo giáo, Kito giáo, Phật giáo, Jaina giáo,…

Trong mỗi lĩnh vực, thiền sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Điển hình như trong yoga thì thiền được xem như một trạng thái tập trung cao, giúp cho tâm trí được thư giãn mà không bị cản trở bởi bất cứ điều gì. Còn trong Phật giáo, thiền được sử dụng để chỉ pháp thực, được tiến hành để giúp rèn luyện tâm tính.

Thiền và tâm lý trị liệu
Thiền sẽ giúp cho con người được tĩnh tâm hơn, cảm xúc được cân bằng và ổn định.

Tuy được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng các định nghĩa đều cho thấy rằng thiền là một trong các phương pháp giúp con người ổn định về cảm xúc, lắng đọng về tâm hồn để tập trung cảm nhận sự bình yên, sâu thẳm bên trong. Thiền cũng sẽ được chia thành nhiều hình thức khác nhau như thiền quán, thiền định,…Tuy nhiên, hiện nay phương pháp thiền định vẫn được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau.

Một số công dụng của ngồi thiền như:

  • Giảm buồn ngủ, cải thiện trí nhớ, giúp tăng cường sự tập trung.
  • Giải tỏa stress, giảm căng thẳng, áp lực.
  • Giảm đau và cảm giác khó chịu
  • Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.
  • Làm chậm quá trình lão quá
  • Cải thiện được tình trạng tăng động quá mức.

Phương pháp thiền định trong tâm lý trị liệu

Thời gian gần đây, các nhà tâm lý học cũng đã áp dụng phương pháp thiền vào trong quá trình điều trị tâm lý.  Vào năm 2020, Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã công bố một nghiên cứu tổng quan về thiền và cho thấy đây là một trong các biện pháp điều trị tâm lý có thể mang lại hiệu quả tương tự như các loại thuốc điều trị bệnh. Với sự nghiên cứu chuyên sâu cùng lập luận chặt chẽ của các nhà khoa học đã chứng minh được việc sử dụng thiền trong trị liệu tâm lý, giúp mang lại kết quả tốt cho những đối tượng bị trầm cảm, rối loạn lo âu.

Tiến sĩ Madhav Goyal của Johns Hopkins – người đứng đầu trong nghiên cứu cũng đã nhận định rằng: “Thiền định không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cả. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hành thiền định kết hợp với các phương pháp điều trị khác mà đã được chỉ định trước đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn”.

Ngoài ra, với phương pháp trị liệu tâm lý bằng thiền định còn giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát , do đó các chuyên gia khuyên người bệnh cần duy trì thực hiện lâu dài, kể cả sau khi bệnh đã được phục hồi. Đây cũng được xem như một công cụ để phòng ngừa các triệu chứng căng thẳng, áp lực, tiêu cực, ám ánh đối với con người.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thiền và tâm lý trị liệu có mối quan hệ khá mật thiết với nhau, hiện nay thiền đã được áp dụng rộng rãi trong quá trình điều trị tâm lý cho những đối tượng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh cưỡng chế,…Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả, các bệnh nhân cũng cần tìm đến chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.

Bình luận (32)

  1. Nguyễn Phúc Thiên says: Trả lời

    cho em xin link bài báo nghiên cứu của Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) được không ạ

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể tham khảo thông tin tại website jamanetwork.com nhé. Đây là link bài viết về hiệu quả Thiền với sức khỏe:
      https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/article-abstract/1885495

      Chúc bạn thật nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống!

  2. Đặng Tâm says: Trả lời

    ngồi thiền cảm giác thật thư thái và an nhiên

    1. Lâm Kiên Cường says: Trả lời

      công nhận, sáng nào dậy mình cũng dành 30p để thiền

      1. Đặng Tâm says: Trả lời

        đôi khi trong lúc thiền mình có thể nảy ra những sáng kiến tuyệt vời ý

        1. Lâm Kiên Cường says: Trả lời

          bạn ngồi thiền lâu nhất là được bao lâu

          1. Đặng Tâm says:

            mình ngồi lâu nhất là được 3 tiếng

          2. Lâm Kiên Cường says:

            thế hơn mình rồi, mình ngồi nhiều nhất là 2 tiếng thôi, quá 2 tiếng là cảm giác đau mỏi xuất hiện rồi

    2. Trần Hồng Vân says: Trả lời

      trước mình cũng hay thiền lắm, công nhận thư giãn thật mà dạo này bận bịu nhiều, có hôm ngồi thiền lại mà không thể tập trung nổi ý

      1. Đặng Tâm says: Trả lời

        tại trong suy nghĩ của bạn vẫn có nhiều thứ cần phải bận tâm nên vậy

        1. Trần Hồng Vân says: Trả lời

          mình biết mà, nhưng mà không thể thôi nghĩ về điều đó được vi đó là công việc hằng ngày của mình

          1. Đặng Tâm says:

            thế thì nên giải quyết êm xuôi vấn đề đó trước rồi ngồi thiền để thả lỏng sau mới thấy được hiệu quả

  3. Triệu T. Hà Vy says: Trả lời

    thiền cũng chữa được bệnh á

    1. Phạm Mai Phương says: Trả lời

      chữa mạnh bác nhé, chắc bác không biết thiền là như thế nào rồi đúng không

      1. Triệu T. Hà Vy says: Trả lời

        có nghe qua thiền và hay xem trên phim, cũng thử mà chả thấy gì cả

        1. Phạm Mai Phương says: Trả lời

          muốn thiền được là cả 1 quá trình rèn luyện mà, đâu phải ai ngồi nhắm mắt cũng thiền được, không đơn giản như bạn tưởng đâu

    2. Lê Thái An says: Trả lời

      chưa phổ biến rộng rãi nên bạn không biết thôi chứ trong tâm lý trị liệu thiền là một khía cạnh được sử dụng phổ biến đấy

    3. Vũ Trà My says: Trả lời

      đừng coi thường thiền thế chứ

      1. Triệu T. Hà Vy says: Trả lời

        mình coi thường đâu, tại chưa nghe đến thiền chữa bệnh nên thấy lạ thôi

        1. Vũ Trà My says: Trả lời

          giờ đọc bài viết là thêm kiến thức rồi đó, luyện thiền đi

  4. Sandy Ly says: Trả lời

    không phải ai cũng có thể áp dụng được thiền nhưng nếu thiền được thì chắc chắn loại bỏ được nhiều thứ tiêu cực

    1. Mai Thị Thanh says: Trả lời

      em giờ vẫn thiền và thiền công nhận thấy giảm stress hẳn

      1. Sandy Ly says: Trả lời

        mình thì không thể thiếu mỗi ngày được rồi

  5. Thúy Hằng says: Trả lời

    liệu có tin được không đây, thiền chữa được cả trầm cảm cơ á

    1. Lưu Thị Phương Thảo says: Trả lời

      chữa được bạn nhé, áp dụng cho trầm cảm thậm chí còn đúng phương pháp đúng bệnh ý

    2. Bùi Nhi Uyên says: Trả lời

      thiền để an yên những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực do trầm cảm gây ra mà

    3. Đỗ Huy Long says: Trả lời

      đây, thiền là một trong các cách chữa trầm cảm mà https://2doctor.org/cach-chua-benh-tram-cam-khong-dung-thuoc-49760.html

  6. Hoàng Hải Yến says: Trả lời

    có chỗ nào dậy thiền không mọi người

    1. Đài Anh says: Trả lời

      cái này tự học được mà, lên mạng đầy

      1. Hoàng Hải Yến says: Trả lời

        sợ tự học không ra hồn ý bạn

        1. Đài Anh says: Trả lời

          bạn xem bài này mà học theo này, bài này viết chuẩn https://tapchitamlyhoc.com/ngoi-thien-chua-benh-tram-980.html

          1. Hoàng Hải Yến says:

            ok để mình test thử, cảm ơn bạn nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *