Tâm lý trị liệu – phương pháp giúp chữa lành “đứa trẻ” bên trong bạn

“Trong hình hài của một người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” chất chứa những tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Đứa trẻ mà bạn đã từng là, vẫn còn tồn tại trong con người bạn.”

Những nỗi đau trong quá khứ luôn tồn tại và cần được chữa lành

“Đứa trẻ” tồn tại bên trong mỗi người như thế nào?

Đứa trẻ bên trong mỗi người chính là đứa trẻ nội tâm, bản chất thật, chân thực, tinh khôi của mỗi người. Đây cũng là phần chứa đựng sự vui tươi tràn đầy sức sống, khả năng sáng tạo, sự bình an của nội tại bên trong tiềm thức, sâu thẳm nơi tâm hồn chúng ta.

Mỗi đứa trẻ đều có những ký ức về tuổi thơ riêng biệt. Và tuổi thơ ấy có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự hạnh phúc ngọt ngào hay tổn thương, đau buồn, cô đơn. Giống như lớp vỏ trong cùng của củ hành tây, cứ mỗi tổn thương lại giống như một vết trầy xước hằn lên những tổn thương khác. Theo thời gian, các lớp vỏ chứa đầy những nỗi buồn, sự cáu giận, tủi thân, mất lòng tin, bị bạo lực… cứ thế được một lớp vỏ khác bọc lên che lấp đi. Củ hành tây lớn lên giống như sự trưởng thành, trải nghiệm của con người, nhưng những vết trầy xước, tổn thương năm xưa thì vẫn nằm lại ở lớp vỏ bên trong đó.

Đứa trẻ bên trong mỗi người bị tổn thương thời thơ ấu sẽ cảm thấy xấu hổ và muốn che đậy những cảm xúc của mình để sống sót. Ví dụ như, đứa trẻ khi xưa được dạy là phải học thật giỏi những môn như toán, lý, hoá thì mới có tiền đồ, mới kiếm được nhiều tiền, mới giàu sang… Thì khi lớn lên, bạn sẽ có xu hướng che giấu sở thích với một lĩnh vực khác như văn học, lịch sử hay mỹ thuật, âm nhạc… Bạn bị người thân, bạn bè hay bất cứ ai tự lập trình và xây dựng niềm tin rằng những môn học khác không tốt, không thú vị và không nên đầu tư thời gian học chúng. Từ đó hình thành những dồn nén trong cảm xúc và che giấu sở thích, chính kiến… của riêng mình.

Đứa trẻ bên trong bị tổn thương quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người trưởng thành

Những người bị tổn thương đứa trẻ bên trong quá lớn nếu không được chữa lành sẽ mang nhiều mặc cảm, nỗi sợ, định kiến, dễ bộc lộ cảm xúc tiêu cực, sự dằn vặt, rối loạn tâm lý, cảm xúc trong cuộc sống. Giống như khi cơ thể bị một bệnh lý nào đó thì cần phải điều trị tận gốc để nó không tái phát và làm ảnh hưởng đến cuộc sống một lần nữa. Nếu cứ dồn nén những tổn thương ấy, tích tụ dần thành một khối khổng lồ khiến con người trưởng thành dễ trở nên nóng giận, bất ổn về tâm lý, khó kiềm chế cảm xúc và không điều khiển được bản thân. Đứa trẻ bên trong chất chứa quá nhiều thương tổn và giận giữ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Hiện nay rất nhiều các trường hợp stress, mệt mỏi, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tâm sinh lý… đều xuất phát từ nguyên nhân là do chính bản thân mỗi người. Bản thân tự nảy sinh mâu thuẫn, không thể giải tỏa những căng thẳng, tha thứ cho bản thân, kết nối với đứa trẻ bên trong dẫn đến không hiểu mình và quên mất cách yêu thương bản thân.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu nhận biết đứa trẻ bên trong bị tổn thương

Một người sở hữu đứa trẻ bên trong đau khổ và tổn thương nặng nề thường sẽ có những thiếu sót trong cách hành xử và bị những buồn bã, tổn thương ấy làm ảnh hưởng đến tinh thần sống, hoạt động, làm việc ở hiện tại và tương lai.

Những người bị tổn thương đứa trẻ bên trong thường có những dấu hiệu như: 

  • Cảm thấy có gì đó không ổn với chính bản thân mình;
  • Cảm thấy lo lắng bất cứ khi nào làm điều gì đó mới mẻ;
  • Có xu hướng làm hài lòng mọi người, thiếu bản sắc riêng;
  • Thích tích trữ mọi thứ và khó buông bỏ;
  • Cảm thấy không đủ tư cách là phụ nữ hay đàn ông;
  • Coi mình là tội nhân khủng khiếp và xuất hiện cảm giác sợ xuống địa ngục;
  • Xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ như: buồn bã, khóc lóc, tức giận;
  • Được định hướng để trở thành một người siêu thành công;
  • Cứng nhắc và cầu toàn;
  • Liên tục chỉ trích bản thân vì những thiếu sót;
  •  Rất hiếm khi nổi điên nhưng khi nổi điên thì rất kinh khủng;
  • Xấu hổ về chức năng cơ thể của bản thân;
  • Có trách nhiệm với người khác hơn bản thân mình;
  • Sợ hãi bị bỏ rơi, thường làm bất cứ điều gì để níu kéo mối quan hệ;
  • Có xu hướng tránh xảy ra xung đột bằng mọi giá;
  • Không tin tưởng vào bản thân hay bất cứ người nào khác;
  • Chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với cha, mẹ mình;
  • Gặp khó khăn khi nói lời từ chối, thường nói đồng ý khi trong lòng cảm thấy không thoải mái.
Đứa trẻ bên trong luôn bị ám ảnh, mặc cảm bởi những nỗi đau trong quá khứ

Nguyên nhân nguồn cội của sự tổn thương đứa trẻ bên trong

Hầu hết, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều có nhu cầu về một môi trường sống giàu tình yêu thương, có sự quan tâm, chăm sóc của cả bố và mẹ để không cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, đứa trẻ luôn muốn được chú ý để cảm thấy có giá trị, nhận được những phản hồi tích cực, động viên để có động lực thực hiện những điều chúng muốn. Nhưng ngay từ giây phút bị chối bỏ, phủ nhận, sỉ nhục, không chấp thuận hay chê bai, trách móc… diễn ra, nó đã hình thành những tổn thương vào sâu bên trong tiềm thức của đứa trẻ.

Những nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương đứa trẻ bên trong như:  

  • Sự độc đoán, nghiêm khắc, phán xét cực đoan, trừng phạt;
  • Ngược đãi về tinh thần, thân thể, bạo lực;
  • Thiếu công bằng, không được công nhận;
  • Ảnh hưởng bởi những lời nói mang tính sát thương;
  • Bạo lực gia đình, học đường;
  • Hoàn cảnh gia đình: Ly hôn, ly thân, thường xuyên mâu thuẫn, xung đột…;
  • Bị phản bội khiến niềm tin tan vỡ;
  • Sỉ nhục, trách móc, chê bai, so sánh…;
  • Bị bỏ rơi và thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc.
Có rất nhiều nguyên nhân làm tổn thương đứa trẻ bên trong mỗi người

Tại sao phải “chữa lành đứa trẻ bên trong”?

Phần đa các gia đình trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam chưa cung cấp và hỗ trợ cho các nhu cầu lành mạnh của những đứa trẻ dẫn đến hậu quả là quá trình phát triển thần kinh cùng tâm lý bình thường, lành mạnh của con trẻ từ giai đoạn sơ sinh cho đến trường thành bị gián đoạn. Hạnh phúc không phải là thứ con người đạt được.

Hạnh phúc, bình yên hay thanh thản là trạng thái tự nhiên của chính mỗi người. Ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những cảm xúc trải nghiệm, phía sau những mâu thuẫn của nội tâm thì sự thanh thản vẫn luôn bị ngự trị. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ và phương pháp chữa lành những tổn thương mà đứa trẻ bên trong đang chịu đựng hằng ngày chính là phương pháp giúp con người nhận ra giá trị của mình, hiểu yêu  thương bản thân hơn và bình an hơn.

Nếu không chữa lành đứa trẻ bên trong kịp thời, con người khi trưởng thành với những đau thương thường sẽ tự ti, mặc cảm, hổ thẹn, sợ hãi, thậm chí vô cảm, tê liệt tinh thần và mắc phải các vấn đề tâm lý nặng nề, thậm chí có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và tự làm hại chính mình. Không chỉ vậy, những cảm xúc bị kìm nén quá lâu khiến con người trưởng thành có khuynh hướng nuôi dạy con trẻ theo cách mà từ bé đã từng ao ước, mong muốn hoặc đã từng được dạy dỗ.

Ví dụ: Bạn đã từng mong ước mình được học đàn khi còn nhỏ nhưng bố mẹ bạn lại cho rằng việc học đàn vô bổ, bạn nên tập trung vào các môn học chính và không cho bạn học dù gia đình có đủ điều kiện cho bạn học đàn. Khi lớn lên, bạn có thể có xu hướng ép con đi học đàn, vì đó là ước mơ, mong muốn mà bạn chưa thực hiện được. Điều này có thể không phù hợp với mong muốn, tính cách của trẻ và con bạn cũng có thể gặp những tổn thương tương tự như bạn. Chẳng hạn, bé thích học vẽ mà bạn bắt bé học đàn.

Hay hồi nhỏ bạn thường bị ba mẹ đánh mắng, chỉ trích. Khi xây dựng gia đình và có con, mỗi khi con bạn làm việc gì đó không như ý, bạn có thể bật lên cảm xúc cáu giận, đánh mắng, sỉ nhục con mình. Từ đó, có thể tạo ra một vòng lặp tổn thương mới mà chính con mình là người phải chịu những tổn thương đó.

Chữa lành đứa trẻ bên trong giúp mọi người đón nhận cảm xúc của bản thân, đón nhận tổn thương, chấp nhận những ưu, khuyết điểm mình có. Trở thành người trưởng thành biết tôn trọng và chăm sóc nhu cầu riêng, từ đó sống tích cực và vui vẻ hơn, có những mối quan hệ hòa hợp, thăng hoa và hạnh phúc hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Làm cách nào để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn?

  • Tha thứ và biết ơn: Để hàn gắn những vết thương lòng của một đứa trẻ mỗi người đều phải kiên nhẫn, bao dung, tha thứ và biết ơn để lắng nghe tâm tư của đứa trẻ bên trong mình.
  • Chấp nhận và đối diện cảm xúc: Việc từ chối những tổn thương làm con người chìm đắm trong nỗi buồn và mãi chỉ muốn chạy trốn nó. Hãy học cách chấp nhận và quan sát cảm nhận của mình trước khi phán xét.
  • Trò chuyện với đứa trẻ trong vô thức: Trò chuyện với đứa trẻ bên trong để kết nối với nguyên nhân gây ra nỗi ám ảnh, bằng cách viết nhật ký để tâm sự với chính mình, giải tỏa những niềm đau và năng lượng tiêu cực.
  • Thiền định: thiền định giúp tâm trí tĩnh lặng, bình an và sống trong những ký ức ấy.
  • Cho phép bản thân làm những việc mình thích khi còn nhỏ: Thử làm những điều ngày bé bạn thích làm mà chưa được làm hoặc chưa có cơ hội làm. Một điều gì đó mới mà bạn vẫn muốn thử nhưng vì một lý do gì đó, mình chưa làm được…
  • Đọc sách: Đọc sách không chỉ giúp bạn thư giãn hay tăng thêm kiến thức sống mà còn giúp bạn hiểu hơn về chính con người của bạn. Tôi đi tìm tôi, 5 ngôn ngữ yêu thương, Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn… là một số cuốn sách phù hợp với chủ đề này, giúp bạn hiểu hơn về đứa trẻ bị tổn thương bên trong của mình, thấu hiểu bản thân và có giải pháp điều chỉnh phù hợp với cuộc sống hiện tại.

Nếu các giải pháp trên chưa thể giúp bạn tự chữa lành tổn thương cho đứa trẻ bên trong thì tâm lý trị liệu là một giải pháp triệt để, nhanh chóng và hiệu quả cho bạn.

Tâm lý trị liệu – giải pháp tuyệt vời để chữa lành đứa đứa trẻ bên trong

Phương pháp Tâm lý trị liệu giúp chữa lành đứa trẻ bên trong tại Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam

Tâm lý trị liệu là phương pháp “chữa lành đứa trẻ bên trong” thông qua sự tương tác bằng giao tiếp giữa Master Coach và khách hàng. Đây là giải pháp trị liệu vô cùng hữu hiệu và được nhiều cường quốc trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc hay Thái Lan, Singapore…

Đối với việc chữa lành đứa trẻ bên trong, tâm lý trị liệu có thể giúp giải tỏa những năng lượng tiêu cực, kết nối với chính bản thân để chấp nhận tổn thương, tha thứ và bao dung để ôm ấp đứa trẻ bên trong vào lòng. Tâm lý trị liệu có khả năng chữa lành đứa trẻ bên trong đang tủi thân, giận dữ, buồn bã, đang phải kìm nén những cảm xúc tiêu cực để che giấu tổn thương, từ đó biết cách dành thời gian để trò chuyện, lắng nghe, tiếp xúc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy đúng cách.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỊ LIỆU TÂM LÝ UY TÍN VÀ CHUYÊN NGHIỆP

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý tại Việt Nam để chữa lành đứa trẻ bên trong bị tổn thương, đặc biệt là những người bị tổn thương tâm lý dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc… Năm 2020, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã vinh dự được nhận giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2020″. Giải thưởng là sự ghi nhận cho những đóng góp to lớn của Trung tâm trong quá trình tiên phong trị liệu tâm trí, đẩy lùi bệnh tật giúp người bệnh tự tin, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

trao thưởng

Trung tâm sở hữu một đội ngũ Chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ (American Board of Neuro Linguistic Programming), một tổ chức uy tín hàng đều thế giới về đào tạo NLP (Lập trình Ngôn ngữ Tư duy), có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dày dặn, có sự nhạy bén và hiểu biết trong đời sống. Bằng phương pháp dòng thời gian, các Chuyên gia sẽ giúp bạn quay về những sự kiện trọng đại trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây nên tổn thương tâm lý hiện tại của bạn.

Qua quá trình trị liệu cho rất nhiều khách hàng, các chuyên gia của Trung tâm cũng nhận ra rằng, đa số các sự kiện trọng đại nhất trong đời gây nên tổn thương cho đứa trẻ bên trong xuất hiện trong giai đoạn từ 0 – 7 tuổi. Và nó ảnh hưởng đến cuộc sống ở những khoảng thời gian sau đó mà chính họ có thể không biết điều này.

Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng tâm lý hiện tại, các chuyên ra sẽ có quy trình, bài tập giúp khách hàng thấu hiểu rõ vấn đề, thấu hiểu rõ bản thân để yêu thương chính mình, đồng thời có những thay đổi về mặt tư duy, suy nghĩ, hành vi, cảm xúc theo hướng tích cực, phù hợp với hoàn cảnh và không làm tổn thương thêm đứa trẻ bên trong mình. Nó sẽ được xoa dịu, được yêu thương, được chữa lành những nỗi đau mà nó đã từng trải qua trong quá khứ và bạn cũng sẽ cảm nhận được hạnh phúc, bình an thật sự từ chính bên trong con người mình.

Báo chí nói về Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

[Hỏi – đáp] Hiệu quả về trị liệu rối loạn lo âu không dùng thuốc tại trung tâm tâm lý NHC
Trung tâm Tâm lý NHC tiên phong áp dụng tâm lý trị liệu chữa rối loạn cảm xúc hiệu quả
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC – Khi sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng là sứ mệnh
Thoát khỏi rối loạn lo âu nhờ tâm lý trị liệu – Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam
Liệu pháp Tâm lý trị liệu của Trung tâm NHC Việt Nam có thật sự uy tín?
Ám ảnh Trầm cảm sau sinh – Lời khuyên từ Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến
Đẩy lùi stress không dùng thuốc bằng phương pháp tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam
Trị liệu tâm lý NHC Việt Nam: hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe tâm trí với phương pháp ”4 KHÔNG”
Trị liệu trầm cảm sau sinh không dùng thuốc tại Trung tâm NHC Việt Nam
Giải pháp trị liệu Rối Loạn Lo Âu triệt để không sử dụng thuốc tại NHC Việt Nam
TRỊ LIỆU TÂM LÝ NHC VIỆT NAM: HIỆU QUẢ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM TRÍ VỚI PHƯƠNG PHÁP ”4 KHÔNG”
Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam: Quy trình trị liệu chuyên sâu, khoa học, độc quyền

Để giải đáp các thắc mắc về tâm lý trị liệu, về vấn đề bạn đang gặp phải hoặc muốn liên hệ đặt lịch tham vấn với chuyên gia, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam qua các kênh sau:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh 

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Bình luận (35)

  1. Hoàng Đình Long says: Trả lời

    Xin cảm ơn tác giả Ms Quỳnh đã có một bài viết vô cùng có giá trị. Sau khi đọc xong, tôi đã phần nào hiểu được vấn đề của chính mình. Trong thời gian tới, tôi sẽ đến Trung tâm và mong nhận được những lời tư vấn hữu ích. Nếu được tôi muốn trở thành khách hàng lâu dài của Trung tâm để có thể nhận được nhiều lời khuyên nhất có thể, thậm chí có bác sĩ tư vấn cá nhân thì thật tốt.

  2. Hải says: Trả lời

    Thật là giúp mình hiểu hơn về tâm lý của bản thân. Cảm ơn Quỳnh nhiều

  3. Đỗ Hữu Thanh says: Trả lời

    “Rất hiếm khi nổi điên nhưng khi nổi điên thì rất kinh khủng”. Điều này giống tôi quá. Mỗi khi tôi nổi điên là tôi thường trút giận vô cớ lên các con tôi. Giống như mẹ tôi trước kia thường làm với chị em tôi. Nhưng sau khi tôi bình tâm lại, tôi lại cảm thấy có lỗi với con mình. Tuy điều này không mấy khi xảy ra nhưng tôi sợ các con sẽ dần dần xa lánh và sợ tôi. Tôi phải làm sao để cải thiện điều này, liệu tập thiền có thể giúp tôi không?

    1. Trần Phương Hồng says: Trả lời

      Những lúc tức giận con điều gì đó, tôi thường đếm từ 1 đến 10. Như thế sẽ làm giảm cơn tức và trì hoãn những hành động không tốt với con ngay lúc đó. Bạn thử áp dụng xem nhé

    2. Vũ Bảo Bảo says: Trả lời

      Theo mình thấy, việc mẹ bạn nổi giận vô cớ với bạn đã khắc sâu vào bên trong bạn rồi, nên khi bạn tức giận không kiểm soát thì tiềm thức sẽ quyết định hành động, nó cũng là một dạng “đứa trẻ” bên trong bị tổn thương, bạn thử gửi câu hỏi nhờ Trung tâm tham vấn xem

    3. Quyen Lam says: Trả lời

      Con người chúng ta trưởng thành nhưng bên trong vẫn là đứa trẻ con, vẫn hay bắt nạt người yếu thế

  4. Ánh Quang Lê says: Trả lời

    Trong quá khứ tôi đã gây ra một chuyện tồi tệ, đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in chuyện này. tôi vẫn hay trách móc bản thân mình đã làm như vậy? tôi thực sự muốn quên đi để lòng nhẹ nhàng hơn, bản thân được vui vẻ hơn nhưng tôi không có cách nào thoát ra được. Trường hợp của tôi, Trung tâm có thể tham vấn cho tôi không?

    1. Le Hau says: Trả lời

      Bạn thử gọi đến Trung tâm hoặc gọi vào số hotline nhờ tư vấn xem

    2. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, nếu được bạn có thể qua Trung tâm tâm lý trị liệu NHC để chúng tôi hiểu rõ vấn đề và tham vấn cho bạn cụ thể hơn. Nếu bận bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi vào hotline của trung tâm (024) 2216 8008 – 096 589 8008 để được hỗ trợ bạn nhé

      Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
      Điện thoại 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008

      Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
      Điện thoại 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555

    3. Tan Lu says: Trả lời

      Quá khứ là điều chúng ta không thể thay đổi được nhưng hiện tại và tương lai quan trọng hơn, hãy quên đi để nhẹ lòng bạn nhé

  5. Mymy Tran says: Trả lời

    Trước kia tôi đi du học ở Anh, có ở cùng một người bạn bị trầm cảm. Bạn tôi đã thoát khỏi trầm cảm nhờ phương pháp trị liệu tâm lý này. Tôi thấy nó có nhiều điểm ưu việt hơn sử dụng thuốc, ít nhất là không có tác dụng phụ

    1. Trần Phượng says: Trả lời

      Dùng thuốc tây hay có tác dụng phụ mà, có khi chữa khỏi bệnh này rồi lại sinh bệnh khác ý

    2. Đình Thắng says: Trả lời

      Theo như bạn nói thì phương pháp này không cần sử dụng đến thuốc đúng không? Liệu có thể điều trị chứng mất ngủ do lo âu lâu ngày không?

      1. Mymy Tran says: Trả lời

        Có đấy bạn nhé, bạn gọi đến trung tâm nhờ tham vấn xem.

  6. Không Thương Cũng Đành says: Trả lời

    Trung tâm mình có cơ sở ở Sài Gòn không ạ, cháu muốn được tư vấn thì có cần đặt lịch trước không ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm NHC hiện nay đã có cơ sở tại TP Hồ Chí Minh rồi bạn nhé. Địa chỉ: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh. Nếu tiện bạn có thể ghé luôn qua cơ sở để được tham vấn trực tiếp. Nếu bận, bạn gọi điện để Trung tâm tham vấn và sắp lịch cho bạn nhé. Hotline cơ sở Hồ Chí Minh: 096 299 8008 hoặc (028) 2201 2555.

  7. Lê Hồng says: Trả lời

    Trung tâm điều trị trầm cảm có dùng thuốc không? Cháu tôi bị ép học nhiều quá thành ra bị trầm cảm, nhưng cháu tôi bị bệnh dạ dày nên không muốn điều trị bằng thuốc

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, phương pháp trị liệu tâm lý mà Trung tâm NHC đang áp dụng cho chứng trầm cảm hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên bạn yêu tân nhé. Nếu tiện, bạn có thể đưa cháu đến các cơ sở của Trung tâm NHC để được tham vấn. Nếu không, bạn có thể gọi điện đến Trung tâm qua số hotline dưới đây:
      Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
      Điện thoại: 096 589 8008 hoặc (024) 2216 8008

      Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
      Điện thoại 096 299 8008 hoặc (028) 2201 2555.

  8. Bao Quynh says: Trả lời

    Mình muốn tìm hiểu thêm về hương pháp này trị liệu tâm lý này thì có thể xem ở đâu?

    1. Anna Đinh says: Trả lời

      Mình cũng đang tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp này để điều trị trầm cảm cho anh trai mình, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé https://2doctor.org/review/tri-lieu-tram-cam-khong-dung-thuoc-tai-trung-tam-nhc-viet-nam

  9. Nguyễn Thuận says: Trả lời

    Tôi có người nhà ở bên Mỹ, họ bảo phương pháp trị liệu tâm lý có thể chữa được bệnh mất ngủ. Nên tôi đang tìm hiểu về phương pháp này để điều trị mất ngủ cho mẹ tôi

    1. Hồ Ánh says: Trả lời

      Tôi có người bạn đã trị liệu chứng mất ngủ ở Trung tâm NHC rồi. Hiệu quả rất tốt mà không cần sử dụng thuốc. Tôi nghĩ bạn nên đưa mẹ đến trung tâm sớm

  10. Hải Thanh says: Trả lời

    Nhiều khi tôi đã dành cả ngày để suy ngẫm về thời thơ ấu của chính mình, ngược dòng thời gian về những năm đầu đời và cảm giác khi còn là một đứa trẻ. Tôi không hề cảm thấy an toàn, không cảm thấy thuộc về gia đình, thậm chí nhiều lúc không cảm thấy được là chính mình. 5 tuổi tôi có em trai và mọi thứ bắt đầu thay đổi từ đó, tôi làm tất cả mọi việc: Học tập giỏi, đứng đầu lớp hay ngoan ngoãn, thi đỗ đại học chỉ – đơn – giản là để được bố mẹ công nhận,… Giờ tôi vẫn không biết phải làm sao nữa… Nhiều lúc tôi cảm thấy mọi cố gắng của tôi đều là vô nghĩa, những thứ dù tôi có cố đến mấy mà mọi người không công nhận thì đều là vô nghĩa, bằng con số 0. Dường như hơn 20 năm cuộc đời tôi cố gắng làm mọi thứ chỉ vì muốn được người khác công – nhận và điều đó làm nên giá trị của tôi. Tôi nhận ra được điều đó, nhận ra được đứa trẻ bên trong mình đã bị tổn thương nhưng thực sự không biết phải chữa lành như thế nào!

    1. Quang Trần says: Trả lời

      Mình chỉ có một lời khuyên dành cho các bạn là mọi thứ đều cần thời gian. Hãy cố gắng yêu thương bản thân mỗi ngày, tuy đây không phải là cây đũa phép lấp lánh sẽ ngay lập tức khiến mọi thứ tốt hơn nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm, an toàn và được bảo vệ.

      1. Meo Phạm says: Trả lời

        “Đứa trẻ bên trong” là một khái niệm tâm lý, là phép ẩn dụ nhắc đến bản chất nguyên thủy của mỗi người. Chúng ta là người tích cực khi đứa trẻ ấy luôn tìm được nguồn sáng, và ngược lại. Một tuổi thơ chịu nhiều tổn thương, đau đớn sẽ tạo ra những đứa trẻ mang trên mình không chỉ vết sẹo mà còn là những cảm xúc đen tối, chực chờ bộc phát. Chúng ta luôn nghĩ rằng mình đã lớn lên và vượt qua những nỗi buồn thơ ấu, để chúng nằm khuất sau những tầng tiềm thức sâu thẳm mà không hề biết rằng, những nỗi buồn và sợ hãi của tuổi thơ ấy vẫn tồn tại như một phần của con người ta hiện tại. Mình thấy bạn đã nhận diện được đứa trẻ bên trong mình, hành trình tiếp theo của bạn là chữa lành nó. Chúc bạn luôn lạc quan!

  11. Hương Hương says: Trả lời

    Mình thấy nhiều người vì đứa trẻ bên trong đã bị tổn thương quá nhiều, đặc biệt là từ gia đình, bố mẹ nên lớn dần có những vấn đề bất ổn về tâm lý. Kiểu mình thấy họ động tí là cáu gắt, xấu tính và đặc biệt là có tính kiểm soát cực mạnh nghen. Nói đâu xa như bồ cũ của mình nè, bố mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ, lớn lên cũng trầm tính, ít nói hẳn, lúc mới yêu mình cũng thấy tình cảm, hay quan tâm mình nọ kia. Sau vài tháng thì mình bắt đầu thấy việc kiểm soát, đầu tiên là về giờ giấc, tin nhắn nọ kia,… nhưng mình nghĩ ai yêu mà chẳng vậy. Những tháng tiếp theo thì quá đáng hơn vì ngày càng kiểm soát về bạn bè, các vấn đề ăn mặc và thậm chí là công việc của mình. Mình có phản ứng lại thì nổi giận đùng đùng, phút sau lại khóc lóc và nói vì quá yêu mình nên mới vậy.

    1. Trần Khánh Vy says: Trả lời

      Ôi bác ơi mối quan hệ đó hơi toxic nha =)))) thế nhưng nếu nhìn nhận đúng thì đứa trẻ bên trong ảnh đã bị tổn thương từ khi còn bé, kiểu ba mẹ bỏ nhau, bị tổn thương và không được mọi người quan tâm, chăm sóc á! Những người như z mình thấy đáng thương hơn là đáng trách đó. Giá như có ai ở bên ảnh, đưa ảnh đến chuyên gia hay gì đó thì tốt nhỉ? Vì mình thấy ảnh cũng tình cảm, chẳng qua là cách thể hiện tình yêu của họ có phần kiểm soát, cảm thấy sợ hãi khi bị bỏ rơi thuiiii

  12. Tún Tún says: Trả lời

    Những hành vi và suy nghĩ của chúng ta sẽ được trau dồi và lớn lên theo thời gian, tuy nhiên phần nhiều vẫn chịu ảnh hưởng của tiềm thức. Đứa trẻ bên trong có thể trở thành cội nguồn của sức mạnh và sự tích cực dành cho bạn. Một “đứa trẻ” khỏe mạnh, được chăm chút và nâng niu bởi gia đình, bạn bè sẽ mang đến những niềm vui và cảm hứng sống từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống – giống như cái cách chúng ta say sưa với món quà vặt, quyển truyện tranh ngày nào. Những mối quan hệ, cách nhìn nhận và xử lý công việc hay nuôi dạy con cái cũng là những khía cạnh quan trọng, bị ảnh hưởng lâu dài nằm dưới mái vòm tiềm thức ấy. Sẽ có những người đủ sức mạnh, niềm tin và tình yêu để tự chữa lành đứa trẻ bên trong, thế nhưng có những người không đủ thời gian, sức mạnh và động lực để làm được điều đó và mình nghĩ lúc này, họ nên đến gặp chuyên gia.

    1. Đắc Quang says: Trả lời

      Cái này đúng nhé, mình thấy gặp chuyên gia, áp dụng tâm lý trị liệu có thể giúp giải tỏa những năng lượng tiêu cực, kết nối với chính bản thân để chấp nhận tổn thương, tha thứ và bao dung để ôm ấp đứa trẻ bên trong vào lòng. Bạn mình cũng đã áp dụng và mình thấy có sự khác biệt hoàn toàn lun =)))) Trước tiêu cực, buồn bã, chán nản bao nhiêu thì nay nhìn có sức sống hẳn, như một người khác ý. Mình nghĩ nếu ai thấy bản thân có những dấu hiệu trong bài thì nên liên hệ với chuyên gia, họ là những người có kiến thức, kinh nghiệm thì tư vấn sẽ dễ hơn ý.

  13. Jessi Phạm says: Trả lời

    Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nhé bạn =))) Bao xịn lun. Trước bạn mình có tham vấn tâm lý và trị liệu trầm cảm ở đây và theo cá nhân mình thì cực kỳ uy tín. Trước bạn mình bị trầm cảm do bố mẹ đặt áp lực điểm số, sau đến đây trị liệu khoảng 2 tháng là thấy có chuyển biến rõ rệt rồi, vừa tự tin đỗ đại học xong!

  14. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn, nếu được bạn có thể qua Trung tâm tâm lý trị liệu NHC để chúng tôi hiểu rõ vấn đề và tham vấn cho bạn cụ thể hơn. Nếu bận bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi vào hotline của trung tâm (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc đặt lịch hẹn tại https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen để được hỗ trợ bạn nhé

  15. Thu Hoài says: Trả lời

    Có ai biết trung tâm nào uy tín xíu ko ạ? Mình có tìm hiểu nhiều đơn vị nhưng kiểu vẫn mù mờ ý… Mấy cái liên quan đến trị liệu thì cần tìm nơi uy tín, hoạt động minh bạch công khai và được nhiều người biết đến á! Mình hơi rén nếu đến mấy trung tâm “rởm”, làm không tốt lại rước hoạ vào thân. À, mình ở HN nhé ạ!

    1. Jessi Phạm says: Trả lời

      Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nhé bạn =))) Bao xịn lun. Trước bạn mình có tham vấn tâm lý và trị liệu trầm cảm ở đây và theo cá nhân mình thì cực kỳ uy tín. Trước bạn mình bị trầm cảm do bố mẹ đặt áp lực điểm số, sau đến đây trị liệu khoảng 2 tháng là thấy có chuyển biến rõ rệt rồi, vừa tự tin đỗ đại học xong!

    2. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, nếu được bạn có thể qua Trung tâm tâm lý trị liệu NHC để chúng tôi hiểu rõ vấn đề và tham vấn cho bạn cụ thể hơn. Nếu bận bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi vào hotline của trung tâm (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc đặt lịch hẹn tại https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen để được hỗ trợ bạn nhé

  16. Mai Thị Đoan Trang says: Trả lời

    Thật là giúp mình hiểu hơn về tâm lý của bản thân. Cảm ơn Quỳnh nhiều

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *