Stress sau sinh và các biện pháp giảm stress an toàn cho mẹ

Stress sau sinh là tình trạng hầu như bà mẹ nào cũng gặp phải do quá trình thay đổi tâm sinh lý, sức khỏe ảnh hưởng và sự suy giảm các hormone trong cơ thể, nếu không nhanh chóng giải quyết kịp thời sẽ rất dễ gây trầm cảm. Tuy nhiên nếu nhanh chóng kiểm soát đúng cách, hướng mẹ bỉm đến những điều tích cực vui vẻ hơn thì các triệu chứng này cũng sẽ biến mất nhanh chóng.

Stress sau sinh biểu hiện thế nào?

Hầu hết người phụ nữ nào sau thời kỳ sinh nở cũng rất dễ bị stress. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến các hormone hạnh phúc suy giảm, những đau đớn trong giai đoạn sinh nở, những bỡ ngỡ khi chăm con hay những tác động từ những người xung quanh khiến người mẹ rơi vào trạng áp mệt mỏi áp lực. Đặc biệt tình trạng này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người có con lần đầu.

Stress sau sinh
Stress sau sinh là tình trạng rất nhiều người gặp phải hiện nay và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Dù đã có chuẩn bị kỹ trước đó về mặt tinh thần nhưng khi đứa trẻ ra đời vẫn khiến mẹ không khỏi áp lực. Con quấy khóc bỏ ăn, con chậm lớn, con ốm sốt đều là những vấn đề khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi. Cùng với sự xuống sắc về ngoại hình, cơ thể khiến mẹ càng trở nên tự ti và có những nỗi lo lắng mơ hồ. Trong giai đoạn này nếu không có sự hỗ trợ yêu thường từ chồng và gia đình sẽ khiến stress kéo dài trầm trọng hơn.

Những biểu hiện điển hình của stress sau sinh  bao gồm

  • Trạng thái u uất bao trùm. Mẹ bỉm thường cảm thấy buồn bã, kém vui vẻ, mệt mỏi và cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó người bệnh thường ít nói chuyện chia sẻ hơn, có xu hướng tránh né mọi người và khuôn mặt luôn mang vẻ buồn phiền.
  • Suy nhược cơ thể. Ngay sau thời kỳ sinh nở mẹ đã tốn rất nhiều sức lực kết hợp thêm với quá trình chăm con, suy nghĩ mệt mỏi kéo dài khiến thần sắc của mẹ giảm đi thấy rõ. Cơ thể xanh xao gầy guộc, thiếu sức sống chính là biểu hiện rõ ràng nhất của stress sau sinh.
  • Mất ngủ kéo dài. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng stress, người bệnh dễ bị chìm đắm trong những suy nghĩ buồn bã, những điều xấu cộng với việc thức khuya chăm con khiến mẹ bị mất ngủ. Dù cảm giác mệt mỏi khiến mẹ rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được. Đây cũng là lý do khiến mẹ trở nên xanh xao suy nhược.
  • Mất tập trung. Mẹ bỉm thường có trạng thái lơ mơ, kém tập trung, đôi khi đang bế con nhưng bé khóc cũng không hề hay biết.
  • Dễ cáu gắt khó chịu. Khi có những ấm ức khó chịu trong lòng khiến mẹ cảm thấy bị dồn nén cảm xúc và bùng nổ với bất cứ ai, nhất là với những người thân thiết như chồng. Một chuyện nhỏ nhặt cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bức bối trong lòng.
  • Ăn uống mất ngon, chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường. Khi bị stress có những người sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không vô nhưng có nhiều người lại có xu hướng ăn nhiều hơn như một cách để giải tỏa tâm trạng.
  • Kém gần gũi với chồng, con. Khi bị căng thẳng quá mức, người phụ nữ có xu hướng không có hứng thú với tình dục với chồng. Ngoài ra cũng không cảm thấy có sự gắn kết với người con. Hoặc cũng có thể là xa lánh với tất cả mọi người.
  • Phản ứng thái quá và ám ảnh mơ hồ. Người bị stress thường dễ bị giật mình hay có những phản ứng thái quá với xung quanh. Họ luôn bị ám ảnh bởi một điều gì đó, chẳng hạn như phải chăm con cho thật tốt hay phải cho con tăng cân thật nhanh. Những ám ảnh này nếu không được thực hiện sẽ càng khiến họ cảm thấy bí bách khó chịu hơn.

Thực tế các triệu chứng này được bộc lộ khá rõ nhưng không ít người lại cho rằng đây chỉ là dấu hiệu tâm sinh lý bình thường của bất cứ ai cũng gặp phải sau thời kỳ sinh nở. Sự chủ quan trong điều trị chính là tác nhân hàng đầu khiến các triệu chứng trầm trọng hơn và dễ gây ra những bất ổn trong tâm lý của mẹ bỉm.

Stress sau sinh có nguy hiểm không?

So với trầm cảm sau sinh, stress sau sinh  có mức độ nguy hiểm thấp hơn và cũng dễ điều trị hơn nhưng không vì thế mà người bệnh chủ quan. Căng thẳng stress kéo dài nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến trầm cảm nhanh chóng. Rất nhiều ảnh hưởng trầm trọng có thể xuất hiện trên cả thể chất lẫn tinh thần của mẹ bỉm xuất hiện đều liên quan đến stress.

Stress sau sinh
Stress sau sinh nếu không điều trị đúng hướng khiến mẹ có thể làm hại bản thân và con cái

Những cảm xúc mệt mỏi u uất khi không được giải tỏa sẽ khiến người bệnh dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Có thể là tự làm hại bản thân hoặc làm hại con cái bởi họ cho rằng đây là nguyên nhân khiến họ như thế. Đặc biệt nếu trong gia đình không hạnh phúc, không hòa hợp với mẹ chồng hay cãi nhau với chồng càng khiến các suy nghĩ này được họ khẳng định mạnh mẽ hơn.

Stress cũng khiến cơ thể suy nhược và ngày càng trở nên thiếu sức sống. Các vấn đề khác mẹ cũng có thể gặp phải như đau nhức người, đau đầu, đau dạ dày..  Sự thay đổi về tính cách khiến tình cảm vợ chồng rất dễ bị rạn nứt, ngoài ra còn ảnh hưởng tới cả những mối quan hệ ngoài luồng xung quanh. Nói chung stress sau sinh không chỉ là vấn đề tâm lý mà còn ảnh hưởng xấu đến cả thể chất và chất lượng cuộc sống trầm trọng.

Các biện pháp giảm stress sau sinh an toàn cho mẹ

May mắn là stress nhẹ hơn so với trầm cảm khá nhiều nên trong giai đoạn này có thể chưa cần sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên bác sĩ có thể kê đơn với thuốc an thần để mẹ có thể ngủ ngon hơn. Dù vậy nếu đang trong thời kỳ cho con bú việc dùng thuốc thường vẫn rất hạn chế để tránh tối đa các ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi.

Để điều trị tình trạng này cần có sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ những người thân cận xung quanh, đặc biệt là người chồng. Hãy dành những tình yêu thương chân thành nhất cho người phụ nữ, tạo cho họ cảm giác thoải mái để cân bằng cảm xúc ổn định trở lại. Ngoài ra cũng cần bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe tốt nhất cho người mẹ.

Coi trọng giấc ngủ

Mất ngủ chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề cho cả tinh thần và sức khỏe. Cần biết rằng khi sức khỏe mẹ kém thì cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con. Do đó việc coi trọng sức khỏe của bản thân, coi trọng giấc ngủ cũng là cách để thể hiện tình yêu với con nhiều hơn.

Stress sau sinh
Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần mẹ tràn đầy những năng lượng tích cực và vui vẻ

Hãy tranh thủ thời gian con ngủ để chợp mắt một chút. Nếu không an tâm thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của chồng hay ông bà. Hoặc trong trường hợp không có ai hỗ trợ, mẹ có thể đặt bé vào nôi hay cũi để tránh bé lăn ra ngoài trong lúc ngủ. Trẻ nhỏ thường ngủ rất nhiều, mẹ có thể theo dõi giấc ngủ của bé vài ngày và dựa vào đó để căn chỉnh giấc ngủ của bản thân cho phù hợp.

Đừng cố gắng thức quá khuya để trông con, trừ khi bé đang bị ốm hay quấy khóc nhiều. Khi mẹ được ngủ đủ sẽ thấy tinh thần ngày hôm sau được sảng khoái minh mẫn hơn rất nhiều. Khi cơ thể tràn đây năng lượng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc tích cực suốt cả ngày.

Đừng ngại nhờ chồng hay ông bà

Khi đã kết hôn và sinh con tức là đã có sự yêu thương tin tưởng nhau từ hai phía, vì vậy bạn cần thẳng thắn hơn trong việc chia sẻ công việc chăm sóc con. Nhiều người thường có suy nghĩ là phụ nữ cần đảm đương việc này hoặc lo ngại chồng đi làm mệt nên ngại nhờ giúp đỡ. Chính tâm lý này khiến bạn thường bị ám ảnh bởi hai từ trách nhiệm, ôm đồm hết công việc vào người và cuối cùng sinh tâm bệnh.

Vì vậy bạn đừng ngại ngùng việc nhờ chồng chăm con. Bạn có thể hướng dẫn chồng cách bế con, cách thay tã, cách ru con ngủ.. bởi đây cũng là cách để tạo mỗi liên kết giữa cha con tốt hơn. Chắc chắn rằng nếu là người chống tốt và có trách nhiệm, anh ấy cũng không ngại ngần việc phụ giúp bạn thậm chí là chủ động chăm sóc bé để bạn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nếu đang sống cùng ông bà nội hay ông bà ngoại bạn cũng đừng ngại nhờ vả nhé. Vì người lớn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm nuôi con và có thể giúp bạn rất nhiều.

Dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân

Việc ám ảnh trách nhiệm chăm sóc con khiến mẹ chẳng còn thời gian để chăm sóc cho chính mình để khi nhìn vào trong gương thấy mình ngày càng xuống sắc. Do đó bên cạnh việc chăm lo cho con mẹ tuyệt đối không được quên danh thời gian nghỉ ngơi và chăm lo cho sức khỏe của mình.

Stress sau sinh
Dành thời gian dành riêng cho bản thân mình sẽ giúp tinh thần mẹ bỉm thêm vui vẻ và phấn chấn

Ngủ nhiều hơn, tắm với nước ấm, thư giãn với một bản nhạc nhẹ đều là những cách đơn giản nhưng có thể giúp mẹ xả stress cực kỳ hiệu quả. Đôi khi hãy tự thưởng cho bản thân món ăn mà mình yêu thích như một cách khích lệ sự cố gắng trong suốt thời gian qua. Những vẫn cần chú ý lựa chọn những món ăn phù hợp cho sức khỏe và ít gây ảnh hưởng tới con nếu còn đang trong thời kỳ bú mẹ nhé.

Hoặc mẹ cũng có thể tranh thủ thời gian buổi sáng đẩy xe cho con đi tắm nắng và cũng là cách để mẹ có thể đi dạo. Khi cơ thể được thư giãn thả lỏng nhưng nguồn năng lượng tích cực sẽ được lấp đầy tâm hồn để loại bỏ sự tiêu cực bi quan ngay lập tức.

Học cách loại bỏ những điều tiêu cực

Hãy thẳng thắn nói ra những điều không vui hay chưa hài lòng để được giải quyết, tránh việc giữ trong lòng. Chẳng hạn khi thấy chồng mải chơi game mà không chịu chăm con, chồng hay đi làm về muộn hãy trao đổi trực tiếp để cả hai vợ chồng cùng thảo luận và tìm ra cách xử lý phù hợp. Khi vấn đề được giải quyết thì bạn cũng thấy dễ chịu hơn.

Tất nhiên đôi khi không phải vấn đề nào cũng có thể nói ra và trao đổi thẳng thắn. Chẳng hạn nếu có những xung đột với cha mẹ chồng thì không phải lúc nào cũng có thể giải quyết. Chồng là người ở giữa nên đôi khi cũng rất khó khăn để dung hòa những vấn đề này nếu không phải một người tinh tế. Với trường hợp này bạn có thể chọn cách viết. Viết cũng là cách để giải tỏa cảm xúc rất tốt đặc biệt khi không được ai lắng nghe.

Tham gia các hội nhóm chia sẻ của mẹ bỉm

Khi gặp những người cùng cảnh ngộ bạn sẽ cảm thấy dễ chia sẻ hơn, có thể nói ra nhiều hơn nên tinh thần cũng thoải mái hơn. Việc chia sẻ với cha mẹ thường có thể gặp khó khăn do khoảng cách giữa các thế hệ trong khi người chồng bận rộn đôi khi không có thời gian để lắng nghe tâm sự của bạn. Do đó tham gia vào các hội nhóm đôi khi lại giúp ích rất nhiều cho mẹ bỉm.

Không chỉ tìm được những kinh nghiệm chăm sóc trẻ mẹ bỉm còn có thể tìm được những người bạn tâm giao có thể thấu hiểu và chia sẻ với mình nhiều hơn. Khi những khó khăn mệt mỏi được nói ra và thấu hiểu, tinh thần mẹ cũng phấn chấn vui vẻ hơn hẳn.

Tập yoga hay thiền

Một cách làm giảm stress sau sinh cực kỳ hiệu quả cho các bà mẹ bỉm sữa chính là lựa chọn tập yoga hoặc thiền. Đặc biệt nếu bạn không có nhiều thời gian để tập thể dục hay đi đến các lớp học thì đây là hai bộ môn hoàn toàn phù hợp để có thể thực hiện ngay tại nhà.

Stress sau sinh
Tranh thủ thời gian tập yoga hay thiền định sẽ rất tốt cho tâm trạng của người mẹ

Bạn hoàn toàn có thể tranh thủ thời gian bé ngủ để thực hiện vài động tác yoga đơn giản. Hoặc ngồi thiền 15 phút cũng giúp bạn ổn định cảm xúc, tăng cường năng lượng tích cực để thể hiện tình yêu thương với con cái, gia đình nhiều hơn. Ngoài ra hai bộ môn này còn giúp mẹ thư giãn cơ thể, giảm đau đầu, đau nhức các cơ đồng thời còn làm chậm quá trình lão hóa để mẹ nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp thanh xuân thủa nào.

Các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ nên tập yoga ngay từ thời kỳ mang thai để có sự chuẩn bị tốt hơn về tinh thần, sức khỏe cho giai đoạn sinh nở. Rèn luyện thói quen tập yoga hay thể dục mỗi ngày sẽ đem lại những tác dụng tuyệt vời cho cả tinh thần và sức khỏe.

Chú ý đến dinh dưỡng sau sinh

Sinh nở thực sự là một giai đoạn quan trọng của người phụ nữ vì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bởi vậy nếu sau thời kỳ này không nhanh chóng có hướng chăm sóc và cải thiện phù hợp thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời điểm hiện tại mà còn gây ra nhiều vấn đề ở tương lai. Đồng thời thể chất suy nhược cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị stress hơn.

Hướng đến những điều lạc quan vui vẻ

Hãy giữ cho tinh thần lạc quan bằng cách nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn. Chẳng hạn nếu thấy con quấy khóc quá nhiều thay vì cảm thấy khó chịu mệt mỏi bạn có thể nghĩ rằng đó là thử thách mà bất cứ người mẹ nào cũng phải trải qua. Hãy nghĩ về thời điểm cả gia đình cùng vui vẻ quây quần để cố gắng hơn thay vì cứ mãi than vãn và trách móc mọi thứ.

Dù vậy không phải nói hãy vui lên là có thể vui ngay được. Bạn hãy tập cách hít thở sâu để bình tâm trở lại từ đó cũng giúp ổn định các cảm xúc hơn để tránh việc tiêu cực quá nhiều. Học cách cười nhiều hơn, lạc quan hơn, dần dần bạn cũng sẽ biết cách làm thế nào để vượt qua mệt mỏi.

Chia sẻ nhiều hơn, tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ khi cần thiết

Tâm sự với chồng, với cha mẹ hay bạn thân cũng giúp bạn tìm được sự bình yên và thoải mái khi trút được nỗi lòng. Tuy nhiên nếu không tìm được sự đồng cảm và hỗ trợ từ đây, hãy tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ khi nhận thấy bản thân không ổn. Hiện nay có rất nhiều các trung tâm tâm lý có hỗ trợ tư vấn online 24/24, bạn hoàn toàn có thể liên hệ tại đây để chia sẻ các vấn đề với bác sĩ chuyên môn.ư

Hầu hết không có quá nhiều người nhận ra bản thân đang gặp các vấn đề về tâm lý, ngay cả những người thân kề cận cũng khó để phát hiện. Chỉ khi họ tự làm hại chính bản thân mình hay người khác thì cũng đã quá muộn. Với sự phát triển của thời đại công nghệ như ngày nay, các dấu hiệu stress sau sinh  hay trầm cảm sau sinh cũng đang ngày được quan tâm hơn nên có thể hạn chế tối đa các nguy hiểm tiềm ẩn từ bệnh lý này.

Stress sau sinh khiến người mẹ không chỉ mệt mỏi về thể chất mà còn ảnh hưởng đến cả tinh thần do đó cần nhanh chóng được giải quyết sớn. Nếu các phương án trên đây không làm cải thiện tình trạng này hãy sớm đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *