Sang chấn tâm lý sau chiến tranh: Biểu hiện và cách khắc phục

Sang chấn tâm lý sau chiến tranh là một tình trạng rối loạn tâm lý, tinh thần bị tổn thương với các biểu hiện lo lắng, căng thẳng quá mức khi phải trải qua các cuộc chiến khốc liệt gây tổn thương và các triệu chứng đó vẫn kéo dài cho đến khi sự kiện đã kết thúc từ lâu. Đây là tình trạng thường gặp ở những người lính trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường và chứng kiến hàng loạt những sự ra đi của đồng đội, người thân cũng những âm thanh bom đạn tàn khốc. 

Sang chấn tâm lý sau chiến tranh
Sang chấn tâm lý sau chiến tranh thường gặp ở những người lính đã từng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường khốc liệt.

Sang chấn tâm lý sau chiến tranh là gì?

Sang chấn tâm lý sau chiến tranh được hiểu đơn giản là thuật ngữ dùng để nói đến những người lính hoặc những ai đã từng chứng kiến những sự mất mát, tổn thương về tâm thần khi trải qua thời gian chiến đấu ác liệt ở chiến trường. Đây được xem là một dạng chấn thương tâm lý quá sức chịu đựng của những người lính khi phải liên tục đối diện với hàng loạt tiếng bom đạn và những sự ra đi tàn khốc trên chiến trường.

Tình trạng này xuất hiện từ rất sớm, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất thì các bác sĩ chiến trường cũng đã nhận thấy được một số người lính có dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý. Thậm chí còn có một vài trường hợp sau khi chiến đấu, người lính không còn khả năng đi lại bình thường và sinh hoạt trong đời sống mặc dù họ hoàn toàn không bị tổn thương hay mất mát gì về mặt thể chất.

Theo đó, một số liệu thống kê tại quốc hội Mỹ vào thập niên 80 cho biết rằng, có đến gần 15% nam giới và 9% nữ giới là lính Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc Chiến tranh Việt Nam đã bị sang chấn tâm lý, mắc phải hội chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) vĩnh viễn. Bên cạnh đó, còn có khoảng 30% nam giới và 27% nữ giới bị hội chứng này nhưng chỉ kéo dài ngắn hạn sau thời gian phục vụ nhiệm vụ chiến đấu tại Việt Nam.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Trong một báo cáo được công bố vào năm 2012 cho thấy, có khoảng 22% trong số các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam bị chịu ảnh hưởng trực tiếp với sang chấn tâm lý sau chiến tranh và có 15,7% các trường hợp bị gián tiếp ở cấp độ nhẹ. Theo đó, một số bài báo cáo từ quốc hội Mỹ cho biết, hệ quả đến từ sang chấn tâm lý sau chiến tranh Việt Nam hiện vẫn còn đang tác động rất nhiều đến xã hội Mỹ.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang sang chấn tâm lý sau chiến tranh

Các triệu chứng của những người lính bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh cũng tương tự như những trường hợp khác. Sang chấn tâm lý sẽ được chia thành nhiều loại như sự tránh né, sự xâm nhập, sự thay đổi tiêu cực về tâm trạng và nhận thức, sự biến đổi kích thích và phản ứng. Hầu hết những người mắc phải hội chứng này đều liên tục tái hiện các kí ức không mong muốn về sự kiện gây sang chấn trước đó. Họ thường xuyên suy nghĩ, bị ám ảnh hoặc gặp ác mộng về nó.

Sang chấn tâm lý sau chiến tranh
Sang chấn tâm lý sau chiến tranh khiến người lính bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần.

Một số triệu chứng thường gặp như sau:

  • Có xu hướng liên tục suy nghĩ về những sự kiện, hình ảnh gây tổn thương trong quá khứ, xuất hiện các ảo giác liên quan đến kí ức đó.
  • Muốn cô lập bản thân, sống tách biệt với xã hội và không muốn tiếp xúc với những địa điểm, đồ vật, con người, tình huống làm gợi nhớ đến chiến tranh.
  • Cảm xúc thể hiện mãnh liệt hơn trước, có thể dễ kích động, khó chịu, chán nản, tâm trạng thay đổi liên tục, không kiểm soát được.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc, không đồng cảm được với những người xung quanh.
  • Thường xuyên cảm thấy giật mình, luôn ở trong trạng thái đề phòng, lo sợ.
  • Mất tập trung, suy giảm sự chú ý.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, trằn trọc không ngủ được, hay mơ gặp ác mộng.
  • Kèm theo một số triệu chứng thể chất như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, tiêu chảy, các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Bên cạnh các triệu chứng điển hình của sang chấn tâm lý sau chiến tranh thì các cựu chiến binh cũng có khả năng phải đối diện với một số bệnh lý khác kèm theo. Cụ thể như:

  • Lạm dụng chất: Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến gần 1/3 các trường hợp bị PTSD sau chiến tranh rơi vào trạng thái lạm dụng chất. Người bệnh xem các chất gây nghiện giống như một liều thuốc điều trị, giúp giải tỏa căng thẳng, lo lắng.
  • Các cơn đau dữ dội: Cho dù sự đau đớn đến từ các thương tích bởi chiến tranh hoặc các bệnh lý có liên quan đến tuổi tác thì những cuộc chiến binh đều phải trải qua cơn đau mãn tính và nó gắn liền mật thiết đối với tình trạng sang chấn tâm lý. Sự tác động qua lại này có thể làm gia tăng những cơn đau nhức, dẫn đến tình trạng căng cơ, đau đầu dữ dội.
  • Trầm cảm: Đây được xem là một trong các vấn đề tâm lý thường đi kèm với sang chấn tâm lý. Có gần 50% các trường hợp bệnh nhân bị PTSD mắc phải các triệu chứng của trầm cảm ở một thời điểm nào đó.
  • Bệnh tim: Sang chấn tâm lý được xem như một trong các yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát các vấn đề về tim mạch. Hơn thế, người bị sang chấn tâm lý sẽ có nhiều khả năng bị tiểu đường, mà tiểu đường lại là một yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh tim.

Ảnh hưởng của sang chấn tâm lý sau chiến tranh

Để có thể tìm hiểu và xác định được ảnh hưởng lâu dài của sang chấn tâm lý sau chiến tranh thì các nhà nghiên cứu ở Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Harvard, Đại học Colombia, Liên đoàn Cựu Chiến Binh Mỹ và  Bệnh viện miền nam Đại học bang New York  cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát thực tế trên 1.377 cựu binh Mỹ. Đây đều là những người đã từng phục vụ và trực tiếp tham gia chiến đấu tại khu vực Đông Nam Á trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và cuộc khảo sát này được tiến hành vào năm 1984.

Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng đã gần 3 thập kỷ trôi qua từ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam nhưng nhiều cựu chiến binh vẫn còn phải đang vật lộn với những sang chấn tâm lý. Trải qua cuộc phỏng vấn đầu tiên, nhận thấy có khoảng 12% người mắc phải chứng PTSD.

Sau đó 14 năm, tỉ lệ người mắc bệnh giảm xuống còn 11%. Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng, đa phần những người lính đã từng tham gia vào trận đấu khốc liệt với mức độ cao thì đều bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh qua 2 lần phỏng vấn. Sau lần phỏng vấn thứ 2, các cựu chiến binh cho biết rằng họ gặp phải nhiều bất lợi và các vấn đề tâm lý xã hội bởi sự ảnh hưởng nặng nề từ sang chấn tâm lý sau chiến tranh.

Sang chấn tâm lý sau chiến tranh
Hậu quả của sang chấn tâm lý sau chiến tranh có thể kéo dài đến cuối đời.

Họ chia sẻ rằng, mức độ hài lòng về cuộc sống, đời sống hôn nhân, tình dục và nhiều vấn đề khác đều trở nên yếu kém. Đồng thời, họ cũng nói về sự khó khăn trong việc làm cha mẹ, mức độ hạnh phúc hôn nhân thấp, tỉ lệ ly hôn cao và liên tục phàn nàn về tình trạng sức khỏe như cảm thấy mệt mỏi, cảm lạnh, đau nhức cơ thể. Đồng thời họ cũng nhận thấy hầu hết các trường hợp bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh kéo dài lâu năm đều có sử dụng thuốc lá.

Cũng từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra sự ảnh hưởng đáng lo ngại từ sang chấn tâm lý, PTSD sau chiến tranh. Vào năm 2012, các chuyên gia tiến hành thực hiện một nghiên cứu trên cặp song sinh và nhận thấy khoảng 10% người lính trực tiếp chiến đấu trên chiến trường và 4,45% những người lính lo việc hậu đài vẫn gặp phải trải qua các triệu chứng của sang chấn.

Theo đó, các chuyên gia cũng đã liệt kê một số trường hợp sang chấn tâm lý, PTSD sau chiến tranh vào nhóm khởi phát trễ. Trong thực tế có thể nhận thấy rất rõ về những ảnh hưởng lên đời sống của những người cựu chiến binh Mỹ sau khi tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam.

Cụ thể là rất nhiều người lính Mỹ sau khi kết thúc chiến đấu tại Việt Nam và đối mặt với những sang chấn tâm lý dữ dội trong nhiều năm. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đối với năng suất và hiệu quả cuộc sống của họ. Một phần ít hơn có thể liên tục đối mặt với các cảm xúc tiêu cực, gián tiếp thực hiện các hành vi gây hại, phạm tội. Ngoài ra, một số di sản sau chiến tranh vẫn có thể đeo bám họ như ưa bạo lực, nghiện ngập, thực hiện các hành vi vượt quá chuẩn mực xã hội do bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh mức độ mạnh.

Cách khắc phục sang chấn tâm lý sau chiến tranh hiệu quả

Sau khi trải qua một sự kiện tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là tham gia vào một cuộc chiến tranh thì nguy cơ bị sang chấn tâm lý sau đó là rất cao. Và cũng không thể nào tránh khỏi việc các triệu chứng sang chấn sẽ kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng nặng nề đối với đời sống thường nhật của người bệnh, đồng thời gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất của họ.

Mặc dù thế, các chuyên gia cho biết rằng, dù bạn bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh mãn tính thì vẫn có thể tiếp tục phục hồi và hòa nhập cuộc sống. Dù bạn đã trải qua những đau đớn, tổn thương do sang chấn tâm lý gây ra trong nhiều năm hoặc bạn vừa mới mắc phải hội chứng này thì bạn vẫn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Thông thường, để có thể khắc phục và cải thiện tốt tình trạng bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh thì cần kết hợp nhiều liệu pháp với nhau. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng đối tượng khác nhau.

Người bệnh sẽ được ưu tiên để áp dụng 2 biện pháp phổ biến nhất hiện nay đó chính là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc. Việc kết hợp đồng thời các biện pháp này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề, giúp họ cảm thấy hài lòng hơn với hiện tại.

Liệu pháp nhận thức hành vi luôn được áp dụng cho các trường hợp bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh. Mục đích chính của phương pháp này đó chính là giúp bệnh nhân nhận ra được bản thân họ đang mắc kẹt trong những kí ức tồi tệ đã qua. Đồng thời, tiến hành phơi sáng để giúp họ đối diện với chính những nỗi sợ hãi của mình, nhằm đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu cũng có thể được chỉ định sử dụng nhằm kiểm soát tốt các triệu chứng lo lắng, buồn bã, căng thẳng của người bệnh. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khác. Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất kì vấn đề nào bất thường thì cần thông báo ngay với chuyên gia để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.

Song song với đó, những trường hợp bị sang chấn tâm lý sau chiến tranh cũng cần phải xây dựng và duy trì một lối sinh hoạt phù hợp. Dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đều đồ, tập thể dục thường xuyên. Đồng thời hạn chế việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện để không làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Tuy rằng không phải tất cả những người lính sau khi tham gia chiến đấu đều sẽ bị sang chấn tâm lý nhưng khả năng cao họ sẽ bị ảnh hưởng về mặt tinh thần. Mong rằng qua những thông tin của bài viết trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về vấn đề tâm lý này và có biện pháp, khắc phục đối với người thân của mình.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *