Rối loạn lo âu khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Rối loạn lo âu khi mang thai là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone diễn ra trong cơ thể và một số yếu tố liên quan khác. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động xấu đến sự phát triển và của thai nhi.

Tổng quan về tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh tâm thần khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an về một sự việc, hiện tượng bình thường nào đó hoặc đôi lúc căng thẳng quá mức mà không rõ nguyên nhân. Bệnh lý này có thể xảy ra đối với bất kì đối tượng nào, các nhà khoa học ước tính rằng có khoảng hơn 60% tỉ lệ phụ nữ khả năng mắc phải chứng bệnh này, đặc biệt là những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà các tác động xấu đến quá trình phát triển thai nhi

Rối loạn lo âu khi mang thai sẽ làm cho mẹ bầu luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi một cách không kiểm soát. Một số trường hợp còn có thể kèm theo các triệu chứng như run rẩy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,….Tình trạng này nếu không kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé yêu.

Bệnh rối loạn lo âu có rất nhiều loại khác nhau. Thông thường, phụ nữ mang thai có thể mắc một hoặc nhiều các loại rối loạn cùng một lúc. Một số loại rối loạn lo âu mà mẹ bầu có khả năng gặp phải như:

  • Rối loạn lo âu tổng quát: Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy khó chịu, lo lắng trước những tình huống xảy ra bình thường hàng ngày thì có thể họ đang gặp phải tình trạng rối loạn lo âu tổng quát.
  • Rối loạn hoảng sợ: Những đối tượng này thường xuất hiện các cơn hoảng loạn, lo sợ đột ngột mà không rõ lý do. Thông thường, bệnh nhân sẽ kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, tay chân run rẩy,…
  • Hội chứng ám ảnh: Nếu phụ nữ mang thai mắc phải hội chứng ám ảnh sẽ thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi về những tình huống hoặc các đối tượng không mang tính chất rủi ro, nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu khi mang thai

Tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào hoàn cảnh sống, độ tuổi khi mang thai và cách đối xử của những người xung quanh sẽ tác động đến nguyên nhân gây ra chứng lo lắng, căng thẳng. Dựa vào những số liệu thực tế, các chuyên gia cũng chỉ ra được một số nguyên nhân chủ yếu có khả năng gây ra căn bệnh này như:

1. Thay đổi hormones

Trong quá trình mang thai, hormones trong cơ thể của người mẹ sẽ bị thay đổi, dẫn đến những biến đổi về mặt tâm lý. Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, đây có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến cho mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái lo lắng, khó chịu, thậm chí là cáu bẩn. Khi cơ thể bị thay đổi hormones sẽ khiến cho phụ nữ nhạy cảm hơn, suy nghĩ, cảm xúc cũng sẽ bị tác động và chuyển biến theo một chiều hướng khác.

nguyên nhân gây rối loạn lo âu khi mang thai
Sự thay đổi hormones là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn lo âu đối với phụ nữ mang thai.

Thông thường, các mẹ bầu sẽ hay suy diễn khiến cho mọi chuyện càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi cũng sẽ dễ xuất hiện hơn. Các vấn đề này nếu không được quan tâm và chia sẻ tốt sẽ làm cho mẹ bầu dễ bị tổn thương, dần sinh ra các cảm xúc tiêu cực, lo sợ.

2. Yếu tố di truyền

Rối loạn lo âu khi mang thai chủ yếu do sự thay đổi của cảm xúc, hành vi của người mẹ. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho biết rằng, tình trạng này cũng sẽ chịu tác động của yếu tố di truyền. Thực tế, nếu người thân trong gia đình hoặc mẹ, chị em gái từng đã mắc phải chứng rối loạn lo âu, trầm cảm thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này.

3. Áp lực tài chính

Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cần phải giữ được tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian thư giãn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mẹ bầu không có nguồn kinh tế ổn định sẽ khiến cho họ luôn phải suy nghĩ về vấn đề tài chính để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con phát triển toàn diện. Những áp lực về việc kiếm tiền cũng sẽ khiến cho nhiều phụ nữ mang thai dễ rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.

4. Mang thai ngoài ý muốn

Khi phụ nữ mang thai ngoài ý muốn sẽ nảy sinh rất nhiều nỗi lo sợ, hoang mang gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Thông thường những trường hợp mẹ có thai quá sớm, mang thai ngoài dự định sẽ khiến cho họ cảm thấy bất an và dè chừng đối với thái độ của những người xung quanh. Nếu các khúc mắc, nỗi sợ không được giải tỏa sẽ làm cho các mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu.

5. Áp lực xã hội

vì sao bà bầu bị rối loạn lo âu?
Khi phải chịu nhiều áp lực từ công việc, tài chính cũng khiến cho các mẹ bầu rơi vào tình trạng rối loạn lo âu.

Theo nhận xét và đánh giá từ các chuyên gia thì hiện nay việc mang thai trở nên khó khăn nhiều so với trước đây. Không chỉ gặp nhiều trở ngại trong quá trình thụ thai mà thời kì mang thai cũng khiến các mẹ bầu chịu nhiều căng thẳng, áp lực. Đa phần phụ nữ hiện đại đều phải vừa mang thai, vừa đi làm và lo toan rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đây chính là một trong các tác nhân khiến cho tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai đang ngày càng gia tăng.

Biểu hiện rối loạn lo âu khi mang thai

Hầu như các biểu hiện của tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai cũng giống như các đối tượng bệnh khác. Một số triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

  • Luôn có cảm giác lo lắng, căng thẳng, hoang mang nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Cảm thấy sắp có một sự việc, hiện tượng nào nguy hiểm sắp xảy ra.
  • Luôn bất an về tình trạng sức khỏe thai nhi, thái độ mọi người xung quanh, lo lắng về tài chính,….
  • Khó có thể tập trung vào bất cứ việc gì.
  • Không có khả năng để kiểm soát các nỗi lo lắng, sợ hãi.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Cơ thể, tay chân đổ nhiều mồ hôi
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
biểu hiện rối loạn lo âu khi mang thai
Chứng bệnh rối loạn lo âu sẽ làm cho các mẹ bầu luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoang mang mà không rõ nguyên nhân.

Trên đây chỉ là một số triệu chứng đặc trưng của tình trạng rối loạn lo âu. Tùy vào nguyên nhân và điều kiện sống của mỗi bệnh nhận mà các biểu hiện bệnh cũng có phần khác nhau.

Hậu quả của rối loạn lo âu khi mang thai

Rối loạn lo âu khi mang thai tuy chỉ là sự biến đổi về tâm trạng, cảm xúc của mẹ bầu nhưng nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một số biến chứng nguy hiểm mà rối loạn lo âu có thể gây ra cho mẹ và bé như:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Thai chết lưu
  • Thai nhi bị thiếu cân, nhẹ cân.
  • Trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ, trí tuệ kém phát triển.
  • Thai nhi kém phát triển do người mẹ bị rối loạn ăn uống, cơ thể bị suy nhược.
  • Mẹ bầu có ý định muốn phá thai, tìm đến cái chết.
  • Những trường hợp rối loạn lo âu nghiêm trọng có thể gây ra một số ảo giác, hoang tưởng.

Rối loạn lo âu khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với mẹ và trẻ nhỏ. Do đó, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ có nguy cơ gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Cách điều trị rối loạn lo âu khi mang thai

Hiện nay tình trạng rối loạn lo âu cũng được áp dụng nhiều phương pháp để điều trị, tuy nhiên đối với những trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn mang thai sẽ được cân nhắc lựa chọn các biện pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ phụ hợp nhất.

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp được đánh giá rất cao về mức độ an toàn và hiệu quả mà nó mang lại cho các trường hợp bị rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm,…Đặc biệt đối với những trường hợp người bệnh là phụ nữ đang mang thai thì càng được khuyến khích điều trị bằng phương pháp này.

điều trị rối loạn lo âu khi mang thai
Trị liệu tâm lý cho mẹ bầu cho phương pháp được đánh giá rất cao về độ an toàn và hiệu quả.

Đối với tâm lý trị liệu, các chuyên gia sẽ áp dụng liệu pháp trò chuyện, trao đổi trực tiếp với người bệnh để dần khai thác thông tin, nắm được nguyên nhân, gốc rễ gây ra chứng rối loạn lo âu. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp cho bệnh nhân nhận thấy được những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi bất thường của bản thân và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Đối với phương pháp trị liệu này sẽ không cần đến sự can thiệp của thuốc điều trị nên đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sau quá trình trị liệu mẹ bầu sẽ được cải thiện một cách tự nhiên nhất, các triệu chứng lo lắng, căng thẳng cũng được thuyên giảm đáng kể. Sau khi nhận thấy người bệnh có thể cân bằng được cảm xúc, hành vi của mình thì các bác sĩ tâm lý sẽ hướng dẫn cho họ phương pháp kiểm soát tâm lý để hạn chế tối đa tình trạng tái phát của bệnh.

2. Sử dụng thuốc

Thông thường, đối với tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai sẽ không được khuyến khích áp dụng biện pháp sử dụng thuốc, bởi vì thuốc sẽ đi qua nhau thai. Tuy nhiên, đối với một số  trường hợp đặc biệt bệnh nhân bị rối loạn lo âu có kèm theo một số chứng tâm thần khác như trầm cảm hoặc quá trình trị liệu tâm lý không mang lại kết quả thì sẽ được cân nhắc sử dụng thuốc điều trị.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa các loại thuốc điều trị để đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất, hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến mẹ và bé. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải chú ý tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của chuyên gia. Đồng thời không được tự ý ngưng sử dụng hoặc tăng giảm liều dùng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu khi mang thai

Tình trạng rối loạn lo âu nếu không thể kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó việc kiểm soát cảm xúc khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Để có thể hạn chế và ngăn chặn được chứng rối loạn lo âu, các mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp sau đây:

1. Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi

Các mẹ bầu không nên làm việc quá sức, sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý. Ngoài ra, mẹ có thể trò chuyện cùng với thai nhi để giúp bé được thoải mái hơn, giảm bớt các áp lực từ bên ngoài. Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai cũng cần chú ý nhiều đến giấc ngủ của mình. Mỗi ngày phải ngủ đủ 8 tiếng và nên tập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ. Lựa chọn chỗ ngủ thoáng mát, yên tĩnh, dễ chịu để giấc ngủ được sâu hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trọ rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu nên chú ý xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Tốt nhất là nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, omega 3,…giúp ngăn chặn các tình trạng rối loạn tâm thần hiệu quả. Đồng thời, mẹ bầu cũng phải hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn chế biến ăn,….Mỗi ngày nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, việc thiếu nước cũng khiến cho tâm trạng bị ảnh hưởng xấu đi.

3. Vận động, tập thể dục

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để thực hiện mỗi ngày. Bạn chỉ cần dành ra khoảng 20 đến 30 phút để đi bộ, ngồi thiền, yoga cũng giúp ít cho sự phát triển của thai nhi và ổn định tinh thần, thể chất của mẹ. Nếu có thể áp dụng các bài tập yoga dành cho mẹ bầu đúng cách sẽ giúp cho bạn kiểm soát tốt được các cảm giác lo lắng, căng thẳng, hạn chế tối đa tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai.

chữa rối loạn lo âu khi mang thai
Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút để tập yoga cũng giúp ngăn chặn tốt các triệu chứng của rối loạn lo âu.

4. Chuẩn bị tâm lý cho ngày sinh

Nhiều trường hợp mang thai sớm hoặc lần đầu mang thai khiến cho các mẹ luôn cảm thấy lo lắng và bất an về quá trình chăm sóc thai nhi, đặc biệt là thời điểm cận kề ngày sinh. Do đó, các mẹ bầu cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nơi, có thể tham khảo ý kiến của người thân hoặc ác bác sĩ để biết được những kinh nghiệm bổ ích. Hiện nay cũng có rất nhiều các lớp học tiền sản phục vụ tốt cho vấn đề này. Khi đã có đủ kiến thức và hiểu rõ về quá trình sinh con sẽ giúp các mẹ cảm thấy an tâm hơn, những cảm giác lo lắng, sợ hãi cũng dần được kiểm soát.

5. Chia sẻ, tâm sự với người thân

Để có thể phòng tránh tốt nhất được tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai, các mẹ bầu nên thường xuyên trao đổi và tâm sự các vấn đề sức khỏe của bản thân và thai nhi với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè của mình. Khi được chia sẻ bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời sẽ nhận được nhiều sự động viên, thấu hiểu giúp bạn giảm bớt các áp lực, căng thẳng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số thông tin về tình trạng rối loạn lo âu khi mang thai. Hi vọng các mẹ bầu có thể tham khảo và biết cách phòng tránh căn bệnh này, hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *