Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không? Làm sao để chữa trị?

Nỗi hoảng loạn tột độ thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, đề phòng với tất cả mọi thứ. Chất lượng sức khỏe thể chất và tinh thần đều theo đó suy giảm đáng kể và làm cản trở người bệnh tham gia vào các hoạt động xã hội bình thường. Vậy rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không, gây ra những ảnh hưởng thế nào?

Chứng rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không?

Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder)là một hội chứng điển hình thuộc nhóm rối loạn lo âu với đặc trưng là cơn hoảng loạn tột độ có tính kịch phát, xuất hiện đột ngột, quá mức, không kiểm soát được. Nỗi kinh hoạt này có thể xuất hiện ngay cả khi không có bất cứ tác nhân nào cụ thể khiến người bệnh run rẩy, vã mồ hôi, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn, mạch nhanh, bồn chồn, chóng mặt, đi đứng không vững hay thậm chí là ngất xỉu.

ối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không
Rối loạn hoảng sợ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến chất lượng cuộc sống, thể chất và tinh thần người bệnh đi xuống

Các chuyên gia đánh giá chưa thể xác định chính xác hoàn toàn các yếu tố có liên quan đến nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ. Một số yếu đố được đánh giá có liên quan như di truyền; sự thay đổi các hormone trong não bộ, bao gồm GABA hay các benzodiazepine; các chấn thương tâm lý từ quá khứ có tính chất ám ảnh kinh hoàng; căng thẳng stress kéo dài hoặc một số tình trạng tiền sử bệnh tâm lý, tâm thần..

Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không là một trong những băn khoăn lớn của những người mắc bệnh hay gia đình có người thân mắc bệnh. Thực tế bất cứ vấn đề bất thường nào trong sức khỏe, dù liên quan đến khía cạnh thể chất hay tinh thần cũng đều gây ra ảnh hưởng lớn đến người bệnh. Trong khi đó, rối loạn hoảng sợ làm tác động đến nhiều hoạt động của người bệnh, khiến họ luôn sống trong căng thẳng, lo âu nên cũng sẽ đi kèm nhiều nguy hiểm không ngờ.

Gia tăng nguy cơ các vấn đề về thể chất

Người mắc rối loạn hoảng sợ có nguy cơ gặp các vấn đề về thể chất nếu tần suất cơn hoảng loạn xuất hiện ngày càng dày đặc với cường độ cao. Trong trạng thái hoảng sợ kịch phát, nhịp tim tăng lên khiến huyết áp tăng vọt, choáng váng, toàn thân nôn nao bồn chồn. Tình trạng này kéo dài, xuất hiện liên tục khiến người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề thể chất khác, chẳng hạn bệnh về huyết áp hay tim mạch.

Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có, càng điều trị muộn càng phát sinh nhiều vấn đề bất thường hơn. Người bệnh cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược khiến cơ thể xanh xao, thiếu sức sống. Tuy nhiên một số người rối loạn hoảng sợ cũng có xu hướng tăng cân gây béo phì do ảnh hưởng một số loại thuốc tây trong quá trình điều trị.

Bên cạnh đó việc mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, ăn uống không ngon miệng hay thường xuyên lạm dụng chất gây nghiện cũng là nguyên nhân gây suy giảm đáng kể về thể chất cho người bị rối loạn hoảng sợ. Thể chất suy yếu cũng làm tâm lý mệt mỏi hơn, kém chống chọi với nỗi căng thẳng, lo lắng hơn và làm trầm trọng các triệu chứng hơn. n

Tăng nguy cơ lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện

Nhiều người phải đối mặt với nỗi hoảng sợ kịch phát trong suốt một thời gian dài trước khi chính thức được chẩn đoán và điều trị. Không phải ai cũng nhận ra mình có những bất thường về tâm lý, tâm thần mà thường tự xoa dịu nỗi căng thẳng của mình bằng việc lạm dụng bia rượu hay các loại chất kích thích khác. Điều này cũng góp phần khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng hơn.

ối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không
Lạm dụng bia rượu không làm xoa dịu cảm xúc lo lắng, hoảng loạn mà chỉ làm trầm trọng hơn các triệu chứng này

Thực tế, việc sử dụng bia rượu hay các loại chất kích thích khác không làm xoa dịu nỗi lo lắng, hoảng loạn cho người bệnh mà chỉ làm trầm trọng hơn mức độ các triệu chứng này. Người mắc rối loạn hoảng sợ có thể gây ra nhiều hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như tấn công người khác nếu không thể kiểm soát được trạng thái của bản thân.

Bên cạnh đó, lạm dụng đồ uống có cồn hay chất gây nghiện kéo dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như đau dạ dày, suy giảm trí nhớ, tiểu đường, cao huyết áp.. Riêng với các loại chất gây nghiện không chỉ làm tổn thương hệ thống dây thần kinh mà việc điều trị cũng rất khó khăn.

Cuộc sống đảo lộn

Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, không có dấu hiệu báo trước, không cần phải có một tác động trực tiếp, không có thời điểm cụ thể rõ ràng. Bởi vậy, người bệnh không thể tự điều chỉnh được các hoạt động hằng ngày để đáp ứng với nỗi sợ mà chỉ chọn các trốn trách. Cuộc sống của người bệnh dường như bị đảo lộn hoàn toàn bởi panic disorder.

Rối loạn hoảng sợ có gây ra rất nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày nếu không sớm điều trị. Chẳng hạn người bệnh thường cố gắng hạn chế ra ngoài đường, chỉ ở trong nhà để phòng tránh nguy cơ cơn hoảng loạn xuất hiện đột ngột. Trẻ em từ chối đi học, người lớn từ chối việc đi làm chỉ để bảo vệ bản thân, tránh phải đối mặt với các tình huống có thể kích hoạt cơn hoảng sợ.

Bên cạnh đó, người mắc rối loạn hoảng sợ cũng thường thiếu hụt các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp do họ thường chỉ ở trong nhà, không muốn đến nơi đông người. Người bệnh có xu hướng tự cô lập bản thân, dễ kích động, nóng nảy hơn nên cũng có thể gặp một vài vấn đề trong việc duy trì các mối quan hệ. Dù vậy trong trạng thái kích thích họ cũng có thể gây ra vào hành vi  làm tổn thương những người thân thiết nhất của mình.

Một ảnh hưởng khác của rối loạn hoảng sợ chính là phải phụ thuộc vào gia đình quá mức do người bệnh thường không ra khỏi nhà để tránh những nguy hiểm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Một số có thể tìm được một vài công việc tại nhà, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề bắt buộc họ phải ra ngoài giải quyết. Do đó họ sẽ phải phụ thuộc vào gia đình hay người cùng chung sống.

Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý – tâm thần

Trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài đồng thời xu hướng cô lập bản thân, sức khỏe suy giảm cũng khiến người bệnh có nguy cơ mắc rất nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần nghiêm trọng hơn đồng thời. Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không thì chắc chắn sẽ gia tăng mức độ nguy hiểm nếu có liên quan đến các vấn đề tâm lý, tâm thần khác. Việc điều trị nếu gặp đồng thời các rối loạn tâm thần cũng sẽ rất khó khăn.

Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không
Người bệnh tự cô lập bản thân kết hợp với trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài nên rất dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm

Rối loạn hoảng sợ kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ các vấn đề tâm thần sau

  • Các dạng rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt, chẳng hạn hội chứng sợ khoảng trống, hội chứng sợ xã hội, hội chứng sợ bóng tối.. Các đối tượng của nỗi sợ có thể chính là các tình huống thường xuyên làm kích hoạt cơn hoảng sợ, chẳng hạn nơi đông người, bóng đêm..
  • Gia tăng nguy cơ rối loạn lo âu lan tỏa với đặc tr
  • ưng về nỗi lo lắng, căng thẳng xuất hiện trên nhiều đối tượng, tình huống, không có giới hạn hay tập trung vào nội dung nào.. Điều này càng làm gia tăng xu hướng tự cô lập bản thân của người bệnh
  • Gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái tuyệt vọng, chán nản, tụt giảm khí sắc, mất niềm tin vào cuộc sống, không có năng lượng để làm bất cứ việc gì. Rối loạn hoảng sợ sẽ rất nguy hiểm nếu có liên quan đến trầm cảm và không được điều trị kịp thời.

Rối loạn hoảng sợ nếu mắc đồng thời với trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác chính là nguyên nhân là gia tăng các hành vi có mức độ nguy hiểm cảm, chẳng tự làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc, hay thậm chí là tự sát trong trạng thái tâm lý kích thích không kiểm soát được. Bản thân của họ cũng cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bức bối bởi luôn phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực nên mới chọn cách tự giải thoát cho bản thân, và họ cũng nghĩ điều này sẽ tốt cho những người chăm sóc mình.

Hướng điều trị rối loạn hoảng sợ

Theo các chuyên gia, rối loạn hoảng sợ dù khá nguy hiểm nhưng vẫn có tiên lượng không quá xấu, đặc biệt nếu áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn sớm. Vẫn có một số lượng nhỏ người bệnh có thể tái phát lại các triệu chứng sau điều trị, tuy nhiên một lối sống lành mạnh, tránh xa căng thẳng hoàn toàn có thể kiểm soát được nguy cơ này.

Tùy từng người hợp nhưng bác sĩ thường tiến hành các biện pháp điều trị duy trì trong khoảng 30 tháng để loại bỏ các triệu chứng hoàn toàn, phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát. Một thống kê cho thấy, có khoảng 34% bệnh nhân sau điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, 46% người còn một số lượng nhỏ biểu hiện nhưng không quá đáng kể và chỉ khoảng 20% bệnh nhân không có cải thiện quá tích cực.

Người bệnh nên đi thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần hay các trung tâm tâm lý uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có lộ trình điều trị thích hợp nhất.

Điều trị bằng hóa dược

Nếu người bệnh cứ xuất hiện những cơn hoảng sợ, căng thẳng tột độ không thể kiểm soát thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên và có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Do đó bác sĩ sẽ thường chỉ định một vài loại thuốc để kiểm soát tình trạng này, giảm dần tần suất cơn hoảng loạn để tinh thần người bệnh ổn định hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

ối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không
Một số loại thuốc có thể giúp giảm tần suất các triệu chứng xuất hiện tạm thời nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ

Một số nhóm thuốc phổ biến được dùng trong điều trị rối loạn hoảng sợ bao gồm

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs): bác sĩ có thể chỉ định Citalopram, Fluoxetin, Fluvoxamin, Paroxetin, Sertralin, được chỉ định để hạn chế sự xuất hiện của cơn hoảng loạn kịch phát nguy hiểm ở rối loạn hoảng sợ mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Thuốc thường được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng liều dần tùy theo giai đoạn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs): được đánh giá có hiệu quả tương tự nhóm SSRIs nhưng nhiều tác dụng phụ hơn nên sẽ được xem xét nếu nhóm SSRIs không mang lại kết quả mong muốn. Một số thuốc nhóm SNRIs thường được chỉ định như Venlafaxine, Duloxetine, Desvenlafaxine,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA): có thể được chỉ định để ngăn chặn các biểu hiện nguy hiểm của rối loạn hoảng sợ nếu người bệnh không đáp ứng hay không dung nạp với  nhóm SSRIs và SNRIs. Thuốc nhóm TCA cũng giúp ích đáng kể trong việc giảm thiểu các trạng thái kích thích tiêu cực với các loại thuốc điển hình như Amitriptyline, Doxepin, Desipramine, Imipramine,…
  • Benzodiazepine (thuốc an thần gây nghiện): Tranxene, Lexomil, Seduxen, Rivotril, Alprazolam, Clonazepam là những loại thuốc được chỉ định phổ biến với tác dụng ổn định tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ để người bệnh có đủ năng lượng. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường có tính chất gây nghiện, tăng nguy cơ lạm dụng thuốc nếu dùng kéo dài nên thường chỉ được dùng với liều ngắn, sau đó bác sĩ sẽ xem xét tình trạng để cắt giảm khoảng 15% liều lượng từng giai đoạn để cơ thể thích nghi dần trước khi ngưng thuốc hoàn toàn.
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc như Clonidine, Propranolol, Venlafaxine, Valproic acid,… cũng có thể xem xét dùng trong một vài trường hợp để giảm thiểu một số triệu chứng nguy hiểm ở người rối loạn hoảng sợ, tuy nhiên không được tự ý sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Tuy nhiên hầu hết các nhóm thuốc này đều kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như thèm ngủ hơn, mệt mỏi hơn, rối loạn tiêu hóa.. Việc dùng thuốc hoàn toàn cần có sự chỉ định từ bác sĩ để phù hợp với từng trường hợp, đối tượng, đặc biệt cẩn trọng với trẻ em và phụ nữ mang thai. Người bệnh cần đảm bảo dùng đúng liều lượng, cách dùng theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa để mang đến hiệu quả như mong muốn.

Trị liệu tâm lý

Rối loạn hoảng sợ là một dạng rối loạn tâm lý, tâm thần, không hoàn toàn xuất phát từ các vấn đề thể lý nên hầu như không có bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị cụ thể. Cần thiết rằng thuốc chỉ là biện pháp hỗ trợ tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn cơn hoảng sợ tột độ cho dù đã điều trị lâu dài. Do đó bác sĩ khuyến khích người bệnh nên kết hợp với các liệu pháp trị liệu tâm lý để phục hồi sức khỏe tâm thần hiệu quả.

ối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh học cách đối diện với nỗi sợ và tự kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Mục tiêu của các biện pháp tâm lý trị liệu chính là giúp người bệnh hiểu rõ về nỗi sợ hãi của bản thân, học cách đối mặt và vượt qua nó, từ đó điều chỉnh cuộc sống về lại như bình thường. Rối loạn hoảng sợ sẽ không còn quá nguy hiểm nếu bạn có thể đối diện với nó, kiểm soát nó thay vì chỉ luôn trốn chạy như trước kia. Thông qua việc trò chuyện và chia sẻ, nhà trị liệu có thể giúp bệnh nhân làm được điều này.

Phương pháp trị liệu hành vi nhận thức; phương pháp phơi nhiễm cùng một số liệu pháp thư giãn thường được chỉ định chính cho các bệnh nhân rối loạn hoảng sợ. Nhà trị liệu sẽ điều chỉnh thay thế những cảm xúc, tư duy tiêu cực, sai lệch của người bệnh do ảnh hưởng từ nỗi hoảng sợ thành nhận thức, cách giải quyết vấn đề tích cực hơn, phù hợp với từng hoàn cảnh. Khi người bệnh tự điều chỉnh được hành vi hay cảm xúc của bản thân tự mức độ tác động cũng giảm dần.

Rối loạn hoảng sợ có thể giảm được mức độ nguy hiểm đáng kể đồng thời không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khi điều trị bằng các biện pháp trị liệu tâm lý. Các chuyên gia cũng cho biết, nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp này thì tỷ lệ tái phát cũng rất thấp do người bệnh đã học được cách quản lý nỗi căng thẳng của bản thân.

Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Rối loạn hoảng sợ sẽ không thể cải thiện mức độ nguy hiểm nếu người bệnh vẫn có chế độ sinh hoạt vô lối, thiếu lành mạnh, không chú ý đến quá trình phục hồi sức khỏe hay tâm trí. Bác sĩ và nhà trị liệu đều khuyến khích người bệnh cần điều chỉnh lối sống hằng ngày, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn đến khi phục hồi hoàn toàn để tránh các yếu tố tác động có thể khiến việc điều trị giảm hiệu quả.

ối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không
Thực hành thiền hằng ngày mang đến rất nhiều cải thiện tích cực cho các bệnh nhân rối loạn hoảng sợ

Một số biện pháp được khuyến khích cho bệnh nhân rối loạn hoảng sợ trong quá trình chăm sóc, điều trị tại nhà như

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế các tình huống gây tiêu Bổ cực hay căng thẳng
  • Duy trì chất lượng giấc ngủ ổn định, cần ngủ ít nhất 6-7 tiếng mỗi ngày để tinh thần luôn tỉnh táo, gia tăng khả năng giữ bình tĩnh trong nhiều hoàn cảnh
  • Thực hành thiền nguyện giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, cân bằng tâm trạng, nhìn nhận các vấn đề nhẹ nhàng hơn đồng thời giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng hay kích thích
  • Liệu pháp hơi thở hay yoga cũng giúp ích đáng kể trong quá trình thư giãn, kiểm soát cảm xúc ổn định hơn cho người bị rối loạn hoảng sợ
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đặc biệt nên tăng cường các nhóm Inositol (vitamin B8) rất tốt cho hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến khích nên ưu tiên các nhóm thực phẩm từ rau xanh, các loại trái cây, các loại hạt và hạn chế các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp, đồ ăn nhiều đường…
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hay bất cứ loại chất kích thích nào nếu tâm lý không ổn định để phòng tránh các hệ lụy nguy hiểm từ rối loạn hoảng sợ
  • Chia sẻ với gia đình, người thân để tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ
  • Thư giãn, giải tỏa cảm xúc hằng ngày bằng những biện pháp đơn giản như đọc sách, tắm với nước ấm, xông hơi với tinh dầu, đi dạo…
  • Duy trì thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cũng rất có ích trong quá trình phục hồi thể chất và tâm lý

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không, hy vọng đã mang đến nhiều thông tin hữu ích. Bất cứ vấn đề bất thường nào dù về mặt tâm lý hay thể chất cũng đều gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể nên tuyệt đối không được chủ quan.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *