Chú Võ Hồng Việt sinh năm 1960 hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Cầu Giấy, Hà Nội. Đến với NHC trong tình trạng mất ngủ trong 2 năm liên tiếp

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục

Người già rất thường bị mất ngủ, ngủ ít hay thức giấc giữa chừng khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là gì và cách khắc phục thế nào để an toàn nhất, cùng tìm hiểu chi tiết tại đây.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi là tình trạng ngủ ít, ngủ không đủ giấc, khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc giữa chừng và không ngủ lại được. Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh cũng rất thấp, thường xuyên mơ màng, không ngủ sâu, dễ giật mình và hay nằm mơ.

rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi làm chất lượng cuộc sống và tin thần suy giảm trầm trọng

Rối loạn giấc ngủ thường rất gặp ở người già khiến sức khỏe ngày càng gặp thêm nhiều vấn đề khác như trí nhớ sau sút, đau nhức chân tay, cơ thể chậm chạp dần. Tuy nhiên hầu hết mọi người thường cho rằng đây là “bệnh tuổi già” và ít người đi điều trị khiến sức khỏe ngày càng suy giảm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi, việc biết chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ đưa đến hướng khắc phục phù hợp. Theo đó những tác nhân chính khiến chất lượng giấc ngủ người già bị giảm sút bao gồm

Quá trình lão hóa theo thời gian

Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ, biểu hiện rõ nhất chính là tình trạng da dẻ nhăn nheo, sức khỏe suy giảm đồng thời giấc ngủ cũng chập chờn. Lúc này các tế vào và cơ quan trong cơ thể hoạt động dần chậm chạp, đặc biệt là các dây thần kinh khiến việc tiếp nhận thông tin và truyền tín hiệu kém.

Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày người già có thể bị hủy hoại tới 3000 tế bào thần kinh. Bởi vậy nên càng lớn tuổi trí nhớ sẽ càng giảm, khả năng phản ứng chậm và tăng nguy cơ mất ngủ hơn bình thường.

Do bệnh lý

Rối loạn giấc ngủ thứ phát thường liên quan đến các nguyên nhân bệnh lý, thường liên quan nhất là các bệnh xương khớp. Lúc này mật độ xương giảm dần, xương khớp yếu, thường xuyên gặp những cơn đau nhức tê bì chân tay nặng nhất là trời chuyển lạnh. Điều này làm người già thường vô cùng khó chịu dẫn đến thao thức cả đêm không ngủ được.

rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Những cơn đau nhức xương khớp về đêm khiến người già ngủ không ngon, thường thức giấc giữa đêm

Bên cạnh đó, rất nhiều bệnh lý khác cũng liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi như

  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer
  • Viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm..
  • Các bệnh lý về tim mạch
  • Bệnh về tuyến giác
  • Bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Các bệnh về đường hô hấp như tắc nghẽn phế quản, viêm phổi…
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Chứng tiểu đêm
  • Béo phì, thừa cân

Ngoài ra nếu gặp các vấn đề hô hấp người già còn có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và gây ra rất nhiều vấn đề trầm trọng khác.

Cần biết rằng việc dùng các loại thuốc quá nhiều ở người già cũng là tác nhân khiến họ dễ bị mất ngủ. Các thuốc này thường tác động lên hệ thần kinh trung ương và làm suy giảm giấc ngủ trầm trọng. Tiêu biểu là một số loại thuốc sau

  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp
  • Các loại thuốc corticosteroid giúp giảm đau chống viêm thường dùng trong điều trị viêm khớp, gout, thấp khớp
  • Thuốc kháng cholinergic với những người bị  bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Thuốc chẹn H2 dược chỉ định trong điều trị các bệnh về tiêu hóa như  trào ngược hay viêm loét dạ dày tá tràng
  • Thuốc ngủ có chứa benzodiazepine khiến người già có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày và mất ngủ khi về đêm
  • Thuốc levodopa chỉ định trong điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc adrenergic dùng trong hen suyễn hay các bệnh về tim mạch.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi do tâm bệnh

Theo thống kê, tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi đang ngày càng tăng. Stress, trầm cảm và rối loạn lo âu đều là các vấn đề tâm lý thường gặp ở người lớn tuổi và khiến họ thao thức cả đêm không ngủ được, thậm chí còn nghĩ đến những hành vi tiêu cực như tự tử.

Hầu hết tâm bệnh ở người già đều do thiếu sự quan tâm chăm sóc ở người thân, không có ai để chia sẻ, cảm thấy bản thân là gánh nặng.. Tất cả đều khiến tâm trang của những người lớn tuổi ngày càng đi xuống, không còn tìm thấy niềm vui. Tâm trạng nặng nề, cảm giác tù túng, cứ “bơi” trong những nỗi buồn khiến người già không thể ngủ ngon được.

Thói quen không tốt

Đau nhức cơ thể khiến người bệnh ít ra ngoài vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều cũng chính là lý do khiến nhiều người cao tuổi rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ chập chờn. Bên cạnh đó chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đúng giờ giấc khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả cũng có thể gây ra tình trạng này.

rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá nhiều làm giảm chất lượng giấc ngủ người người già

Với những người già có thói quen xem Tv hay xem điện thoại nhiều dù có thể đi vào giấc ngủ nhanh nhưng lại thường chập chờn, dễ thức giấc, ngủ không sâu. Ngoài ra với những người có không gian phòng ngủ thiếu vệ sinh khiến hệ hô hấp nhạy cảm bị kích thích, xung quanh nhiều tiếng động ồn ào cũng rất khó ngủ.

Những ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Vốn bình thường sức khỏe của những người lớn tuổi đã không thực sự tốt, nhưng tình trạng mất ngủ sẽ càng làm trầm trọng hơn vấn đề này. Khi không ngủ được, các cơ quan trong cơ thể như não bộ cũng không được nghỉ ngơi, thiếu năng lượng làm tiến trình lão hóa càng đẩy nhanh hơn.

Đồng thời khi không ngủ được, tinh thần kém minh mẫn, người già cũng dễ cáu gắt khó chịu, hay trạng trạng thái kem vui vẻ. Do đó cần phải nhanh chóng có hướng kiểm soát bệnh phù hợp.

Cụ thể những ảnh hưởng gây ra trên sức khỏe ngươi cao tuổi do rối loạn giấc ngủ bao gồm

  • Trí nhớ sa sút đình trệ, mau quên
  • Da dẻ lão hóa nhanh, ngày càng nhăn nheo và sạm đi
  • Tóc nhanh bạc hơn
  • Tình trạng đau nhức xương khớp, các vấn đề về tiêu hóa cũng trầm trọng hơn
  • Cơ thể chậm chạm, hoạt động kém vào ban ngày
  • Giảm tuổi thọ
  • Ảnh hưởng nặng nề đến cả thể chất và tinh thần

Hầu hết ai cũng thường cho rằng người lớn tuổi bị mất ngủ là một lẽ tự nhiên nên ít người cho rằng nó liên quan đến các bệnh lý. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm tuổi thọ của người già nhanh chóng nên không được chủ quan mà cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Người bệnh nên đi khám tại bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe toàn diện và có hướng điều trị phù hợp, đặc biệt nếu có liên quan đến các bệnh tâm lý. Bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán như đo điện não, đo đa ký giấc ngủ, đi nhịp tim và kiểm tra các tiền sử bệnh lý trước đó. Thông qua đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ để có hướng điều trị phù hợp.

Tuy nhiên việc điều trị rối loạn giấc ngủ ở những nhóm người lớn tuổi cũng không hề dễ dàng, nhất là khi người bệnh đang dùng những loại thuốc điều trị bệnh lý khác. Chủ yếu bác sĩ sẽ hướng tới việc điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, thay đổi hướng sinh hoạt phù hợp, rất hạn chế việc dùng thuốc do có thể làm sức khỏe người già trầm trọng hơn.

Trị liệu tâm lý

Nếu tình trạng mất ngủ có liên quan đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, stress ở người già thì việc trị liệu tâm lý sẽ là những giải pháp tốt nhất. Thông qua các cuộc nói chuyện sẽ giúp người bệnh mở lòng hơn, loại bỏ được những muộn phiền lo lắng, tinh thần thoải mái hơn mà không cần dùng đến bất cứ loại thuốc nào.

rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Triệu liệu tâm lý rất cần thiết nếu người gia đang gặp các vấn đề như trầm cảm hay stress

Đồng thời khi tinh thần phấn chấn lạc quan không chỉ giúp tăng chất lượng giấc ngủ mà sức khỏe cũng tăng lên rất nhiều. Việc điều trị các bệnh lý khác cũng cho hiệu quả tốt hơn hẳn.

Nếu không gặp các vấn đề tâm lý, người thân cũng nên áp dụng việc cải thiện tâm lý thông qua việc nói chuyện, quan tâm và chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ, ông bà. Người già luôn có rất nhiều sự lo lắng, tuy không hẳn là tác nhân chính gây mất ngủ nhưng cũng không tốt cho sức khỏe tinh thần. Vì thế cần giải tỏa những tâm lý lắng lo này thông qua tình yêu thương chân thành từ chính những người thân trong gia đình.

Đảm bảo nơi nghỉ ngơi yên tĩnh sạch sẽ

Dọn dẹp phòng ốc mỗi ngày, giặt giũ chăn mà sạch sẽ, có không gian nghỉ ngơi yên tĩnh cũng là liệu pháp rất tốt cho giấc ngủ người già. Bạn nên lựa chọn những căn phòng có cửa sổ, có ánh sáng trực tiếp để ông bà có thể hít thở không khí tự nhiên mỗi ngày. Tránh những căn phòng tối tăm phải dùng ánh sáng nhân tạo hay bật điều hòa quá nhiều.

Hãy hạn chế dùng điều hòa với nhiệt độ quá thấp trong phòng bởi không tốt cho phổi của người già. Nếu phòng quá nóng có thể dùng quạt hoặc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp. Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị thêm máy lọc không khí hoặc máy xông hơi tinh dầu cũng rất tốt cho giấc ngủ của người lớn tuổi.

Thay đổi những thói quen xấu

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cũng là những vấn đề cần chú ý ở người già để tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất. Một số biện pháp có thể áp dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp người lớn tuổi thêm khỏe mạnh và vui vẻ như

  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích khác. Có thể uống một lượng nhỏ rượu, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên hạn chế càng tốt
  • Bổ sung đầu đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1, đạm, các khoáng chất cần thiết
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, nên bổ sung thêm cả các vitamin để tăng cường những năng lượng tích cực
  • Ăn đúng đúng giờ giấc, tránh ăn đêm quá nhiều
  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, tránh sử dụng các thực phẩm khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas..
  • Tắm với nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm tê bì chân tay và ngủ ngon hơn
  • Giữ ấm chân tay, bạn có thể bôi một ít dầu nóng vào chân tay cho ông bà sẽ giúp giảm đau nhức tê bì về đêm để ngủ ngon hơn
  • Hạn chế việc ngủ ngày quá nhiều
  • Hạn chế xem Tv, xem điện thoại trước khi đi ngủ nhiều. Trước giờ đi ngủ người già có thể đi bộ nhẹ nhàng vài vòng quanh nhà sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Tránh bàn bạc hay các tranh cãi trước khi đi ngủ khiến người già suy nghĩ nhiều
  • Tập thiền trước khi đi ngủ
  • Có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng cũng giúp dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn.

Vận động hằng ngày

Tình trạng đau nhức xương khớp, cơ thể uể oải do mất ngủ khiến những người lớn tuổi cũng thường rất ít vận động. Tuy nhiên việc đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ vừa giúp cho tinh thần thư thái, giải tỏa stress, kích thích máu huyết lưu thông, tốt cho xương khớp và các cơ quan, nhờ đó đem đến giấc ngủ chất lượng hơn.

rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp máu huyết lưu thông, tinh thần phấn chấn và ngủ ngon hơn rất nhiều

Nếu có sức khỏe tốt hơn, người lớn tuổi có thể tham gia các bộ môn như dưỡng sinh, thiền hay yoga sẽ rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Hiện nay ở hầu hết các vùng miền đều có các câu lạc bộ dành cho người già với rất nhiều hoạt động phù hợp, bạn hoàn toàn nên đưa cha mẹ hay ông bà tham gia các câu lạc bộ này để ông bà được kết bạn, vui vẻ và tích cực hơn.

Dùng thuốc điều trị

Như đã nói phía trên, một số loại thuốc an thần đôi khi còn gây tác dụng ngược khiến người già mất ngủ nhiều hơn. Đặc biệt nếu đang điều trị các bệnh lý khác, việc nạp quá nhiều thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên với các trường hợp mãn tính, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định một số loại thuốc an thần nhẹ để có thể ngủi ngon hơn. Khi đã quen dần với giấc ngủ việc dùng thuốc sẽ được hạn chế dần nhưng người già vẫn ngủ được.

Một số thuốc thường được dùng để cải thiện rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi bao gồm

  • Melatonin – một hormone tổng hợp an toàn cho người già và giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, đồng thời hỗ trợ duy trì chu kỳ ngủ ổn định. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng 0.1 – 5 miligam trước hai giờ trước khi đi ngủ trong vài tháng.
  • Thuốc ngủ: thường dùng cho các trường hợp mất ngủ nặng, mất ngủ mãn tính. Có thể chỉ định dùng Triazolam, Zolpidem hoặc Ambien. Tuy nhiên thường chỉ được dùng trong 3- 8 tuần để tránh các dụng phụ khác.
  • Các thuốc khác: thuốc kháng Histamine, dopamine, thuốc chống trầm cảm, bổ sung sắt.. tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng trường hợp
  • Các thiết bị hỗ trợ: thiết bị áp lực đường thở liên tục (CPAP) nếu có liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ hay các bệnh lý hô hấp khác.

Việc điều trị bằng thuốc cần đảm bảo tuyệt đối có chỉ định từ bác sĩ, không nên tự ý sử dụng vì có thể gây hại cho người dùng. Tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc ngủ vì có thể gây phụ thuộc vào thuốc. Chú ý một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn..

Một số khác cũng thường áp dụng các loại thuốc Đông y vào điều trị mất ngủ cho người già. Tuy biện pháp này khá an toàn nhưng nếu tình trạng mất ngủ quá nặng có thể không đem lại kết quả như mong muốn. Ngoài ra nếu đang sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị các bệnh khác thì dùng thuốc Đông y có thể gây tương tác giữa các chất, do đó cần tham khảo kỹ hơn nếu có ý định này.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi làm ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, tinh thần người bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Hãy đưa người già đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, chú ý chăm sóc đời sống tinh thần để họ luôn trong trạng thái vui vẻ tích cực nhất, từ đó có thể hạn chế rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *