Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Điều trị thế nào?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiện đang là căn bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ nhưng không có bất kì nguyên nhân thực thể nào. 

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là một dạng rối loạn giấc ngủ nhưng không có bất kì nguyên nhân thực thể nào.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Đối với người trưởng thành, giấc ngủ thông thường cần đảm bảo từ 7 đến 8 tiếng và với trẻ em thì thời gian sẽ nhiều hơn, tùy vào độ tuổi của mỗi bé. Để xác định một người bị rối loạn giấc ngủ, bạn có thể dựa vào thời gian ngủ của họ, có thể họ sẽ ngủ ngắn hoặc dài hơn so với mức quy định.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là một dạng của rối loạn giấc ngủ, được xem là một trong các hội chứng đang diễn ra khá phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào. Đây là cụm từ chuyên môn nhằm nói đến tình trạng rối loạn giấc ngủ nhưng không có nguyên nhân thực thể. Hầu hết các bệnh nhân đều chỉ biểu hiện nổi trội bởi các nguyên nhân về cảm xúc và tâm lý.

Nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Thông thường tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ dễ xuất hiện ở những đối tượng chịu nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn lại chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của thời gian, chất lượng giấc ngủ.

Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bệnh này, cụ thể:

  • Những đối tượng có tiền sử mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có khả năng cao bị bệnh.
  • Các chấn động về mặt tâm lý, mệt mỏi, căng thẳng, áp lực kéo dài cũng khiến cho bạn dễ bị rối loạn giấc ngủ thực tổn.
  • Những đối tượng người cao tuổi hay mắc phải các chứng bệnh về thần kinh, từng bị tổn thương hệ thần kinh.
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh vầ hô hấp, tim mạch, nội tiết như suy tim, hạ đường huyết,….
  • Tác động từ sự thay đổi đột ngột của môi trường, thời gian làm việc, giờ giấc sinh hoạt.

Các dạng rối loạn thực giấc ngủ thực tổn thường gặp

Rối loạn giấc ngủ thực tổn có rất nhiều các dạng khác nhau, tùy từng dạng bệnh mà các triệu chứng, biểu hiện cũng có nét đặc trưng riêng biệt.

1. Mất ngủ không thực tổn

Mất ngủ không thực tổn được đặc trưng bởi tình trạng khó có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, có thể tỉnh giấc lúc nửa đêm. Thông thường người bệnh chỉ có thể ngủ khoảng 5 tiếng mỗi ngày, tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 1 tháng.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Mất ngủ không thực tổn được đặc trưng bởi tình trạng khó có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, có thể tỉnh giấc lúc nửa đêm

Tình trạng bệnh này không xuất phát từ việc mắc phải các chứng bệnh về tiết niệu, hô hấp, tim mạch hoặc lạm dụng các hóa chất, những loại thuốc điều trị khác. Bệnh nhân cũng không có xuất hiện các triệu chứng của những bệnh về tâm thần.

2. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ nhiều

Khác hẳn với tình trạng mất ngủ không thực tổn, những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ nhiều sẽ có giấc ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày. Tuy vậy họ vẫn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, luôn có cảm giác cần được ngủ thêm. Những người bệnh sẽ hay mất tập trung, không được minh mẩn, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu sức sống. Người bệnh cũng không có bất kì các triệu chứng bệnh lý nào kèm theo.

3. Rối loạn nhịp thức – ngủ

Những đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường phải trực đêm hoặc thay đổi múi giờ như phi công, tiếp viên hàng không sẽ có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn nhịp thức – ngủ. Nguyên nhân chủ yếu của dạng bệnh này đó chính là ảnh hưởng từ tính chất công việc, sinh hoạt hàng ngày. Họ sẽ thường mất ngủ khi về đêm, khó có thể đi vào giấc ngủ và dễ xuất hiện cảm giác mơ màng, khó chịu lúc ngủ.

4. Chứng ngủ rũ

Không giống với những loại rối loạn giấc ngủ thực tổn khác, chứng ngủ rũ sẽ dễ xuất hiện hơn ở những đối tượng tuổi trung niên. Đặc biệt là đối với những đối tượng thường xuyên thiếu ngủ, ngủ quá nhiều nên khó có thể chống lại những cơn buồn ngủ bất chợt. Người bệnh có thể sẽ ngủ mọi lúc, ngay cả khi đang ngồi làm việc, đang trò chuyện hoặc đang tập thể dục, đang ăn,…

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Người bệnh có thể sẽ ngủ mọi lúc, ngay cả khi đang ngồi làm việc, đang trò chuyện hoặc đang tập thể dục, đang ăn,…

Những đối tượng mắc phải chứng bệnh này sẽ thường bị mất trương lực cơ ở 2 bên một cách bất ngờ. Bên cạnh đó, họ còn có thể tái diễn lại những triệu chứng của hiện tượng ngủ REM khi chuyển từ tình trạng ngủ sang thức. Hội chứng này không xuất phát từ các bệnh lý tâm thần hoặc việc sử dụng thuốc và cũng không có bất kỳ bệnh lý nào kèm theo.

5. Chứng mộng du (miên hành)

Tình trạng mộng du thường sẽ xuất hiện vào khoảng 1/3 thời gian đầu của mỗi giấc ngủ. Người bệnh sẽ rời khỏi giường và thực hiện các hoạt động, hành vi khi đang ngủ. Đặc biệt là những người mắc chứng mộng du sẽ không thể tự nhận thức được những sự việc, hành động mà bản thân đang làm, họ sẽ không thể ghi nhớ được những sự việc đã xảy ra trong thời gian đó.

Một số triệu chứng, biểu hiện của người mắc chứng mộng du như:

  • Những người bị mộng du sẽ không có kí ức về những điều xảy ra sau khi thức dậy vào ngày hôm sau.
  • Khi mộng du, nét mặt thường không có cảm xúc, ánh mắt mơ hồ, trống rỗng (thể thể nhắm mắt hoặc mở mắt), không quan tâm và trả lời bất kì câu hỏi nào của những người xung quanh.
  • Không xuất hiện các dấu hiệu các của những bệnh lý khác và không phải do thuốc gây ra.

Mộng du tuy không để lại biến chứng gì quá nặng nề. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể xuất hiện các chấn thương trong quá trình mộng du, đôi lúc có thể tự làm tổn thương bản thân và những người khác. Do đó, chứng mộng du cũng được nhiều người chú ý và đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm cần được kiểm soát và điều trị kịp thời.

6. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do hoảng sợ khi ngủ

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do hoảng sợ khi ngủ sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các cơn sợ hãi khi về đêm. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như phát âm to, vận động mạnh, gia tăng hoạt động thần kinh tự trị,…Cũng khá giống với chứng mộng du, các biểu hiện của bệnh cũng sẽ bắt đầu vào khoảng 1/3 thời gian của giấc ngủ. Sau khi tỉnh giấc bệnh nhân cũng sẽ không thể nhớ được về những sự việc đã xảy ra.

Một số biểu hiện thường gặp của người bị chứng hoảng sợ khi ngủ như:

  • Những cơn hoảng sợ, lo âu thường sẽ duy trì dưới 10 phút. Khi kết thúc người bệnh sẽ dần chìm vào giấc ngủ và hoàn toàn không có kí ức về những gì đã xảy ra.
  • Người bệnh có thể thức giấc nhiều lần trong 1 đêm, cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi, thở gấp, tim đập nhanh, hoảng sợ, la hét,…

7. Ác mộng khi ngủ

Trong khi ngủ, người bệnh có thể gặp ác mộng bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang ngủ trưa. Khi gặp phải những cơn ác mộng người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như nói nhảm, khóc lóc,…đặc biệt họ sẽ nhớ rõ về những nội dung có trong giấc mơ. Những cơn ác mộng thường xuyên xuất hiện có thể khiến cho người bệnh gặp phải những vấn đề về thần kinh như rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc,…

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Ác mộng khi ngủ

Chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

1. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Việc có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được thuận lợi hơn. Các bác sĩ sau khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán lâm sàng để tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh nhân sẽ được hỏi về tình trạng bệnh sử, của bản thân và những thành viên trong gia đình, công việc, sinh hoạt hàng ngày,…

Một số trường hợp người bệnh cũng sẽ được chỉ định tiến hành các xét nghiệm cần lâm sàng để có kết quả và đánh giá chuẩn xác nhất về tình trạng bệnh của mỗi người. Một số xét nghiệm thường được thực hiện như:

  • Xét nghiệm chất ma túy bên trong nước tiểu: tiến hành test nhanh 4 hay 5 chỉ số.
  • Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu thường quy.
  • Chụp X-quang tim phổ, theo dõi điện tâm đồ, MRI sọ não, chụp CT Scaner
  • Theo dõi điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não
  • Trắc nghiệm tâm lý: thang DASS, Hamilton, Zung, Test Beck, hang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, MMPI,….

2. Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Để có thể điều trị được tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, các chuyên gia có thể cân nhắc để áp dụng các phương pháp như sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, vệ sinh giấc ngủ, trị liệu tâm lý,…

2.1 Sử dụng thuốc

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của mỗi người, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bác sĩ sẽ ít sử dụng phương pháp dùng thuốc để hạn chế các tác hại ảnh hưởng đến bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh quá nghiêm trọng sẽ được cân nhắc sử dụng một số loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…

Tuy nhiên, những loại thuốc hỗ trợ điều trị này sẽ có nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Vì thế bác sĩ chỉ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng trong một khoảng thời gian cố định để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.2 Thay đổi thói quen

Nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày là một trong các biện pháp giúp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiệu quả và an toàn nhất. Người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên sau đây:

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Thay đổi thói quen sống lành mạnh sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ trọn vẹn hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, thuốc lá, cafein, các chất kích thích, chất gây nghiện trong quá trình điều trị.
  • Sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý và khoa học. Bạn nên thực hiện thói quen ngủ đúng giờ, đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Hạn chế tình trạng đảo lộn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Không nên ăn quá no hoặc dung nạp những đồ ăn khó tiêu vào buổi tối. Tốt nhất bạn nên ăn cách giờ ngủ từ 3 đến 4 tiếng.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao, tập các bài tập rèn luyện trí não, thư giãn đầu óc như đi bộ, yoga, thiền, thái cực quyền,….Việc thực hiện những môn tập này khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, áp lực và giúp giấc ngủ được ngon hơn.
  • Lựa chọn không gian ngủ thoải mái, tránh tiếng ồn, ánh sáng vừa đủ, có thể sử dụng một số mùi hương dễ chịu để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. Đặc biệt không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, thời gian ngủ trưa chỉ nên kéo dài dưới 60 phút.
  • Nếu mất ngủ thường xuyên bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà nha đam, trà gừng,…để giúp giấc ngủ được trọn vẹn hơn.

2.3 Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp có thể điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn một cách hiệu quả và an toàn. Bằng liệu pháp trò chuyện và giao tiếp giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, các căng thẳng, mệt mỏi cũng dần được thuyên giảm đáng kể.

Đồng thời, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng một số liệu pháp chuyên môn như thôi miên để giúp người bệnh nhận thức và biết được những nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân. Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh mà các bác sĩ tâm lý sẽ áp dụng các liệu pháp phù hợp nhất.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là một chứng bệnh tâm lý có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường về giấc ngủ, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chữa bệnh hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *