Nổi loạn tuổi dậy thì: 5 điều cha mẹ nên làm để thấu hiểu con

Vấn đề nổi loạn tuổi dậy thì làm cuộc sống của trẻ em đầy biến động. Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự thay đổi tâm trạng và hành vi khiến cho các em phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy,  cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu và hỗ trợ con của họ vượt qua giai đoạn này. 

Tình trạng nổi loạn tuổi dậy thì ở trẻ.
Nổi loạn tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có xu hướng chống đối lại cha mẹ.

Nổi loạn tuổi dậy thì là gì?

Nổi loạn tuổi dậy thì là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ vị thành niên. Các em ở thời điểm này thường có xu hướng chống đối lại quy tắc, giá trị đạo đức của cha mẹ và xã hội.

Sự thay đổi về thể chất và tâm lý trong giai đoạn dậy thì diễn ra ở cả con trai và con gái. Chẳng hạn, một cô gái 15 tuổi thường xuyên tranh cãi với cha mẹ về vấn đề sử dụng điện thoại di động quá mức quy định.

Trẻ trong giai đoạn đang phát triển có những dấu hiệu bất thường một cách đột ngột hoặc dần dần xuất hiện. Để can thiệp tình trạng nổi loạn tuổi dậy thì cho con, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu cụ thể sau:

  • Thiếu kiên nhẫn, thường xuyên tranh cãi với người lớn.
  • Trở nên căng thẳng, tức giận hoặc khó chịu.
  • Thường xuyên thể hiện sự tự ti, lo lắng, bất mãn với môi trường xung quanh.
  • Tránh giao tiếp với người lớn và tìm kiếm sự ủng hộ từ bạn bè đồng trang lứa.
  • Thay đổi cách ăn mặc, kiểu tóc.
  • Tham gia vào các hoạt động mạo hiểm.
  • Thường xuyên vắng mặt trên lớp hoặc không quan tâm đến việc hoàn thành bài tập.
  • Ngủ ít hơn, sử dụng mạng xã hội nhiều hơn.
  • Tiêu tiền một cách phung phí.

Nguyên nhân gây ra nổi loạn tuổi dậy thì

Nguyên nhân xảy ra tình trạng nổi loạn tuổi dậy thì ở trẻ em không tương tự nhau, nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, bao gồm:

  • Biến đổi nội tiết tố: Trẻ bị biến đổi hormon như estrogen và testosterone trong cơ thể gây ra sự thay đổi cảm xúc và hành vi ở tuổi dậy thì.
  • Phát triển não bộ: Trong giai đoạn tuổi dậy thì, não bộ của con phát triển mạnh mẽ, liên tục thay đổi. Điều này khiến cho trẻ xử lý thông tin, đưa ra quyết định và kiểm soát cảm xúc bất thường.
  • Bị kiểm soát từ người lớn: Ông bà, cha mẹ, anh chị hoặc giáo viên thường xuyên ra lệnh hoặc bắt con phải làm theo một quy định nào đó không cần thiết. Điều này cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ có hành vi, cảm xúc nổi loạn ở tuổi dậy thì.
  • Áp lực từ xã hội: Sự phê phán từ mọi người xung quanh, áp lực đồng trang lứa là các yếu tố góp phần tạo ra cảm giác bất mãn trong giai đoạn tuổi dậy thì của các em.
  • Rối loạn tâm lý: Một số trẻ trải qua các vấn đề tâm lý như rối loạn tâm thần, lo âu hoặc trầm cảm. Điều này là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu của nổi loạn tuổi dậy thì ở các em.
Nguyên nhân gây ra nổi loạn tuổi dậy thì
Trẻ gặp phải rối loạn tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra nổi loạn tuổi dậy thì.

Nổi loạn tuổi dậy thì ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Sự thay đổi hành vi và cảm xúc ở tuổi dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của con mà cha mẹ đặc biệt chú ý, điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực mà nó còn gây ra những tiêu cực cho trẻ.

Sự nổi loạn trong thời điểm này có những tác động tích cực đến trẻ như thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng tư duy nhanh chóng do chúng có xu hướng khám phá những trải nghiệm mới. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, các em thường muốn tự thực hiện các việc trong cuộc sống hàng ngày, điều này cũng giúp chúng rèn luyện được tính độc lập từ sớm.

Tuy nhiên, cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nổi loạn tuổi dậy thì như sau:

  • Trẻ trải qua nhiều cảm xúc thất thường từ hạnh phúc đến tức giận, lo lắng đến bi quan. Sự biến đổi này khiến chúng cảm thấy tâm trạng không ổn định.
  • Các em thay đổi hành vi không tuân thủ các quy tắc gia đình, trường học do không kiểm soát được thái độ của mình.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với bạn bè và người lớn. Chúng trở trở nên cô đơn hơn do cảm thấy mình khác biệt với những người xung quanh.
  • Nổi loạn tuổi dậy cũng ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của trẻ. Chẳng hạn các em thay đổi cảm xúc và tâm trạng làm cho chúng giảm sự tập trung khi nghe giảng.
  • Một số trẻ có cảm giác căng thẳng và lo âu khi phải đối mặt với các thay đổi trong cơ thể và tâm trí. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất của chúng.
  • Con thường xuyên mâu thuẫn với cha mẹ và người thân trong nhà làm tác động xấu đến mối quan hệ gia đình.

5 Điều cha mẹ nên làm để thấu hiểu con

Trước tình hình nổi loạn tuổi dậy thì, một số phụ huynh không hiểu để động viên con mình vượt qua mà thậm chí còn có những hành vi bạo lực. Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ thường mặc phải sai lầm khi con có các hành vi phản kháng ở tuổi dậy thì. Vậy nên, phụ huynh cần trang bị những những cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ đầy ý nghĩa và sâu sắc với con cái.

Thường xuyên lắng nghe con

Dành nhiều thời gian lắng nghe được cho là cách hiệu quả áp dụng với trẻ trong giai đoạn nổi loạn tuổi dậy thì. Cha mẹ lắng nghe một cách tập trung sẽ giúp con giảm bớt cảm giác cô đơn, cảm xúc tiêu cực trong giai đoạn này.

Phụ huynh cần phải lắng nghe để nhận biết được nhu cầu và vấn đề cụ thể mà trẻ đang phải đối mặt. Qua đó, cha mẹ cung cấp giải pháp phù hợp để giúp con vượt qua những khó khăn ở tuổi dậy thì.

Điều cha mẹ nên làm đối với trẻ nổi loạn tuổi dậy thì.
Che mẹ nên dành thời gian để lắng nghe con trong giai đoạn nổi loạn tuổi dậy thì.

Giáo dục giới tính và tình dục

Giáo dục giới tính và tình dục là cách không thể thiếu mà phụ huynh cần phải thực hiện để giúp trẻ em hiểu và ứng phó với những biến đổi ở cơ thể của chúng khi vào độ tuổi dậy thì. Cha mẹ cung cấp đa dạng thông tin cho con, bao gồm các chủ đề như sự biến đổi cơ thể, giới tính, tình yêu, an toàn tình dục,…

Phụ huynh lựa chọn thông tin sao cho phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển của con mình, cha mẹ nên trình bày nó một cách rõ ràng, không quá phức tạp để trẻ dễ hiểu.

Thông tin về giới tính và tình dục thay đổi theo thời gian, vì vậy các kiến thức giáo dục phải được cha mẹ cập nhật liên tục cho trẻ tuổi dậy thì.

Cho trẻ không gian riêng

Một không gian riêng là nơi trẻ tự do thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc vẽ, viết, sáng tác âm nhạc hoặc thực hiện các hoạt động khác mà chúng yêu thích.

Các em ở tuổi dậy thì đi kèm với nhiều áp lực và căng thẳng. Phụ huynh cho trẻ không gian riêng tư đôi khi cũng là cách giúp chúng giảm stress và tự tìm ra cách thư giãn cho bản thân mình.

Một số trường hợp ở giai đoạn này, trẻ em rất cần không gian yên tĩnh để chúng tự do thể hiện cảm xúc, suy nghĩ mà không muốn bị ai làm phiền.

Cho con tham gia những hoạt động lành mạnh

Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động như thể dục, yoga, bóng đá, bóng rổ,  đi bơi sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường tinh thần cho con trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Phụ huynh đảm bảo rằng các bạn trẻ có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí, bởi vì cân bằng giữa học tập và giải trí là rất quan trọng cho sức khỏe tinh thần và tâm trí của chúng trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo điều kiện để con gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp chúng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác, điều này vô cùng hữu ích làm cho các em giảm bớt hành vi và cảm xúc nổi loạn tuổi dậy thì.

Cách can thiệp đối với trẻ nổi loạn tuổi dậy thì.
Phụ huynh thực hiện yoga cùng con để cải thiện nổi loạn tuổi dậy thì ở trẻ.

Tham vấn tâm lý

Tìm kiếm đến nhà tâm lý có kinh nghiệm là cách mà phụ huynh cần thực hiện khi nhận thấy các dấu hiệu nổi loạn ở tuổi dậy thì của con.

Dựa trên thông tin thu thập về tình trạng này của trẻ, chuyên gia tâm lý sẽ có một kế hoạch tham vấn cá nhân. Kế hoạch này bao gồm các phương pháp điều chỉnh hành vi, kỹ thuật quản lý cảm xúc giúp trẻ dậy thì hiểu và xử lý các vấn đề của mình một cách tích cực.

Không chỉ hỗ trợ trẻ, người tham vấn tâm lý còn giúp đỡ gia đình. Chẳng hạn như họ cung cấp kiến thức hữu ích để cha mẹ áp dụng thêm tại nhà cho con một cách hiệu quả.

Thời điểm nổi loạn tuổi dậy thì là lúc cha mẹ cần phải thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến con của họ nhiều hơn. Gia đình cùng nhau tạo ra một môi trường đầy yêu thương để con tự tin trong quá trình phát triển của chúng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *