Nghiện mạng xã hội: Nguyên nhân, tác hại và cách cai nghiện

Nghiện mạng xã hội là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này có thể trở nên nghiêm trọng và đòi hỏi việc cai nghiện cũng như điều trị chuyên môn.

nghiện mạng xã hội là gì?
Nghiện mạng xã hội là vấn đề nghiêm trọng trong đời sống hiện nay.

Nghiện mạng xã hội là gì?

Nghiện mạng xã hội là trạng thái phụ thuộc quá mức vào việc sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Người nghiện mạng xã hội thường dành nhiều thời gian cho việc truy cập, tương tác trên các nền tảng này.

Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay

Ở Việt Nam, nghiện mạng xã hội cũng đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến. Thực trạng này phản ánh qua việc các cá nhân dành nhiều giờ mỗi ngày để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, thường là trong thời gian làm việc hoặc học tập.

Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trẻ em sử dụng mạng xã hội từ 5 – 7 giờ/ngày. Cũng theo thống kê đến năm 2023 của Google, thời lượng trung bình một người dành ra để sử dụng mạng xã hội là 3 tiếng mỗi ngày và gần 45% người dùng ở độ tuổi 18 – 34 kiểm tra chúng trước khi ngủ và ngay khi thức dậy.

Những báo cáo này thường nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần và cảm xúc của người dùng. Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị tâm thần với nguyên do “nghiện” mạng xã hội.

Có thể nói, nghiện mạng xã hội đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng

thực trạng nghiện mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội phản ánh qua thời gian và xu hướng sử dụng các nền tảng.

Nguyên nhân dẫn đến nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội là một vấn đề ngày càng phổ biến trong thời đại 4.0 và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

  • Sự tiện ích: Mạng xã hội cung cấp tiện ích về nội dung giải trí và giáo dục bất cứ nơi nào và ở đâu, dẫn đến việc dành quá nhiều thời gian trên các nền tảng này.
  • Tác động của quảng cáo và truyền thông: Quảng cáo và nội dung truyền thông thu hút đã khuyến khích người dùng sử dụng thường xuyên, làm tăng việc nghiện mạng xã hội.
  • Tương tác xã hội: Việc tương tác với mọi người tạo ra sự phụ thuộc vào phản hồi từ người khác. Điều này cũng làm cho người dùng cảm thấy cần phải duy trì tần suất hoạt động cao để không bị cô lập.
  • Cảm giác kết nối và tham gia vào cộng đồng: Các nền tảng trở thành phương tiện kết nối và giao tiếp với người khác. Nó khuyến khích người dùng dành thêm thời gian tham gia cộng đồng trực tuyến.
  • Trốn tránh thực tại: Một số người sử dụng phương tiện này để trốn tránh những vấn đề trong cuộc sống thực và tạm thời giảm căng thẳng.
  • Trải nghiệm người dùng tốt: Các nền tảng không ngừng cải tiến và phát triển, tạo ra một môi trường thu hút và kích thích sự quan tâm của người dùng.
  • Sự so sánh: Việc nhìn thấy bài đăng của người khác hạnh phúc hơn mình dễ dẫn đến cảm giác tự ti và có nhu cầu cập nhật bản thân trên mạng xã hội.
  • Hội chứng FOMO: Thói quen kiểm tra liên tục mạng xã hội, lo lắng bỏ lỡ thông tin quan trọng có thể do hội chứng FOMO (hội chứng sợ bị bỏ lỡ) gây ra.
nguyên nhân nghiện mạng xã hội.
Người dùng mạng xã hội thường so sánh bản thân với người khác.

Nghiện mạng xã hội biểu hiện ra sao?

Dấu hiệu của nghiện mạng xã hội có thể bao gồm những biểu hiện sau:

  • Dành nhiều thời gian không cần thiết trên mạng xã hội, thậm chí là khi có các công việc khác cần phải hoàn thành.
  • Cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi không thể truy cập các nền tảng.
  • Thường xuyên so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội.
  • Giảm sự tập trung trong công việc hoặc học tập
  • Cảm giác cô đơn, chán nản, buồn bã khi sử dụng mạng xã hội.
  • Ít quan tâm hoặc tránh gặp gỡ bạn bè, tham gia sự kiện hay nói chuyện trực tiếp.
  • Dành thời gian trễ hoặc dậy sớm để sử dụng mạng xã hội, dẫn đến việc giảm thời gian ngủ cần thiết.
  • Khó khăn trong quản lý thời gian.

Tác hại của việc nghiện mạng xã hội

Lạm dụng mạng xã hội trong thời gian dài gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.

tác hại của nghiện mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
  • Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần: Hiện tượng này có thể gây ra căng thẳng, lo lắng. So sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội còn dẫn đến cảm giác tự ti.
  • Vấn đề sức khỏe thể chất: Dành nhiều thời gian ngồi một chỗ sử dụng mạng xã hội dẫn đến thiếu vận động, gây ra béo phì và các vấn đề liên quan đến cơ bắp cũng như xương khớp như hội chứng ống cổ tay.
  • Cảm giác cô đơn: Người sử dụng cảm thấy cô đơn trong thế giới thực vì tránh xa các hoạt động xã hội trực tiếp.
  • Mất tập trung và giảm hiệu suất: Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội có thể làm mất tập trung và giảm hiệu suất trong công việc hoặc học tập.
  • Cảm giác tự ti: Khi thấy người quen chia sẻ cuộc sống vui vẻ, người dùng thường mong muốn đạt được điều đó dẫn đến sự ghen tị kèm cảm giác tự ti.
  • Ảnh hưởng mối quan hệ: Mất đi sự tập trung và thời gian dành cho mối quan hệ cá nhân, gia đình. Từ đó ảnh hưởng đến sự gắn kết và tương tác xã hội trực tiếp.
  • Rối loạn giấc ngủ: Sử dụng mạng xã hội trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra vấn đề về mất ngủ.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu: Tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm thần như trầm cảmrối loạn lo âu với các biểu hiện thất thần, trạng thái đờ đẫn, cơ thể suy nhược.
  • Sinh hoạt bị đảo lộn, quên ăn dẫn đến suy nhược cơ thể.

Cách cai nghiện mạng xã hội hiệu quả

Bằng việc thực hiện những cách sau đây, chúng ta có thể tận dụng lợi ích của mạng xã hội mà không gặp phải những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc.

Cai nghiện mạng xã hội
Cai nghiện mạng xã hội là cách để cuộc sống trở nên cân bằng và hạnh phúc.
  • Xây dựng thói quen mới: Hãy xây dựng các thói quen mới và làm những điều tích cực khác như đọc sách, tập thể dục, tập yoga hay học một kỹ năng mới.
  • Tham gia hoạt động xã hội: Tham gia vào các hoạt động xã hội như câu lạc bộ, tổ chức sự kiện cộng đồng, hoạt động từ thiện để tạo ra các mối quan hệ và trải nghiệm mới.
  • Giới hạn thời gian sử dụng: Đặt giới hạn thời gian cụ thể mỗi ngày cho việc sử dụng mạng xã hội và tuân thủ nghiêm ngặt. Dành thời gian cho những hoạt động khác sau khi đã đạt được giới hạn này.
  • Tắt chức năng thông báo: Tắt chức năng thông báo trên điện thoại hoặc máy tính để tránh bị phân tâm và giúp tập trung vào hoạt động khác mà bạn đang thực hiện.
  • Xây dựng mối quan hệ thực tế: Tìm cách tạo ra và duy trì mối quan hệ thực tế. Dành thời gian gặp gỡ bạn bè, gia đình.
  • Tìm sự giúp đỡ chuyên môn: Nếu cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hoặc nhóm hỗ trợ chuyên về vấn đề này.
  • Chỉ tiếp nhận nội dung tích cực: Chọn lọc nội dung tích cực trên các ứng dụng để tạo ra một môi trường trực tuyến lành mạnh, khuyến khích bản thân phát triển.
Bí quyết cai nghiện mạng xã hội
Thói quen đọc sách có thể giúp cai nghiện mạng xã hội hiệu quả.

Nghiện mạng xã hội có thể gây ra tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và mối quan hệ cá nhân. Để bảo vệ sức khỏe thể chất cũng như tâm thần, phải giữ cho việc sử dụng mạng xã hội trong phạm vi lành mạnh và tìm cách tạo ra một môi trường trực tuyến tích cực cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *