Mẹo giúp giảm căng thẳng, hồi hộp trước khi phỏng vấn

Nhằm giành được ưu thế trong những cuộc phỏng vấn xin việc, chúng ta cần nghiên cứu chiến lược đúng đắn và chuẩn bị đầy đủ. Làm thế nào để hạn chế tối đa cảm giác bối rối, hồi hộp? Hãy cùng Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC tìm hiểu 20 mẹo giúp giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn trong bài viết dưới đây.

Mẹo giúp giảm căng thẳng, hồi hộp trước khi phỏng vấn
Tìm hiểu 20 mẹo giúp giảm căng thẳng, hồi hộp trước khi phỏng vấn

1. Tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty ứng tuyển

Không có bí quyết giải tỏa căng thẳng nào hiệu quả bằng sự chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn sắp tới. Đầu tiên, độc giả nên tìm hiểu cặn kẽ về công ty mà bản thân đang ứng tuyển, cụ thể:

  • Tên đầy đủ của công ty này là gì?
  • Họ có nổi tiếng và uy tín không?
  • Lịch sử thành lập của công ty như thế nào?
  • Trụ sở chính của họ ở đâu? Họ có bao nhiêu chi nhánh?
  • Văn hóa công ty và đội ngũ nhân sự ra sao?
  • Họ đã đạt được những thành tích nổi bật nào?
  • Tôn chỉ, sứ mệnh, phương châm hoạt động của công ty là gì?
  • Đơn vị đòi hỏi nhân viên ở vị trí này đáp ứng những yêu cầu nào về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng?

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt ấn tượng với những ứng viên có thiện chí, quan tâm tìm hiểu về tình hình công ty trước khi ứng tuyển. Hơn nữa, cách làm này còn giúp bạn tránh được một số sai lầm cơ bản nếu vô tình bị hỏi về những thông tin cơ bản nhất về họ.

2. Tập trả lời phỏng vấn tại nhà

Sau khi đã tổng hợp đầy đủ thông tin quan trọng và cần thiết về công ty, người đọc hãy chuyển sang diễn tập tại nhà trước khi tham gia buổi phỏng vấn sắp tới.

Bạn có thể nhờ người thân đóng vai nhà tuyển dụng hoặc liệt kê danh sách câu hỏi rồi tự luyện nói trước gương. Thông qua mỗi lần tập dượt, phong cách thể hiện và nội dung trả lời phỏng vấn sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

Những câu hỏi “kinh điển” mà ứng viên cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân
  • Ưu điểm, nhược điểm của bạn là gì?
  • Bạn biết điều gì về công ty?
  • Tại sao bạn nghĩ bản thân phù hợp với vị trí này?
  • Bạn có thể giúp chúng tôi xử lý công việc/giải quyết vấn đề gì?
  • Kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn liên quan đến nhu cầu tuyển dụng của công ty như thế nào?
  • Tại sao bạn lại rời bỏ công việc trước đây?

Đặc biệt, độc giả nên chuẩn bị tâm thế xoay sở trong trường hợp xấu nhất. Trên thực tế, phòng thủ cũng là một thế tấn công hữu ích. Nếu dự kiến bản thân có thể bị nhà tuyển dụng “hỏi xoáy”, bạn sẽ biết cách giữ được bình tĩnh và chế ngự nỗi sợ.

Nếu không thể trả lời phỏng vấn trọn vẹn ngay lập tức, bạn có thể cố gắng trả lời câu hỏi đó trong khả năng lúc đó, đồng thời bổ sung câu trả lời trong email cảm ơn.

Nếu bị hỏi những câu hỏi khó mà bạn không muốn trả lời, chẳng hạn “Tại sao bạn lại bỏ việc ở công ty cũ?”, người đọc hãy chia sẻ thành thật nhưng cũng cần tô vẽ thêm một chút để câu chuyện hợp lý và logic hơn. Điều quan trọng nhất là bạn phải tập trung vào những điều tích cực và nhấn mạnh bài học mà bản thân nhận ra từ công việc cũ.

3. Khảo sát tình hình giao thông

Theo các chuyên gia, ứng viên nên chủ động canh đo thời gian đi đến địa điểm phỏng vấn bằng cách tới đó khoảng một vài lần trong vòng 1 tuần trước khi phỏng vấn. Nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Map để tìm kiếm đường đi thuận lợi và tránh được nhiều điểm ùn tắc giao thông.

Nếu vẫn chưa thực sự an tâm, độc giả có thể khởi hành sớm hơn dự kiến 30 phút. Tuy nhiên, đừng đến quá sớm. Bởi điều này dễ khiến bạn lo lắng, hồi hộp và thấp thỏm. Nếu đến quá sớm, hãy ngồi đợi ở khu vực chờ hoặc ghé quán vào quán cà phê gần đó để chuẩn bị tinh thần thật tốt.

4. Ngủ sớm vào đêm trước khi phỏng vấn

Đây là một trong những mẹo giúp giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn mà mọi ứng viên cần lưu ý. Vào đêm trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn nên thư giãn thoải mái thay vì cố gắng nhồi nhét thông tin cần thiết.

Việc tập luyện quá nhiều đôi khi khiến chúng ta căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Bên cạnh đó, bạn tránh ăn một số món ăn lạ miệng hay thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lúc này, bạn hãy kiểm tra hồ sơ lần nữa nhằm đảm bảo mọi thứ đều đã được thu xếp ổn thỏa. Hãy đặt bộ trang phục mà bạn định mặc trong buổi phỏng vấn ở một vị trí sáng sủa, dễ tìm, đồng thời cài đồng hồ báo thức trước khi đi ngủ nhé!

5. Ăn nhẹ

Ứng viên cần hạn chế tiêu thụ caffein trong vòng nửa ngày trước khi phỏng vấn. Điều này giúp bạn giảm thiểu cảm giác lo âu, hồi hộp không cần thiết. Bên cạnh đó, hãy ăn một chút thực phẩm lành mạnh như: yến mạch, trái chuối, hạnh nhân, sinh tố lựu… Chúng có thể điều hòa nhịp tim và kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả.

Ăn nhẹ
Một bữa ăn nhẹ phù hợp và dồi dào dưỡng chất sẽ giúp bạn bình tĩnh, tự tin thể hiện bản thân.

6. Tập thể dục buổi sáng

Các chuyên gia cho biết, thói quen tập thể dục trước buổi phỏng vấn giúp chúng ta giữ được bình tĩnh và trở nên tự tin, tự chủ và lạc quan hơn. Tập work-out là gợi ý lý tưởng được nhiều chuyên gia khuyến khích.

Rèn luyện sức khỏe là phương pháp tuyệt vời giúp ứng viên đốt cháy năng lượng để thúc đẩy hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Nhờ đó, bạn sẽ không vội vàng bước vào buổi phỏng vấn với tâm lý hăng hái quá mức.

Tương tự một liều thuốc bổ trợ, việc tập thể dục buổi sáng kích thích quá trình sản xuất nhiều endorphin (một loại hormon giúp vực dậy tinh thần và hình thành nhiều suy nghĩ tích cực). Bên cạnh đó, tập yoga cũng là sự lựa chọn hoàn hảo với tác dụng tăng cường lượng máu lưu thông đến tim mạch, xoa dịu tâm trí và thư giãn đầu óc.

7. Thiền định

Độc giả không cần phải trở thành tín đồ chân chính của bộ môn yoga để thu được những lợi ích tinh thần kỳ diệu của thiền định. Trước khi tham gia một cuộc phỏng vấn quan trọng, bạn có thể tập thiền đơn giản bằng cách nhắm mắt lại trong vòng 1 phút, hít thở thật sâu và hình dung bản thân đang chiến đấu cũng như đè bẹp một thứ mang tên cuộc phỏng vấn sắp tới.

8. Đứng trong “tư thế quyền lực”

Đứng trong “tư thế quyền lực” là mẹo giúp giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn vô cùng hiệu quả. Ngay trước khi đi phỏng vấn, tại sao ứng viên không thử thoải mái “vẫy vùng” trong nhà tắm và tập đứng theo tư thế quyền lực (power pose)? Đây là tư thế hai chân dang rộng bằng vai và hai tay chống nạnh.

Theo các nhà tâm lý học, tư thế mở rộng cơ thể này cho phép chúng ta cảm thấy mạnh mẽ, tự tin hơn trong những tình huống đặc biệt khó khăn. Lúc này, các thử thách và những mối đe dọa đều được chuyển hóa thành cơ hội quý giá trong tư duy của bạn.

9. Tới sớm 15 phút

Đây là một trong những mẹo giúp giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn mà ứng viên nhất định phải ghi nhớ. Khi đến sớm hơn một chút, bạn có thể dễ dàng lựa chọn chỗ ngồi phù hợp và thư giãn tại chỗ để điều hòa nhịp thở.

Sau đó, nếu vẫn chưa đến giờ hẹn, thay vì mải mê lướt mạng xã hội, bạn nên đi dạo một vòng quanh hành lang, đồng thời tranh thủ quan sát bầu không khí làm việc nơi đây nhằm hiểu rõ hơn về công ty trước khi phỏng vấn.

10. Cổ vũ bản thân

Để phỏng vấn thành công, độc giả nên liên tục tự khích lệ bản thân bằng cách thì thầm với chính mình nhiều câu nói tích cực như: “Mình nhất định làm được!”, “Mình có thể vượt qua.”, “Mình đang vô cùng tự tin và hào hứng chờ đợi buổi phỏng vấn này.”

Nếu vẫn còn cảm thấy bối rối, hồi hộp, hãy thử gọi điện thoại cho gia đình, bạn bè. Còn gì tuyệt vời hơn khi nhận được lời động viên chân thành, nồng nhiệt đến từ những người mà bản thân yêu mến, đúng không nào?

Cổ vũ bản thân
Để phỏng vấn thành công, ứng viên nên liên tục tự khích lệ bản thân bằng cách thì thầm với chính mình nhiều câu nói tích cực.

11. Thừa nhận nỗi lo lắng của bản thân

Nếu đang cảm thấy áp lực, căng thẳng trước buổi phỏng vấn, việc cố gắng giả vờ bản thân vẫn ổn chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard đã chứng minh rằng, khi chúng ta cảm thấy lo lắng, trạng thái hưng phấn kích thích sẽ được kích hoạt một cách tự động và rất khó kiểm soát.

Theo một nghiên cứu từ Đại học Boston, việc giấu nhẹm cảm xúc cá nhân (sự kìm nén) có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì tìm cách che giấu cảm xúc hiện tại, bạn cần trung thực thừa nhận trạng thái áp lực, căng thẳng của bản thân và vui vẻ điều hướng chúng.

12. Biến nỗi lo lắng thành động lực cố gắng

Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard khuyến khích chúng ta bình tĩnh điều chỉnh tâm trạng lo lắng của chính mình (bởi hào hứng và lo âu là hai biểu hiện phổ biến của trạng thái hưng phấn tâm lý) thay vì tìm cách kiểm soát một cách cứng nhắc và cực đoan.

Một cuộc khảo sát cho thấy, những người tham gia thừa nhận rằng họ cảm thấy hưng phấn hơn khi nói chuyện trước đám đông nhờ vào khán giả. Chính tâm lý sợ hãi đám đông đã giúp phần thuyết trình của họ thêm mạch lạc và thuyết phục.

13. Ngừng tưởng tượng liên tục về buổi phỏng vấn

Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất của các ứng viên. Với mong muốn tạo ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng, nhiều người chỉ chăm chăm vào nội dung mà bản thân sắp trình bày mà không hề đoái hoài đến cảm xúc hoặc những điều mà đối phương chia sẻ cùng bạn.

Chuyên gia phân tích hành vi và ngôn ngữ cơ thể Lillian Glass nhận định, hãy khiến bản thân trở nên thật thú vị, hài hước không chỉ riêng từ vẻ bề ngoài. Cuộc phỏng vấn sẽ trở nên dễ chịu và thành công hơn nếu bạn không để tâm trí mải mê lang thang cùng những ý nghĩ chỉ của riêng mình.

14. Hít thở thật sâu

Trước khi bắt đầu, ứng viên hãy hít thở thật sâu. Thói quen hít thở đúng cách giúp chúng ta làm dịu hệ thần kinh và hạn chế căng thẳng vô cùng hiệu quả.

Có một mẹo giúp giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn nho nhỏ là bạn hãy hình dung rằng cuộc phỏng vấn diễn ra tại bất kỳ nơi đâu trước buổi phỏng vấn thật sự diễn ra khoảng 5 phút. Điều này góp phần giảm thiểu áp lực, đồng thời hỗ trợ bạn duy trì tâm trạng bình tĩnh và lấy lại tinh thần lạc quan, tự chủ.

15. Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp

Độc giả hãy bình tĩnh bước vào phòng phỏng vấn, nở một nụ cười tươi tắn và chào hỏi lịch sự. Đừng tỏ vẻ sợ sệt hay khúm núm bởi dáng vẻ này sẽ khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn là kẻ kém cỏi, thiếu bản lĩnh.

Thêm vào đó, bạn nên gửi lại túi xách hoặc ba lô bên ngoài, đồng thời tránh mang đồ đạc lỉnh kỉnh. Việc ngồi xuống ghế, sau đó bắt đầu loay hoay sắp xếp đồ đạc đúng chỗ trông rất thiếu chuyên nghiệp.

Mẹo giúp giảm căng thẳng, hồi hộp trước khi phỏng vấn
Ứng viên hãy bình tĩnh bước vào phòng phỏng vấn, nở một nụ cười tươi tắn và chào hỏi lịch sự.

Tiếp theo, độc giả nên ngồi thẳng lưng với tư thế ngay ngắn, không chùn vai, rung đùi hay lắc mình liên tục. Nếu nghiêng người dựa lưng quá nhiều ra phía sau, giọng nói của bạn sẽ hơi nghẹn lại khi trò chuyện. Các chuyên gia cho biết, lý tưởng nhất, bạn hãy ngồi thẳng lưng và hơi nghiêng về phía trước.

Dáng vẻ năng động và vững chắc này góp phần củng cố lòng tự tin ngay cả khi bạn đang lo sợ, đồng thời dễ dàng xây dựng thiện cảm trong lòng nhà tuyển dụng.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức, việc thả lỏng các cơ khớp chân và khớp tay sẽ góp phần tìm lại trạng thái tâm lý cân bằng.

16. Đặt tay lên mặt bàn

Thói quen đặt tay lên mặt bàn thay vì giấu chúng phía dưới mang đến cảm giác bạn là một người trung thực và thành thật. Do đó, hãy luôn đặt tay lên mặt bàn nhé! Ứng viên có thể mở rộng lòng bàn tay hay điều chỉnh vị trí của chúng sao cho phù hợp nhất với nội dung mà bản thân đang thể hiện.

17. Không nói quá nhanh

Khi mất bình tĩnh, chúng ta có xu hướng nói nhanh và không tròn vành rõ chữ. Những lời mà bạn thốt ra có thể tương tự một tràng súng liên thanh vừa lộn xộn, dài dòng lại chứa nhiều khoảng lặng ậm ừ. Đương nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không mấy mặn mà với các câu trả lời như thế.

Độc giả cần cố gắng điều hòa hơi thở và nói chuyện chậm rãi, rõ ràng. Sau khi đối phương đặt câu hỏi, bạn nên dành ra khoảng 30 giây để suy nghĩ ý trước khi trả lời.

Ngoài ra, đừng ngần ngại nếu bạn buộc phải yêu cầu người phỏng vấn lặp lại hoặc giải thích câu hỏi. Điều này tốt hơn rất nhiều so với việc bạn vội vàng trả lời nhưng chưa hiểu rõ câu hỏi của họ.

18. Trả lời với âm lượng vừa phải

Đây cũng là một trong những cách giữ bình tĩnh đơn giản và hiệu quả mà độc giả không thể bỏ qua. Để điều chỉnh âm lượng ở mức vừa đủ nghe, bạn hãy tưởng tượng đến buổi trò chuyện thân mật với nhóm bạn của mình.

19. Tránh thể hiện bản thân thái quá

Trong buổi phỏng vấn, đôi khi, nhiều ứng viên quá mải mê thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bản thân mà không chú ý đúng mức đến những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Kết quả là, họ trả lời lan man, dài dòng, không rõ ràng, không đúng trọng tâm. Vì vậy, họ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp năng lực tổng hợp kiến thức cũng như khả năng ứng biến linh hoạt.

Thay vào đó, chúng ta có thể đặt ra một số câu hỏi với nhà tuyển dụng nhằm thể hiện thiện chí cùng sự quan tâm đặc biệt của bản thân với công việc và công ty. Hơn nữa, hãy chăm chú lắng nghe những chia sẻ từ nhà tuyển dụng. Điều này giúp bạn biết cách phản ứng nhanh nhạy và trả lời khôn ngoan, từ đó tránh được nhiều sai lầm ngoài ý muốn.

Rõ ràng, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn xin việc là sự vừa đủ, hài hòa, phù hợp trọn vẹn từ cả hai phía.

Thái độ khiêm nhường lắng nghe và tinh thần nghiêm túc, cầu thị chính là ưu điểm tuyệt vời mà nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Ngược lại, việc thể hiện bản thân và cái tôi thái quá có thể khiến bạn đánh mất cơ hội cống hiến hết mình cho công việc trong mơ.

20. Tự nhủ buổi phỏng vấn tương tự một cuộc trò chuyện

Trong mọi trường hợp, ứng viên cần ghi nhớ, nhà tuyển dụng cũng chỉ là những người bình thường, không hề nguy hiểm như cá mập. Vì vậy, thỉnh thoảng, họ có thể mất bình tĩnh khi vấn đáp với bạn. Đây là điều hoàn toàn bình thường.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hãy cố gắng xem đây là một cuộc trò chuyện bình thường và tham gia với tâm thế thư giãn, nhẹ nhàng nhất có thể. Sự thân thiện, lịch sự và khéo léo của bạn sẽ mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho đôi bên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *