Thực trạng khủng hoảng tâm lý khi du học và cách vượt qua

Khủng hoảng tâm lý khi du học là vấn đề mà hầu hết các bạn trẻ đều phải đối mặt. Khác biệt về văn hóa, tập tục, rào cản ngôn ngữ… khiến cho việc thích nghi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nếu không biết cách vượt qua, những xáo trộn về mặt tâm lý sẽ ngày càng sâu sắc, các bạn trẻ chìm đắm trong sự chán nản, tiêu cực và trốn tránh bằng cách quay trở về quê hương.

Thực trạng khủng hoảng tâm lý khi du học

Khủng hoảng tâm lý là trạng thái tinh thần bất ổn, xáo trộn gây ra những thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Khủng hoảng thường xảy ra khi bước vào một môi trường hoặc giai đoạn mới như kết hôn, mang thai, sinh con, chuyển nơi sinh sống và đi du học.

khủng hoảng tâm lý khi du học
Sau cảm giác hào hứng và phấn khích, các bạn du học sinh sẽ phải đối mặt với giai đoạn khủng hoảng kéo dài

Du học được xem là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội giúp khám phá, phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của bản thân. Va chạm thực tế trong quá trình học tập và sinh sống cũng giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Tìm ra những hướng đi mới và lên kế hoạch phát triển bản thân một cách rõ ràng hơn.

Dẫu vậy, “mặt tối” của du học là khủng hoảng tâm lý trong một thời gian dài. Rất nhiều du học sinh thú nhận tâm lý gần như không ổn định trong suốt một năm đầu tiên và rất chật vật để có thể vượt qua.

Nếu không phải là du học sinh, rất khó để có thể hình dung những xáo trộn về tâm lý khi học tập ở một đất nước hoàn toàn xa lạ. Hiện chưa có con số chính xác về khủng hoảng tâm lý khi du học. Tuy nhiên, những thống kê ở phạm vi nhỏ cho thấy, cứ 9/10 du học sinh đều có biểu hiện khủng hoảng tâm lý với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Nhận biết khủng hoảng tâm lý khi du học

Biểu hiện của khủng hoảng tâm lý khá đa dạng nhưng có điểm chung là sự xuất hiện ồ ạt các cảm xúc tiêu cực, lấn át gần như hoàn toàn những suy nghĩ và cảm xúc tích cực. Tinh thần không ổn định và gặp khó khăn trong việc cân bằng cảm xúc.

khủng hoảng tâm lý khi du học
Khủng hoảng tâm lý khi du học gây ra tâm trạng buồn bã, chán chường, mất hy vọng và động lực

Các dấu hiệu nhận biết khủng hoảng tâm lý khi du học:

  • Cảm thấy lạc lõng, cô đơn cùng cực
  • Buồn bã, u uất, nặng nề vì không thể giãi bày cùng ai
  • Cảm giác hào hứng, phấn khích mất đi, thay vào đó là tâm trạng buồn chán và uể oải
  • Mất đi động lực trong học tập, cảm thấy chán chường và muốn từ bỏ
  • Cô lập bản thân
  • Tâm trạng bất ổn, khi u uất, buồn bã khi lại trở nên căng thẳng, kích động, dễ cáu gắt và nóng nảy
  • Mệt mỏi, không có năng lượng để làm bất cứ việc gì
  • Hình thành những suy nghĩ tiêu cực, không thiết tha việc học và chỉ muốn trở về quê hương
  • Né tránh gặp gỡ, giao tiếp vì thiếu tự tin vào bản thân
  • Suy nghĩ nhiều, khó ngủ, mất cảm giác ngon miệng

Học tập, sinh sống ở môi trường mới là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, hầu hết các du học sinh đều phải đối mặt với khủng hoảng và xáo trộn về mặt tâm lý. Mức độ khủng hoảng sẽ tùy thuộc vào tính cách, sự chuẩn bị về mặt tâm lý và những khó khăn thực tế mà du học sinh phải đối mặt.

Vì sao du học sinh dễ bị khủng hoảng tâm lý?

Trước khi du học, hầu hết các bạn trẻ đều chỉ quan tâm đến tài chính và các chứng chỉ cần thiết mà quên mất phải chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý. Bởi khi bước vào một môi trường hoàn toàn mới, tất cả mọi thứ đều có thể trở thành rào cản dẫn đến trạng thái stress, căng thẳng, xáo trộn cảm xúc.

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến du học sinh dễ bị khủng hoảng tâm lý trong thời gian đầu:

Rào cản ngôn ngữ

Rất nhiều du học sinh có khả năng ngoại ngữ khá nhưng gần như không thể giao tiếp một cách thành thạo, mạch lạc. Cách phát âm và ngữ pháp khác với những gì được học khiến các bạn trẻ không khỏi lúng túng khi kết bạn, học tập và trở nên thiếu tự tin về bản thân.

khủng hoảng tâm lý khi du học
Rào cản ngôn ngữ khiến các bạn du học sinh gặp khó khăn khi giao tiếp và khó khăn khi kết bạn

Đa phần các bạn trẻ đều chỉ trang bị tiếng Anh để chuẩn bị cho quá trình du học. Tuy nhiên, người bản xứ có thể không thành thạo tiếng Anh dẫn đến cản trở trong giao tiếp. Bất đồng ngôn ngữ khiến cho việc thích nghi với cuộc sống mới trở nên khó khăn, kéo theo đó là những bất ổn về tâm lý.

Khác biệt về văn hóa

Khi đến một đất nước mới – đặc biệt là những quốc gia có văn hóa, tập tục khác hoàn toàn, các bạn du học sinh sẽ gặp không ít khó khăn khi hòa nhập. Trước văn hóa khác biệt, một số bạn trẻ tỏ ra hào hứng và thích nghi nhanh chóng – đặc biệt là với những người đã có sự chuẩn bị kỹ càng và đã tìm hiểu trước về văn hóa.

Tuy nhiên, phần đông các bạn du học sinh đều cảm thấy lạc lõng và áp lực trước việc phải thích nghi với quá nhiều thứ mới mẻ. Bất động ngôn ngữ và sốc văn hóa khiến cho nhiều bạn trẻ thu mình vào “vỏ ốc”, bi quan, buồn bã, u uất.

Nhiều người dù biết nên cởi mở để hòa nhập và thích nghi nhưng rào cản ngôn ngữ khiến cho hành trình này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thực tế, đã có nhiều bạn trẻ đã quyết định từ bỏ việc học vì không thể vượt qua những rào cản này.

Bị phân biệt chủng tộc

Phân biệt chủng tộc vẫn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Người da đen, da vàng… vẫn phải chịu sự phán xét và bị soi mói với ánh nhìn thiếu thiện chí. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn du học sinh bị khủng hoảng, tâm lý bất ổn khi học tập ở nước ngoài.

khủng hoảng tâm lý khi du học
Phân biệt chủng tộc là lý do khiến cho nhiều bạn trẻ bị khủng hoảng tâm lý khi đi du học

Một số người bản xứ có định kiến về người Việt khiến cho các bạn trẻ gần như không tìm được bất cứ sự hỗ trợ nào. Tâm lý thua kém với người bản xứ cả về thể lực, kinh tế, văn hóa… càng làm cho tâm lý bị khủng hoảng sâu sắc. Không ít bạn trẻ phải mất một thời gian dài mới có thể vượt qua những khó khăn này và thích nghi với cuộc sống mới.

Khó thích nghi với thời tiết, ẩm thực

Ngoài rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt và những khác biệt về ẩm thực cũng là lý do khiến cho nhiều du học sinh bị khủng hoảng tâm lý. Thời tiết quá lạnh khiến sức khỏe suy giảm, tinh thần đang chông chênh càng trở nên chới với.

Thức ăn được chế biến khác hoàn toàn so với thức ăn truyền thống cũng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý. Những yếu tố này đôi khi không phải là nguyên nhân trực tiếp gây khủng hoảng, nhưng có thể tích tụ lại, lớn dần khiến cho tâm trạng trở nên tồi tệ.

Không có điểm tựa tinh thần

Trước kia, nếu như những khó khăn trong cuộc sống đều có gia đình và bạn bè đồng hành thì giờ đây, các bạn du học sinh sẽ phải một mình đối mặt với mọi thứ. Không có điểm tựa tinh thần khiến cho sự cô đơn, lạc lõng càng trở nên sâu sắc. Mọi thứ đến một cách dồn dập khiến cho cuộc sống trở nên bức bối, ngột ngạt và không ít lần nghĩ đến việc bỏ cuộc, trở về quê hương.

Vấn đề tài chính

Ngay cả khi nhận học bổng toàn phần, du học sinh vẫn cần phải chi trả phí sinh hoạt, ăn uống. Thông thường, mức sống của các nước phát triển sẽ cao hơn khá nhiều so với người Việt. Vì vậy, đa phần các bạn du học sinh đều sẽ chật vật để có thể cân đối tài chính.

Ngoại trừ những gia đình có điều kiện, phần lớn du học sinh đều phải tìm kiếm thêm công việc để có thêm thu nhập và gia tăng khả năng ngoại ngữ. Tuy nhiên, khi “chân ướt chân ráo” sang nước ngoài, việc tìm kiếm công việc là vô cùng khó khăn – nhất là khi khả năng giao tiếp còn hạn chế.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, khủng hoảng tâm lý khi du học còn bắt nguồn từ nhiều lý do khác như:

  • Áp lực học tập: Cách giảng dạy khác biệt, chương trình học quá tải, không hiểu hết nội dung bài giảng, không thể nhờ bạn bè hỗ trợ… cũng là lý do khiến các bạn du học sinh bị stress và khủng hoảng tâm lý trong thời gian đầu.
  • Mâu thuẫn với bạn bè: Nếu như ở trong ký túc xá, du học sinh sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn, xung đột với bạn bè. Mâu thuẫn thường bắt nguồn từ khác biệt về thói quen, văn hóa và lợi ích không đồng đều.
  • Phải chủ động trong cuộc sống: Thay vì được bố mẹ chăm sóc, các bạn du học sinh sẽ phải chủ động mọi thứ từ nấu ăn, giặt giũ, cân đối chi tiêu, tìm kiếm việc làm… Phải chủ động mọi thứ cộng với những khó khăn trong học tập, bất đồng ngôn ngữ… khiến cho không ít du học sinh cảm thấy bế tắc và lạc lõng.
  • Phải đối mặt với các vấn đề tình cảm: Khi du học, đồng nghĩa với việc phải xa rời những người thân yêu. Các vấn đề tình cảm như nhớ gia đình, yêu xa, chia tay… cũng là những yếu tố góp phần gây ra khủng hoảng tâm lý khi du học.
  • Cuộc sống thật khác xa với tưởng tượng: Không ít bạn trẻ vẽ ra một cuộc sống như mơ nhưng thực tế lại khác xa hoàn toàn. Sự thất vọng cùng cực khiến cho các bạn du học sinh mất nhiều thời gian chấp nhận. Đồng thời có tâm lý chống đối, chán ghét, không muốn thích nghi với văn hóa và tập tục.

Tất cả những lý do trên đều tác động nhiều đến tinh thần và góp phần gây khủng hoảng tâm lý ở du học sinh. Những bạn trẻ được trang bị đầy đủ kỹ năng và có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, cũng có không ít bạn trẻ tự cô lập bản thân, trở nên bi quan, lạc lõng nơi đất khách quê người.

Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý khi du học

Phải thừa nhận rằng, du học không chỉ mang đến kiến thức mà còn cho các bạn trẻ những trải nghiệm mới mẻ mà trước đây chưa từng có. Xa rời bạn bè, người thân và môi trường quen thuộc là điều kiện để các bạn khai phá những khía cạnh mới, đào sâu và phát huy thế mạnh của bản thân.

Tuy nhiên, để có được những điều này, trước tiên cần phải vượt qua khủng hoảng tâm lý khi du học. Không ít bạn trẻ không thể lấy lại sự cân bằng và đã quyết định bỏ cuộc, quay trở về với gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc bỏ lỡ mất cơ hội học tập, gây hao tốn thời gian, tài chính và hơn hết là tâm lý trốn chạy, đầu hàng với khó khăn, thách thức.

Những trải nghiệm trong thời gian đầu có thể vô cùng tồi tệ. Nhưng nếu can đảm vượt qua, bạn sẽ có khoảng thời gian học tập và sinh sống vô cùng đáng nhớ. Những lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp các bạn du học sinh ổn định tinh thần và vượt qua khủng hoảng trong thời gian đầu du học:

Chia sẻ với bạn bè, gia đình

Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn mà bạn gặp phải với bạn bè và gia đình. Thay vì “ôm đồm” những suy nghĩ tiêu cực, nói ra hết tâm sự sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

khủng hoảng tâm lý khi du học
Khi bị khủng hoảng, nên tìm điểm tựa tinh thần bằng cách kết nối với người thân và bạn bè thân thiết

Thực tế, chỉ có những người đã từng là du học sinh mới thấu hiểu những khó khăn trong việc thích nghi, rào cản về ngôn ngữ, áp lực học tập… mà bạn đang đối mặt. Dù vậy, việc chia sẻ với gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn được ủi an phần nào.

Những lời động viên, quan tâm là nguồn động lực để bạn vượt qua giới hạn của bản thân, thích nghi với những điều mới mẻ và có trải nghiệm tuyệt vời trong suốt thời gian học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ.

Lên kế hoạch giải quyết các khó khăn

Trong thời gian đầu, các bạn du học sinh sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn như rào cản ngôn ngữ, tài chính, mâu thuẫn với bạn cùng phòng, không tìm được bạn bè đúng nghĩa… Để vượt qua khủng hoảng, bạn cần lên kế hoạch giải quyết những khó khăn bản thân đang phải đối mặt.

Chẳng hạn như học những câu giao tiếp quen thuộc bằng ngôn ngữ chính của quốc gia mà bạn đang theo học. Không ngừng trau dồi vốn tiếng Anh, gặp gỡ và giao tiếp với các bạn du học sinh đến từ nhiều nơi trên thế giới để tăng khả năng nghe, phát âm…

khủng hoảng tâm lý khi du học
Cởi mở, mở lòng để có thể kết bạn, gia tăng khả năng ngoại ngữ và thích nghi với những khác biệt về văn hóa

Với vấn đề tài chính, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và tìm kiếm công việc phù hợp. Nếu gặp khó khăn khi tìm việc, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bạn du học Việt Nam hoặc một số người bạn ngoại quốc.

Với những rào cản như thời tiết, ẩm thực, tập quán… hãy điều chỉnh suy nghĩ để có thể cởi mở tiếp nhận những thứ mới mẻ. Chắc hẳn với một tâm lý thoải mái, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với sự khác biệt về văn hóa, thời tiết để làm giàu trải nghiệm và có thêm cho mình nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quý báu.

Tìm chuyên gia tâm lý

Ngay khi đặt chân đến một đất nước mới, không ít bạn trẻ bị cuốn hút bởi sự phát triển vượt bậc và cuộc sống hiện đại, cấp tiến. Tuy nhiên, sự hào hứng, phấn khởi nhanh chóng bị dập tắt, thay vào đó là nỗi sợ và sự nghi hoặc “bủa vây”.

Thực tế, hầu như bạn du học sinh nào cũng phải trải qua giai đoạn khủng hoảng và thu mình trong vỏ bọc. Nếu không vững vàng, không ít các bạn trẻ đã quyết định từ bỏ và chọn cách trở về quê nhà.

Trường hợp không thể tự thích nghi và vượt qua khủng hoảng, các bạn du học sinh nên tìm đến chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ các bạn trẻ vượt qua cú sốc văn hóa, trang bị kỹ năng để thích ứng nhanh với môi trường, tạo dựng các mối quan hệ và tìm kiếm công việc để tăng thu nhập.

Với sự đồng hành của các chuyên gia, các bạn trẻ có thể gỡ rối những vướng mắc, khó khăn trong sinh hoạt, khác biệt về tư duy, quan điểm và phong cách sống. Ngoài ra, các chuyên gia còn giúp du học sinh dễ dàng chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng bản sắc của mỗi cá nhân, dân tộc, quốc gia.

Nếu được hỗ trợ tâm lý kịp thời, các bạn du học sinh có thể vượt qua khủng hoảng tâm lý để có một hành trình tuyệt vời ở một đất nước mới. Khi vượt qua khủng hoảng và ổn định tinh thần, các bạn trẻ sẽ củng cố niềm tin với bản thân, tin tưởng chính mình và sống có lý tưởng.

Trung tâm NHC Việt Nam – Đồng hành cùng du học sinh vượt qua khủng hoảng tâm lý

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị số I về hỗ trợ tâm lý học đường. Trung tâm ra đời với sứ mệnh mang đến “Tâm an sống khỏe” cho cộng đồng. Không chỉ tập trung vào những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, sau sinh, người vừa trải qua sang chấn tâm lý… trong những năm gần đây, trung tâm còn quan tâm đến khía cạnh tâm lý học đường.

Đội ngũ chuyên gia, master coach của trung tâm sẽ từng bước giúp các bạn du học sinh vượt qua khủng hoảng, điều chỉnh và ổn định về mặt tâm lý. Sau khi tư vấn, chuyên gia sẽ xác định những khó khăn mà các bạn đang gặp phải, sau đó hỗ trợ giải quyết rào cản trong cuộc sống để có thể thích ứng với những khác biệt về văn hóa, tập tục.

khủng hoảng tâm lý khi du học
Trung tâm NHC Việt Nam – Đơn vị đồng hành cùng du học sinh vượt qua khủng hoảng tâm lý

Ngoài ra, chuyên gia cũng sẽ trang bị cho du học sinh kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn cùng phòng, tránh bị cô lập, phân biệt. Đồng thời học cách quản lý thời gian để học tập hiệu quả và có thể tìm kiếm công việc nhằm tăng thu nhập. Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, những khó khăn sẽ từng bước đã gỡ rối, giải tỏa.

Đặc biệt, các chuyên gia của trung tâm còn giúp các bạn học cách tin tưởng vào bản thân và giữ được động lực trước mọi khó khăn. Thay vì buông bỏ, các bạn có thể mạnh mẽ đương đầu với thách thức, có niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Những điều này sẽ giúp các du học sinh có một trải nghiệm tuyệt vời, mới mẻ khi sinh sống và học tập ở một đất nước xa lạ.

Ngoài ra, trung tâm còn giúp các bạn trẻ chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học, sau khi về nước để có thể thích nghi một cách dễ dàng. Trung tâm mong rằng có thể giúp các bạn du học tìm lại sự cân bằng về tinh thần, sức khỏe và những khía cạnh khác trong cuộc sống.

Khủng hoảng tâm lý khi du học là điều khó tránh khỏi khi đến một đất nước xa lạ. Quan trọng nhất là không để giai đoạn khủng hoảng kéo dài gây ra rào cản trong việc thích nghi, học tập, giao lưu và kết bạn. Nếu không thể tự mình vượt qua, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *