Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?

Có thể dễ dàng nhận thấy những người bệnh huyết áp thấp sẽ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn và đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng. Do đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng “Vậy bệnh huyết áp thấp có gây mất ngủ không?”.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?

Mất ngủ hiện nay đang là một tình trạng phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả những trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Tình trạng mất ngủ sẽ khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên gặp nhiều ác mộng, giật mình tỉnh giấc nửa đêm và rất khó để ngủ lại. Trên thực tế thì tình trạng mất ngủ là một triệu chứng chứ không được xem là một loại bệnh.

Tình trạng mất ngủ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bệnh huyết áp thấp cũng có thể khiến cho người bệnh bị mất ngủ kéo dài. Huyết áp chính là áp lực máu tác động lên thành động mạch. Khi huyết áp giảm hoặc gia tăng cũng sẽ gây ra một số triệu chứng bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Huyết áp thấp cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất ngủ

Ở những người bình thường thì mức huyết áp ổn định sẽ nằm ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, khi cơ thể bị hạ huyết áp thì còn số này sẽ giảm còn khoảng 90/60mmHg. Tình trạng huyết áp thấp có thể xuất hiện bởi sự thay đổi và giảm nhanh sức ép của máu lên trên thành động mạch. Từ đó sẽ làm cho chức năng co bóp của tim mạch trong tuần hoàn bị suy giảm và yếu đi. Điều này cũng sẽ khiến cho lưu lượng máu và oxy không thể cung cấp đủ cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là các tế bào não.

Theo các chuyên gia cho biết, huyết áp của con người sẽ thường xuyên thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Thông thường, huyết áp sẽ giảm khi trời về đêm, lúc này nếu các đối tượng có kèm thêm một số bệnh lý khác sẽ làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng chính là lý do giải thích là tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cách khắc phục tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên nếu bệnh huyết áp thấp gây mất ngủ sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí có thể làm đảo lộn cuộc sống của họ. Vấn đề này càng trở nên nặng nề nếu tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ có kèm thêm các bệnh lý khác hoặc xuất hiện ở phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

Trước tình trạng trên nếu người bệnh không kịp xử lý và có biện pháp khắc phục sớm sẽ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc không ngủ được do bệnh huyết áp thấp gây ra, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị sau đây.

1.Điều chỉnh nhịp sinh học

Tuân thủ theo chu kỳ thức ngủ của tự nhiên chính là phương pháp khắc phục tình trạng mất ngủ do huyết áp thấp tốt nhất. Người bệnh nên áp dụng theo các cách sau:

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Nhanh chóng điều chỉnh nhịp sinh học để chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
  • Nên tập thói quen ngủ và thức dậy cũng một thời điểm trong ngày. Việc duy trì thực hiện đúng lịch thức ngủ sẽ giúp bạn thiết lập được đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể. Thời gian lâu sẽ giúp cho bạn tự cảm thấy buồn ngủ và thức dậy mà không cần đến báo thức.
  • Hạn chế tình trạng thức quá khuya và không nên ngủ bù vào ngày nghỉ cuối tuần. Tốt nhất bạn nên ngủ sớm trước 23 giờ mỗi ngày và đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng. Không nên ngủ nướng vào những ngày nghỉ sẽ làm cho quy luật sinh học của cơ thể bị  phá vỡ và khiến cho bạn cảm thấy uể oải hơn. Nếu tính chất công việc hoặc tình huống nào đó khiến bạn phải thức khuya thì nên sắp xếp thời gian ngủ ngắn vào ban ngày để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Không ngủ vào ban ngày quá nhiều. Tuy một giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng để tiếp tục làm việc. Nhưng bạn không nên dành quá nhiều thời gian cho việc ngủ trưa. Tốt nhất chỉ nên ngủ khoảng 15 đến 30 phút để tinh thần được thoải mái hơn.
  • Hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn chiều hoặc gần tối. Bởi vì nếu bạn ngủ vào thời gian này sẽ làm cho giấc ngủ về đêm trở nên khó khăn hơn.

2. Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục

Trong rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc thường xuyên vận động, tập luyện các bài thể dục thể thao sẽ giúp giấc ngủ được ngon và sâu hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh huyết áp thấp gây mất ngủ, ngưng thở khi ngủ.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Thói quen thường xuyên vận động sẽ giúp cho bạn có được giấc ngủ trọn vẹn

Các chuyên gia cho biết rằng, thói quen tập luyện thể dục sẽ làm gia tăng tốc độ trao đổi chất, nhiệt độ tăng lên và kích thích sản sinh các hormone bên trong cơ thể, điển hình là cortisol. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thời gian tập luyện phù hợp, tốt nhất là nên vận động ít nhất 3 tiếng trước giấc ngủ. Việc tập luyện ngay sát giờ ngủ sẽ làm cản trở đến quá trình chìm vào giấc ngủ, làm cho tình trạng mất ngủ trở nên  trầm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không cần phải tập luyện quá nhiều thời gian. Mỗi ngày chỉ cần khoảng 15 đến 30 phút rèn luyện các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, ngồi thiền, thái cực quyền, đạp xe đạp,..cũng sẽ giúp cho chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bạn nên lựa chọn những bộ môn phù hợp, tránh tập luyện quá sức.

3. Hạn chế ánh sáng làm ảnh hưởng giấc ngủ

Melatonin là một trong các hormone tự nhiên có công dụng kiểm soát bằng các tiếp xúc với ánh sáng, từ đó điều chỉnh được chu kỳ ngủ thức của mỗi người. Thông thường, vào buổi tối, não bộ sẽ tiết ra nhiều Melatonin hơn giúp cho bạn có được cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu cơ thể tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng sẽ làm cho lượng Melatonin bị hạn chế lại gây nên tình trạng tỉnh táo.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Hạn chế ánh sáng về đêm sẽ giúp bạn dễ buồn ngủ và ngủ sâu giấc

Vì thế để giúp tình trạng mất ngủ do huyết áp thấp được cải thiện, bạn nên tuân thủ các quy tắc sau:

  • Vào ban ngày bạn nên làm việc với không gian có nhiều ánh sáng hoặc để ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà để gia tăng sự tỉnh táo, giúp bạn tập trung tốt hơn.
  • Trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,…Những ánh sáng xanh trong các thiết bị này sẽ làm cho não bộ bị kích thích, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Nên tắt hết những thiết bị điện khi ngủ vào ban đêm. Sử dụng tường tối màu hoặc rèm cửa để ngăn ánh sáng từ bên ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng đồ che mắt để hạn chế ánh sáng tác động.

4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện bệnh huyết áp thấp gây mất ngủ

Tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh. Thói quen ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ. Để có được một giấc ngủ trọn vẹn, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho tình trạng mất ngủ được thuyên giảm
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, các sản phẩm có chứa nhiều caffein. Các chất này có thể kích thích não bộ trong khoảng 10 đến 12 tiếng sau khi sử dụng. Do đó, bạn chỉ nên uống vào buổi sáng và hạn chế uống vào chiều tối.
  • Không ăn quá no trước khi đi ngủ hoặc sử dụng các thực phẩm khó tiêu vào buổi chiều muộn. Các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, có tính axit cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn.
  • Một số thực phẩm chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả như sữa ấm, socola đen, hạt óc chó, cá béo, quả lựu, yến mạch, sữa chua, trứng gà, hạt chia, gừng, mật ong, quả bơ, hạt sen, các loại cây họ cam,….
  • Không uống quá nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc chất lỏng trước khi đi ngủ. Vì nếu cung cấp một lượng nước quá lớn vào thời gian này sẽ khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn vì phải thức nhiều lần để đi vệ sinh.

5. Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên

Áp dụng các bài thuốc, mẹo dân gian từ thảo dược thiên nhiên là một trong các cách cải thiện tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại trà an thần như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà lạc tiên, trà tim sen,…để cải thiện giấc ngủ.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Các loại trà từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng chữa chứng bệnh huyết áp gây mất ngủ hiệu quả.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào từ thảo dược, bạn cũng cần tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia. Bởi tình trạng huyết áp thấp có thể không được sử dụng một số loại thảo dược. Vì thế để đảm bảo an toàn, bạn không nên tự ý quyết định và sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

6. Thư giãn trước khi ngủ

Tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức có thể làm cho chứng mất ngủ càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần giải tỏa stress trước khi ngủ để giấc ngủ được trọn vẹn và thoải mái hơn. Trước khi ngủ bạn có thể hít thở sâu, ngâm chân với nước ấm, tắm với nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, massage,…để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ thư giãn như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu,…cũng giúp cho chất lượng giấc ngủ được tốt hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thông tin của bài viết này đã giúp cho bạn đọc biết được câu trả lời cho câu hỏi “Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?”. Tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, ngay khi nhận thấy chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, bạn cần áp dụng ngay các phương pháp trên để khắc phục hiệu quả, trong trường hợp không thuyên giảm người bệnh cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *