Hội chứng ăn tóc (Rapunzel): căn bệnh kỳ quái rất nguy hiểm

Hội chứng ăn tóc là một trong các tình trạng rất hiếm gặp mà người bệnh thường có xu hướng thích nhổ tóc và ăn tóc của mình hoặc của người khác. Tình trạng này thường xảy ra ở bé gái và có khả năng đe dọa đến tính mạng của con người nếu không sớm được phát hiện, can thiệp kịp thời. 

Hội chứng ăn tóc (Rapunzel) là gì?

Hội chứng ăn tóc hay còn được gọi với tên khác là hội chứng Rapunzel – tên của nàng công chúa tóc mây trong câu chuyện cổ tích nổi tiếng của nước Đức. Đây là một trong các tình trạng cực kỳ hiếm gặp được đặc trưng bởi hành vi thích tự nhổ tóc và ăn tóc.

Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, Rapunzel có khả năng khởi phát cao hơn ở bé gái, đặc biệt là những trường hợp dưới 20 tuổi (tỷ lệ chiếm khoảng 70%. Hội chứng về đường ruột, tâm lý này được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1968 tại một cuộc báo cáo tài liệu Vaughan.

Hội chứng ăn tóc
Hội chứng ăn tóc là tình trạng bệnh hiếm gặp và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở phụ nữ, khởi phát trước năm 20 tuổi.

Theo nhận định của các nhà khoa học thì tóc là một bộ phận của cơ thể người không chứa chất độc hại nhưng nó không có khả năng tiêu hóa. Chính vì thế, hành vi thích ăn tóc của người bệnh Rapunzel có thể gây nên nhiều nguy hiểm khi lượng tóc bị tích tụ lâu ngày sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm, thậm chí gây tử vong.

Trong thời gian gần đây, tỷ lệ ảnh hưởng của căn bệnh kỳ lạ này đột ngột tăng cao và gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với trẻ nhỏ. Một số trường hợp có thể phát hiện sớm nên trẻ nhỏ được hỗ trợ kịp thời và ngăn chặn các hậu quả nguy hiểm nhưng cũng có không ít các tình trạng bị nhầm lẫn, thờ ơ khiến cho tình trạng sức khỏe càng trở nên nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ăn tóc

Dấu hiệu đặc trưng nhất của những người mắc hội chứng ăn tóc đó chính là hành vi thích nhổ và ăn tóc. Họ có thể tự ăn tóc của chính mình hoặc của những người khác hoặc thậm chí là những dạng tương tự như tóc của búp bê, gấu bông,….Người bệnh thường ăn tóc với mục đích giải tỏa sự lo lắng, căng thẳng và các cảm giác bất ổn trong tâm lý chứ không phải vì ngon hay vì cảm thấy đói.

Theo nghiên cứu, hành vi ăn tóc giúp cho bệnh nhân cảm thấy thư giãn, dễ chịu và giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ của bản thân. Tuy nhiên, hành vi này không thường xuyên được bộc lộ ở nơi đông người, bệnh nhân sẽ có xu hướng tìm kiếm không gian yên tĩnh, đặc biệt là khi ở một mình để ăn tóc.

Hội chứng ăn tóc
Người mắc chứng Rapunzel có xu hướng nhổ và ăn tóc một cách mất kiểm soát.

Vì thế, để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của hội chứng ăn tóc, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan sát để nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Thường xuyên có thói quen tự nhổ tóc, ngậm, cho tóc vào miệng và ăn tóc.
  • Nếu chú ý kỹ sẽ thấy phần tóc của trẻ ngày càng ít đi, da đầu dần lộ rõ hơn.
  • Một số trường hợp nặng, kéo dài thì người bệnh có nguy cơ bị hói, lượng tóc giảm đi đáng kể nhưng không phải do rụng tóc.
  • Lượng tóc tích tụ lâu ngày trong dạ dày và đường ruột không thể tiêu hóa sẽ gây ra những cơn đau bụng kéo dài dai dẳng, thậm chí là dẫn đến ói mửa.
  • Cơ thể dần suy nhược, sức đề kháng kém.
  • Gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, khả năng tiêu hóa suy giảm gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Một số tình trạng nghiêm trọng có thể xuất hiện các vấn đề sức khỏe nặng như nhiễm trùng phúc mạc, thủng ruột gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trong thực tế đã có một số trường hợp trẻ nhỏ mắc phải hội chứng ăn tóc nhưng cho đến khi trẻ có biểu hiện đau bụng dữ dội mới được tiến hành thăm khám và can thiệp. Theo đó, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết đã từng tiếp nhận một trường hợp của một bé gái 5 tuổi đang trong tình trạng đau bụng quặn theo từng cơn, đau âm ỉ nhiều ngày trước đó kèm theo trạng thái bí trung đại tiện, ói ra dịch xanh. Sau quá trình chẩn đoán các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi bị tắc ruột do ảnh hưởng của hội chứng công chúa tóc mây.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ tìm thấy một lượng tóc lớn nằm tắc nghẽn ở dạ dày, ruột non của bé khiến cho hoạt động của đường ruột hoàn toàn bị cản trở. May mắn sau quá trình chăm sóc và phục hồi, tình trạng sức khỏe của bé gái đã được cải thiện đáng kể.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Rapunzel kỳ quái

Hội chứng ăn tóc tuy đã xuất hiện từ lâu và có xu hướng phát triển trong những năm trở lại đây nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ về nguyên nhân gây ra hành vi quái gở này. Một số giả thuyết cho rằng, hội chứng Rapunzel có khả năng liên quan đến các khiếm khuyết về trí tuệ hoặc các vấn đề tổn thương, rối loạn nghiêm trọng về mặt tâm lý, tâm thần nhưng không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Việc có thể xác định được nguyên nhân gây nên hội chứng này sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình hỗ trợ can thiệp, đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả. Cụ thể, dưới đây là một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng ăn tóc mà bạn cần chú ý như:

1. Do các tổn thương, sang chấn tâm lý trong quá khứ

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì hội chứng ăn tóc có sự liên quan mật thiết đối với sức khỏe tâm lý, tâm thần của con người. Cũng bởi hành vi tự nhổ tóc, ăn tóc có thể giúp họ được giải tỏa tâm trạng, giảm bớt những căng thẳng, cảm xúc tiêu cực và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn.

Hội chứng ăn tóc
Các tổn thương tâm lý từ thuở nhỏ có thể là nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ khởi phát Rapunzel.

Các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy các trải nghiệm tiêu cực từ trong quá khứ, đặc biệt là ở thời thơ ấu có thể tạo nên vết thương tâm lý to lớn và kéo dài khiến người bệnh hình thành các hành vi tiêu cực. Do không đủ khả năng để kiểm soát và làm thuyên giảm các tổn thương bên trong nên nhiều người có xu hướng giải tỏa bằng việc ăn tóc.

2. Do căng thẳng thần kinh kéo dài

Căng thẳng quá mức và kéo dài liên tục cũng được xem là một trong các yếu tố có khả năng làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng ăn tóc và nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý khác. Đặc biệt là đối với trẻ em vẫn chưa có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để giải quyết tất cả những vấn đề khó khăn, thách thức xảy ra trong cuộc sống nên trẻ cũng sẽ có nhiều xu hướng thực hiện các hành vi ngược đãi bản thân, trong đó có nhổ tóc và ăn tóc.

3. Ảnh hưởng của các rối loạn tâm thần

Người mắc hội chứng ăn tóc thường có một số triệu chứng tâm thần kèm theo như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress nặng,…Đồng thời, dựa vào kết quả một số nghiên cứu nhận thấy rằng, nguy cơ khởi phát Rapunzel còn gia tăng mạnh mẽ hơn ở những trường hợp bệnh nhân có tiền sử từng mắc phải chứng rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt,….

4. Các vấn đề tâm lý khác

Các biểu hiện của hội chứng ăn tóc có thể là hệ quả của một số vấn đề tâm lý liên quan khác, chẳng hạn như hội chứng Pica, rối loạn nhổ tóc (trichotillomania),…Các hội chứng này có tác động qua lại lẫn nhau và có khả năng xuất hiện đồng thời, làm gia tăng mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đối với người bệnh.

Hội chứng ăn tóc
Hội chứng Pica có thể là yếu tố liên quan đến sự hình thành hội chứng ăn tóc của nhiều trẻ nhỏ.

5. Một số nguyên nhân khác

Qua quá trình thăm khám và can thiệp đối với những bệnh nhân mắc hội chứng ăn tóc, bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng phần lớn người bệnh đều có sự thiếu hụt sắt trong cơ thể, một số khác mắc phải chứng Celiac – một trong các bệnh lý nguy hiểm về đường ruột khởi phát do sự nhạy cảm quá mức với gluten.

Hội chứng ăn tóc có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, hội chứng ăn tóc gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống và thậm chí làm đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không sớm được can thiệp hiệu quả. Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì người bệnh Rapunzel thường rất khó kiểm soát hành vi của bản thân. Một số trường hợp liên tục xảy ra xung đột trong suy nghĩ và hành động về các hành vi buộc phải thực hiện cùng với sự bất lực trong kiểm soát.

Nhổ tóc và tự ăn tóc được xem là cách giải tỏa tâm lý đối với người bệnh Rapunzel. Họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được ăn tóc và có xu hướng thực hiện liên tục nếu căng thẳng, lo lắng hoặc các cảm xúc tiêu cực cứ dần xâm chiếm. Nếu bị ngăn cản, bệnh nhân có thể trở nên hoảng loạn, khó chịu tột độ hoặc thậm chí có các hành vi kích động, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Hội chứng ăn tóc
Hội chứng Rapunzel gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, tóc không phải là thực phẩm và nó không có khả năng tiêu hóa bên trong dạ dày. Khi dung nạp một lượng tóc lớn vào cơ thể sẽ khiến cho nó dần tích tụ thành búi ở ruột non và dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

Đã có không ít các trường hợp mắc hội chứng ăn tóc phải đối diện với những tình trạng đau đớn dữ dội, suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, gây viêm nhiễm, sưng tấy ở niêm mạc và dạ dày khiến cho sức khỏe dần bị suy yếu nghiêm trọng. Các tình trạng này nếu không sớm được phát hiện và nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Cách can thiệp và khắc phục hiệu quả hội chứng ăn tóc

Để có thể chẩn đoán chính xác về hội chứng ăn tóc, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ thông qua hình ảnh và nội soi để quan sát chi tiết hơn. Theo đó, nội soi được xem là phương pháp chẩn đoán có mức độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian hiện đang được áp dụng phổ biến.

Ban đầu, nếu nghi ngờ về hội chứng ăn tóc, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và quan sát về các biểu hiện bên ngoài, cụ thể là tình trạng tóc, da đầu của bệnh nhân. Sau đó, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh cần thiết như chụp phim X-quang, siêu âm, chụp CT, nội soi đường tiêu hóa,…

Sau khi có thể đưa ra đánh giá và kết luận chính xác về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất để cải thiện sức khỏe, loại bỏ tốt khối lượng tóc bên trong cơ thể của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp có thể được kết hợp hiệu quả như:

1. Điều trị y tế

Bước đầu tiên cần phải thực hiện đối với những trường hợp mắc phải hội chứng Rapunzel đó chính là giúp bệnh nhân loại bỏ tốt khối lượng tóc chưa được tiêu hóa bên trong cơ thể. Quá trình này còn phải phụ thuộc nhiều vào Trichobezoar  và vị trí của nó.

Hội chứng ăn tóc
Phẫu thuật được xem là biện pháp can thiệp cần thiết để giúp loại bỏ khối lượng tốc đang tích tụ bên trong cơ thể.

Theo đó, các bác sĩ có thể sử dụng một lượng chất hóa học vừa phải để đưa vào dạ dày của bệnh nhân, hỗ trợ làm hòa tan vật liệu và giúp phân mảng để nó có thể dễ dàng đào thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, nghiêm trọng hơn, khối lượng tóc tạo thành một mảng có kích thước lớn thì có thể cân nhắc trong việc tiến hành phẫu thuật, mổ nội soi để lấy hết phần tóc đã được tích tụ vào bên trong cơ thể.

Theo như số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 90% các trường hợp bệnh nhân Rapunzel được tiến hành phẫu thuật mở bụng và tỷ lệ thành công đạt đến 99%, trong đó có khoảng hơn 10% gặp phải các biến chứng. Tuy nhiên, về đánh giá chung thì các chuyên gia vẫn sẽ ưu tiên biện pháp mổ nội soi để có thể hạn chế thời gian mổ và các nguy cơ tràn dịch xảy ra (mổ nội soi chỉ được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp nhẹ, lượng tóc ít).

2. Trị liệu tâm lý

Sau khi tiến hành loại bỏ búi tóc ra ngoài thì người bệnh sẽ được cân nhắc trong việc can thiệp tâm lý để giải tỏa tốt những cảm xúc tiêu cực, từ đó ngăn chặn được các hành vi nguy hiểm như nhổ tóc, ăn tóc. Theo như chia sẻ thì hội chứng ăn tóc có sự liên quan mật thiết với các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần nên để khắc phục dứt điểm thì bệnh nhân cần phải được cân bằng tốt trạng thái tinh thần, loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tâm lý.

Theo đó, trị liệu tâm lý được xem là phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất có thể áp dụng được cho hầu hết những người mắc phải hội chứng ăn tóc, phổ biến nhất là trẻ em. Thông qua quá trình trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ hiểu rõ hơn về những bất ổn trong cảm xúc, tìm kiếm nguyên nhân cốt lõi gây ra Rapunzel để có giải pháp can thiệp hiệu quả.

Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT) sẽ được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp này để giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về những hành động sai lệch, chưa phù hợp của bản thân và dần tìm cách khắc phục, điều chỉnh tích cực hơn. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ áp dụng một số liệu pháp thư giãn để giúp người bệnh giải tỏa tốt các bất ổn tâm lý, cân bằng lại trạng thái tinh thần khỏe mạnh.

Hội chứng ăn tóc
Trung tâm NHC hỗ trợ cải thiện tâm lý, chữa lành tâm bệnh không sử dụng thuốc.

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là cơ sở uy tín hàng đầu hỗ trợ can thiệp tâm lý bằng tâm lý trị liệu và nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng trên toàn quốc. Đơn vị sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và luôn hết mình trong công việc, nghề nghiệp.

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, NHC đã sở hữu tổng cộng 4 cơ sở tại TPHCM và Hà Nội với trang thiết bị hiện đại, khang trang nhằm mang đến không gian thoải mái cho từng khách hàng đến trị liệu. Bên cạnh việc hỗ trợ hiệu quả cho các tình trạng mắc hội chứng ăn tóc, NHC còn cung cấp dịch vụ chữa lành tâm bệnh cho các trường hợp trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách, stress,….

3. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và ngăn chặn các ảnh hưởng của hội chứng ăn tóc. Cụ thể các loại thuốc an thần, thuốc chống lo âu sẽ được hướng dẫn sử dụng sau khi tiến hành phẫu thuật để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh, giúp họ kiểm soát tốt các hành vi tiêu cực, điển hình như nhổ tóc, ăn tóc hay tự ngược đãi bản thân.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng cần phải có sự hướng dẫn và theo dõi kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa cùng gia đình. Bởi các loại thuốc này cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn nên nếu trong quá trình can thiệp có xuất hiện các triệu chứng lạ bất thường thì người bệnh cũng cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục tốt.

4. Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp chuyên khoa thì những người mắc hội chứng ăn tóc cũng cần được quan tâm và tăng cường bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Như đã nói, việc thiếu hụt dưỡng chất (sắt) có thể là nguyên nhân gây bệnh nên để phục hồi sức khỏe hiệu quả, bệnh nhân cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin, sắt, protein, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Song song với đó, các thói quen sinh hoạt lành mạnh hàng ngày cũng cần được xây dựng và duy trì tốt. Bệnh nhân cần có một giấc ngủ chất lượng, đảm bảo thời gian ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, việc tăng cường vận động, thể dục thể thao cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Hội chứng ăn tóc là một tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp nhưng có thể gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt hơn nó lại có xu hướng khởi phát cao ở trẻ em. Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về hội chứng nguy hiểm để có thể nhận biết và can thiệp trong giai đoạn sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *