Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) và những vấn đề ảnh hưởng

Hội chứng sợ hóa chất là một dạng ám ảnh sợ hãi đặc trưng với nỗi sợ phi lý, quá mức về hóa chất. Những người mắc phải tình trạng này sẽ luôn bị ám ảnh dữ dội hoặc thậm chí là có ác cảm, cái nhìn phiến diện về hóa chất và họ cho rằng tất cả các hóa chất đều có nguy cơ gây hại cho con người. 

Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) là gì?

Hội chứng sợ hóa chất hay còn có tên khoa học là Chemophobia được biết đến là một chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể đang có xu hướng ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tình trạng này gây ra những nỗi sợ phi lý biểu hiện quá mức và kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng về tất cả những gì có liên quan đến hóa chất.

Theo như chúng ta được biết, hóa chất có mặt rất nhiều trong đời sống của con người và nó cũng góp phần hỗ trợ tốt trong việc phát triển, xây dựng cuộc sống, mang đến nhiều lợi ích cho các lĩnh vực khác nhau. Ngày nay, hóa chất được ứng dụng nhiều nông nghiệp, công nghiệp, y tế, sản xuất, thẩm mỹ,….để phục vụ nhiều nhu cầu của con người.

Hội chứng sợ hóa chất
Chemophobia là tên khoa học của hội chứng sợ hóa chất với nỗi sợ quá mức có liên quan đến các chất hóa học.

Song song với đó, một số loại hóa chất cũng có thể gây nguy hiểm và tác động tiêu cực đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Nếu không biết cách phân biệt, sử dụng hóa chất phù hợp thì con người có thể phải đối diện với những hậu quả khôn lường, thậm chí là mất đi tính mạng.

Do đó, việc sợ hãi và có xu hướng tránh xa hóa chất cũng được xem là phản ứng bình thường, dễ hiểu của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc phải hội chứng Chemophobia thì nỗi sợ hóa chất diễn ra một cách quá mức, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đôi khi trở nên thái quá, phô trương.

Người bệnh luôn thường trực nỗi sợ hãi, ác cảm đối với tất cả những gì có liên quan đến hóa chất, thậm chí chỉ cần suy nghĩ về chất hóa học cũng đủ khiến họ cảm thấy lo lắng, căng thẳng tột độ. Đặc biệt hơn, phần lớn người bệnh sẽ có xu hướng sợ hãi nghiêm trọng hơn với các loại hóa chất nhân tạo, tổng hợp. Nếu tình trạng bệnh ở thể nhẹ thì họ vẫn có thể tạm thời chấp nhận các hóa chất tự nhiên nhưng đối khi nó lại có sự nguy hiểm cao hơn so với các hóa chất nhân tạo khác.

Những nhận định sai lệch về hóa chất có thể khiến cho người bệnh xuất hiện các hành vi, quyết định không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của bản thân. Vì thế, Chemophobia cần được hỗ trợ phát hiện và can thiệp trong giai đoạn sớm để giúp người bệnh cân bằng lại cuộc sống, loại bỏ tốt các nhận thức, cảm xúc sợ hãi tiêu cực.

Cách nhận biết hội chứng sợ hóa chất

Tương tự như các hội chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác, hội chứng sợ hóa chất cũng sẽ được biểu hiện đặc trưng bởi sự sợ hãi, căng thẳng và thù ghét dữ dội về các chất hóa học, đặc biệt là những hóa chất nhân tạo, không tự nhiên. Những người xung quanh sẽ cảm thấy khó hiểu hoặc thậm chí khó chấp nhận được nỗi sợ phi lý, quá mức này bởi họ cho rằng bệnh nhân có những suy nghĩ lệch lạc, thậm chí là thiếu hiểu biết.

Hội chứng sợ hóa chất
Người mắc chứng Chemophobia luôn có xu hướng tránh né việc sử dụng các sản phẩm có thành phần hóa chất.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt cụ thể giữa nỗi sợ thông thường với hội chứng Chemophobia. Bởi không phải tất cả những người tồn tại sự sợ hãi về chất hóa học cũng đều được chẩn đoán là Chemophobia. Theo đó, một số triệu chứng đặc trưng của bệnh được liệt kê cụ thể như sau:

  • Ám ảnh về mức độ nguy hiểm của các loại hóa chất, cảm thấy lo sợ tột độ về các chất hóa học.
  • Cảm thấy căng thẳng ngay cả khi nghe ai đó nói về hóa chất, suy nghĩ đến các tình huống có khả năng bị ảnh hưởng bởi hóa chất.
  • Có xu hướng tránh né tuyệt đối việc sử dụng hóa chất, kể cả những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống. Các tình trạng nhẹ có thể chấp nhận việc lựa chọn hóa chất tự nhiên để dùng cho cuộc sống hàng ngày.
  • Có suy nghĩ sai lệch về tác hại của hóa chất, cho rằng tất cả các hóa chất đều độc hại, nguy hiểm và cần phải loại bỏ.
  • Luôn có xu hướng đọc kỹ thành phần của các sản phẩm để đảm bảo rằng nó hoàn toàn không chứa bất kỳ loại hóa chất nào.
  • Một số người còn có xu hướng lên án, liên tục nhắc nhở những người xung quanh về việc không nên sử dụng hóa chất.
  • Từ chối tất cả các hoạt động và trải nghiệm có liên quan đến hóa chất, ví dụ như trang điểm, sử dụng mỹ phẩm, dùng nước rửa chén, tiêm vaccin,….
  • Nỗi sợ bao trùm lên tâm trí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống hàng ngày của bệnh nhân.
  • Người bệnh không thể tự kiểm soát và loại bỏ những nỗi sợ phi lý của chính mình.

Do nỗi sợ hãi tồn tại một cách quá mức nên người bệnh có nhiều xu hướng đối mặt với các trạng thái không ổn định như thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc, hay mơ gặp ác mộng, giảm khả năng tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các lựa chọn, quyết định hàng ngày. Đồng thời, khi phải đối mặt với các tình huống có tiếp xúc với hóa chất hoặc bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm có liên quan đến hóa chất sẽ khiến cho bệnh nhân trở nên hoảng loạn, mất kiểm soát kèm theo các triệu chứng kích động về thể chất như:

  • Tay chân run rẩy
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi
  • Tức ngực, thở gấp, khó thở
  • Chóng mặt, choáng váng, hoa mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tim đập nhanh
  • Căng cơ
  • Ngất xỉu
  • Mất kiểm soát cơ thể

Các biểu hiện của hội chứng sợ hóa chất không xuất hiện một cách liên tục nên bản thân người bệnh vẫn có thể duy trì được các công việc trong phạm vi nhất định. Tuy nhiên, do nỗi sợ quá mức kéo dài dai dẳng sẽ làm cản trở và ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức, hành vi và sinh hoạt đời sống hàng ngày nên cần được hỗ trợ can thiệp, khắc phục sớm.

Hội chứng Chemophobia xuất phát từ đâu?

Mặc dù có sự ảnh hưởng phổ biến trong cộng đồng nhưng cho đến hiện nay, hội chứng sợ hóa chất vẫn chưa được công nhận trong các hướng dẫn tâm thần như DSM, ICD,…Theo hội đồng khoa học và sức khỏe của Mỹ cho biết rằng, Chemophobia hiện đang có xu hướng gia tăng đáng kể, đặc biệt tại quốc gia này, số người mắc bệnh có thể tương ứng với một dịch bệnh cộng đồng.

Hội chứng sợ hóa chất
Hội chứng sợ hóa chất có thể xuất hiện do những trải nghiệm tiêu cực về tác hại của hóa chất.

Theo đó, các nhà khoa học cũng đã tiến hành tìm hiểu và thông qua việc chữa trị thực tế từ những người bệnh Chemophobia nhận thấy nỗi sợ của họ thường có liên quan đến các ám ảnh đã từng xảy ra trong quá khứ, sự ảnh hưởng từ môi trường hoặc do thiếu nhận thức về hóa chất. Cụ thể một số yếu tố có thể tác động đến hội chứng sợ hóa chất như:

  • Trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ: Nỗi sợ thường không tự sinh ra mà nó được hình thành theo thời gian, thông qua các trải nghiệm của bản thân. Vì thế, nếu từ thuở nhỏ hoặc trong một khoảng thời gian nào đó, bạn đã từng phải đối diện với những tổn thương, mất mát to lớn có liên quan đến các chất hóa học như ngộ độc, nạn nhân của chiến tranh hóa học, thảm họa công nghiệp, mất người thân do hóa chất thì bạn sẽ có nhiều xu hướng bị ám ảnh, sợ hãi về yếu tố hóa học.
  • Do những nhận định sai lệch, chưa phù hợp: Trong thực tế thì hóa chất có những loại độc hại nhưng cũng có những loại mang đến nhiều lợi ích, tác dụng tuyệt vời cho con người. Tuy nhiên, phần lớn những người mắc hội chứng sợ hóa chất đều có những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc về mức độ nguy hiểm của các chất hóa học. Điều này có thể do ảnh hưởng từ cách giáo dục của gia đình, quá trình tiếp xúc với các thông tin đại chúng, truyền thông khiến cho họ cảm thấy lo lắng quá mức về các tác hại đến từ hóa chất và có sự bài trừ hóa chất một cách nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Nguyên nhân này có thể hình thành ngay từ nhỏ bởi nếu trẻ em sống với những người mắc phải hội chứng sợ hóa chất thì trẻ cũng có nhiều nguy cơ phát triển và hình thành những sai lệch trong nhận thức về các chất hóa học. Cũng bởi trẻ thường sẽ chịu ảnh hưởng và dễ dàng học hỏi theo các phản ứng của người lớn về các sự việc diễn ra xung quanh. Vì thế, nếu gia đình có thói quen không sử dụng hóa chất, có sự sợ hãi và kỳ thì hóa chất quá mức thì trẻ nhỏ cũng có xu hướng học hỏi và bị tác động.
  • Tác động từ báo đài, truyền thông: Với thời đại 4.0 hiện nay, con người sẽ dễ dàng hơn trong việc cập nhật các tin tức nóng hỏi thông qua báo đài hoặc chỉ cần một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với quá nhiều các thông tin tiêu cực về hóa chất, những vụ tử vong do hóa chất gây nên cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều người hình thành sự sợ hãi, lo lắng và có xu hướng né tránh việc sử dụng hóa chất một cách phi lý.

Mặc dù không thể xác định chính xác về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ hóa chất nhưng việc tìm ra được các yếu tố có liên quan cũng góp phần tích cực trong việc can thiệp, đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả, lành mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia thì nếu có thể phát hiện và khắc phục trong giai đoạn sớm thì Chemophobia hoàn toàn có thể được loại bỏ.

Các vấn đề ảnh hưởng từ hội chứng sợ hóa chất

Hội chứng sợ hóa chất tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nó có thể tạo ra nhiều phiền toái đối với đời sống hàng ngày nếu không sớm được khắc phục hiệu quả. Cũng bởi, với sự phát triển và tiến bộ vượt bậc của xã hội hiện nay, hóa chất hiện đang có mặt trong rất nhiều các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp.

Tuy nhiên, đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ Chemophobia nên người bệnh thường có xu hướng từ chối, không chấp nhận việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần hóa chất, dù nó có mang đến nhiều lợi ích. Ngược lại, một số người bệnh sẽ có khả năng lựa chọn các chất hóa học tự nhiên bởi họ cho rằng “tự nhiên” sẽ đảm bảo được sự an toàn. Tuy nhiên, trong thực tế, một số loại hóa chất tự nhiên còn có khả năng gây hại nặng nề hơn so với hóa chất nhân tạo hoặc nó có thể gây hao hụt một khoản tài chính lớn đối với người bệnh.

Hội chứng sợ hóa chất
Người mắc chứng Chemophobia sẽ mất rất nhiều thời gian để đọc thành phần sản phẩm trước khi quyết định sử dụng.

Do sự ám ảnh và lo lắng quá mức về các tác hại của hóa chất nên người bệnh sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng hoặc đưa ra các quyết định có liên quan đến việc sử dụng hóa chất, thậm chí không chần chừ từ chối việc tiếp xúc hóa chất dù đó là những hoạt động có lợi như tiêm vaccin. Nỗi sợ hãi của họ có thể khiến bản thân nảy sinh nhiều ý kiến, quan điểm bất đồng với mọi người xung quanh, dễ dẫn đến các mâu thuẫn, cãi vã về yếu tố gây sợ hãi này.

Bên cạnh đó, việc liên tục lo lắng, sợ hãi về hóa chất còn có thể gây nên những trạng thái tâm lý tiêu cực, căng thẳng thần kinh và làm cho người bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể. Một số trường hợp do bất lực trong việc kiểm soát nỗi sợ nên có xu hướng trở nên mặc cảm, lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại.

Ngoài ra, theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì tình trạng Chemophobia nếu không sớm được khắc phục cũng có nguy cơ làm gia tăng sự phát triển của các vấn đề tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu,…Đối với các trường hợp mắc phải đồng thời nhiều rối loạn tâm thần khác nhau thì sự ảnh hưởng của bệnh càng có xu hướng gia tăng nguy hiểm.

Hướng điều trị hội chứng sợ hóa chất

Đối với hầu hết các trường hợp bị ám ảnh sợ hãi cụ thể thì quá trình điều trị cũng sẽ được ưu tiên áp dụng các liệu pháp tâm lý kết hợp cùng với một số loại thuốc hỗ trợ, can thiệp tại nhà để bệnh nhân dần kiểm soát, loại bỏ các nỗi sợ phi lý. Cụ thể như sau:

1. Liệu pháp tâm lý

Dù chưa được công nhận là một hội chứng riêng biệt nhưng Chemophobia vẫn được xem là một vấn đề sức khỏe tâm lý với những suy nghĩ, nhận định sai lệch gây nên các nỗi sợ phi lý, nghiêm trọng về hóa chất. Do đó, để có thể khắc phục tốt tình trạng này, người bệnh sẽ được ưu tiên áp dụng các liệu pháp tâm lý để giúp kiểm soát, loại bỏ sự sợ hãi đến từ hóa chất.

Đối với từng tình trạng khác nhau mà chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc để sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các liệu pháp trị liệu hiệu quả, phù hợp. Hiện nay, đối với hội chứng sợ hóa chất, chuyên gia sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thôi miên, liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm,…để mang đến hiệu quả tích cực nhất.

Hội chứng sợ hóa chất
NHC Việt Nam sở hữu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt huyết với nghề.

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam đang hỗ trợ thành công việc ứng dụng trị liệu tâm lý trong quá trình cải thiện, chữa lành tâm bệnh cho các đối tượng khác nhau. Đây cũng là đơn vị tiên phong và đi đầu trong lĩnh vực này với phương pháp trị liệu chuyên nghiệp, khoa học, bài bản cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.

2. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta, thuốc điều chỉnh cảm xúc có thể được cân nhắc sử dụng cho các trường hợp mắc phải hội chứng sợ hóa chất, đặc biệt là khi người bệnh có xuất hiện kèm theo các biểu hiện rối loạn tâm thần nguy hiểm. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc thường được kết hợp cùng với trị liệu tâm lý để giúp bệnh nhân có thể đáp ứng tốt các chỉ định sử dụng của bác sĩ, đồng thời gia tăng hiệu quả điều trị.

Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, uống đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời gian. Thuốc hỗ trợ can thiệp có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nên nếu trong thời gian sử dụng nhận thấy các dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân cũng cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.

3. Can thiệp tại nhà

Để có thể loại bỏ triệt để các nỗi sợ phi lý có liên quan đến hóa chất thì người bệnh cũng cần nhanh chóng xây dựng lại lối sống hàng ngày theo chiều hướng tích cực và lạc quan hơn. Cụ thể bằng các cách sau đây:

Hội chứng sợ hóa chất
Chế độ ăn uống của người mắc hội chứng sợ hóa chất cũng cần được đảm bảo lành mạnh, phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực về hóa chất, tìm hiểu về cả lợi ích và các tác hại của hóa chất để có được cái nhìn đúng đắn, phù hợp hơn.
  • Tham gia vào các hội nhóm của những người cùng mắc hội chứng sợ hãi để có thể chia sẻ, nhận được các lời khuyên, kinh nghiệm thực tế.
  • Tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Trang bị các kỹ năng thư giãn an toàn ngay tại nhà như yoga, thiền định, hít thở sâu, đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…
  • Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có lợi như thịt cá, hải sản, các loại đậu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách rèn luyện thói quen ngủ và thức cùng một khung giờ. Hạn chế tình trạng thức khuya hoặc ngủ quá mức gây rối loạn giờ giấc sinh hoạt.
  • Chủ động chia sẻ nỗi sợ với những người xung quanh để họ có thể thấu hiểu và hỗ trợ bạn tốt hơn.

Thông tin bài viết này đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia). Tình trạng này cần sớm được khắc phục để hạn chế các ảnh hưởng hoặc phiền toái đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *