Bà bầu bị suy nhược cơ thể có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu thường phải chịu rất nhiều những thay đổi bên trong cơ thể. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể, nếu bị suy nhược cơ thể nó có thể gây ra một số ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, vì thế bạn cần phát hiện bệnh sớm để được khắc phục kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Vì sao bà bầu bị suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể gây ra các biểu hiện mệt mỏi và khó chịu cho các mẹ bầu. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần, đặc biệt là tác động không tốt đến thai nhi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

bà bầu bị suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể gây ra các biểu hiện mệt mỏi và khó chịu cho các mẹ bầu.

  • Di truyền: Khi một thành viên trong gia đình bạn mắc phải tình trạng suy nhược cơ thể thì nguy cơ bệnh lý này xảy ra ở các mẹ bầu có thể tương đối cao. Triệu chứng bệnh này cũng có thể xảy ra do bạn đã từng có tiền sử bệnh trước đó.
  • Phản ứng phụ của thuốc Tây y: Trong một số tác dụng phụ trong việc dùng thuốc có thể kể để tình trạng mệt mỏi, đau cơ. Nếu triệu chứng này xuất hiện 3 – 4 tuần có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Sự giảm sút của hệ miễn dịch: Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có khả năng hấp thụ rất kém các chất dinh dưỡng. Điều này xảy ra do bạn thường xuyên bị ốm nghén và việc ăn uống cũng trở nên khó khăn. Lâu dần nó sẽ làm giảm khả năng hệ miễn dịch, nặng hơn là dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Thường xuyên bị căng thẳng: Quá trình mang thai có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của các mẹ bầu bởi các trường hợp như áp lực công việc, vợ chồng không hòa thuận hoặc do sự thay đổi của các hormone khiến chúng mất cân bằng. Lâu dần, nó có thể khiến cho tâm lý của bạn bị ảnh hưởng dẫn đến lo lắng buồn bã kéo dài và suy nhược cơ thể.
  • Một số nguyên nhân khác: Bà bầu bị suy nhược cơ thể có thể là biểu hiện của một số vấn đề như chấn thương, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh mất ngủ, trầm cảm,…

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Bà bầu bị suy nhược cơ thể có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Theo các thống kê cho rằng, suy nhược cơ thể ở phụ nữ chiếm khoảng 80%, trong đó có đến 20 – 30% xảy ra ở các mẹ bầu. Tình này đang có xu hướng tăng cao bởi môi trường sống và làm việc bận rộn hiện nay. Đây là một dạng bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, vì thế nếu để lâu ngày không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và thể chất.

bà bầu bị suy nhược cơ thể
Theo các thống kê cho rằng, suy nhược cơ thể ở phụ nữ chiếm khoảng 80%, trong đó có đến 20 – 30% xảy ra ở các mẹ bầu.

Bà bầu bị suy nhược cơ thể có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho người bệnh trở nên yếu hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, nó có thể là cho vị giác bị giảm sút và khiến cho cơ thể người mẹ không nhanh chóng rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Lúc này, thai nhi không được bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết có thể không được phát triển một cách toàn diện. Không những vậy, nó còn làm tăng tỷ lệ suy thai, sảy thai hoặc bé sinh ra có thể mắc phải một số dị tật và vòi xương.

Phòng ngừa suy nhược cơ thể ở bà bầu

Những nguy hiểm của chứng suy nhược cơ thể ở bà bầu làm ảnh hưởng đến thai nhi càng cho thấy rằng việc phòng tránh bệnh lý này là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để ngăn ngừa bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh hơn:

bà bầu bị suy nhược cơ thể
Bà bầu nên chú trọng trong việc bổ sung các loại thức ăn bổ dưỡng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nên cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày của bạn khoa học hơn. Theo đó, bạn cần ăn đúng bữa và chú trọng trong việc bổ sung các loại thức ăn bổ dưỡng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như gà ác hầm thuốc bắc, canh mộc nhĩ nấu với giò heo, thịt heo hầm,…
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để cơ thể có thể hoạt động một cách tốt nhất. Đồng thời, nó còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng làm tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh lý một cách hiệu quả nhất.
  • Nên ngủ đúng giấc, giấc ngủ nên được bắt đầu trước 9 giờ tối. Bạn cũng có thể ngủ thêm khoảng 30 phút vào buổi trưa để cơ thể lấy lại năng lượng và hoạt động tốt hơn vào buổi chiều.
  • Luôn giữ tinh thần trong trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu và mệt mỏi kéo dài. Không nên tập trung vào công việc quá mức vì nó có thể gây ra những áp lực làm ảnh hưởng đến tinh thần, tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và thư giãn, du lịch, mua sắm sẽ tốt hơn.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 – 40 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, đồng thời nó cũng giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn trong giai đoạn này.
  • Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để giải tỏa stress – căng thẳng, lo âu… để ổn định sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.

Thực tế, bà bầu bị suy nhược cơ thể còn do các vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress, rối loạn lo âu,… Đây là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Những trường hợp này nên ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, mệt mỏi và tập thể dục thường xuyên,…

Nếu tình trạng này còn kéo dài, bà bầu nên gặp gỡ chuyên gia tâm lý để có giải pháp giải tỏa stress – căng thẳng một cách hiệu quả, tránh để kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí mẹ cũng có thể gặp vấn đề trầm cảm sau sinh.

Thông qua những cuộc trò chuyện, các chuyên gia sẽ đưa ra những định hướng phù hợp giúp bà bầu biết cách cân bằng cảm xúc, thanh lọc tâm hồn để loại bỏ những căng thẳng, stress. Khi vướng mắc được gỡ bỏ, bức bối trong lòng cũng thuyên giảm, mẹ bầu sẽ khỏe mạnh hơn về cả tinh thần lẫn thể chất và đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng với những kiến thức trên đây đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của bệnh suy nhược cơ thể ở bà bầu đến thai nhi. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên, tốt nhất bạn nên đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *