Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là tình trạng người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong ít nhất 6 tháng và không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến cuộc sống, suy giảm hiệu suất làm việc học tập của bệnh nhân. 

Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính là tình trạng người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong ít nhất 6 tháng

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?

Hội chứng mệt mỏi mãn tính hay còn có tên gọi tắt thành CFS – Chronic Fatigue Syndrome là tình trạng suy nhược mãn tính khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, khó tập trung kéo dài hơn 6 tháng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh hoạt đời sống hàng ngày, giảm hiệu suất làm việc, học tập của người bệnh.

Hội chứng này có thể xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài trong khoảng vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Tình trạng này có thể bắt gặp ở bất kì đối tượng nào nhưng thường sẽ phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là những người từ 25 đến 45 tuổi. Hội chứng mệt mỏi mãn tính sẽ hiếm gặp ở trẻ em, trẻ có thể mắc bệnh khi gặp phải một số bệnh lý tương tự hoặc sau những lần cảm cúm.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hiện nay, hội chứng mệt mỏi mãn tính vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng các chuyên gia cho biết vẫn có một số yếu tố liên quan như  nhiễm toxins, nhiễm virus. Các phản ứng miễn dịch cũng được xem là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh.

CFS có khả năng xuất hiện đối với những người vừa tiến hành làm phẫu thuật, bị chấn thương ở vùng đầu hoặc các chất thương ở bộ phận khác có liên quan. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, nhóm Benzodiazepam, Betablocks, các loại khác sinh trong thời gian dài cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng của người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính

Những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Người bệnh CFS thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung để hoàn thành công việc
  • Người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải cả ngày lẫn đêm.
  • Khó tập trung, trí nhớ giảm hoặc có thể mắc phải chứng mất trí ngắn hạn.
  • Xương khớp, cơ bắp đau nhức
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau cổ họng, nổi hạch ở cổ.
  • Mất ngủ, giấc ngủ không được đảm bảo hoặc có thể ngủ quá nhiều so với bình thường.

Trên đây chỉ là những biểu hiện đặc trưng của bệnh, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, giảm hoặc tăng cân,….Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào bệnh sử, tiến hành thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cần thiết để có thể loại trừ những bệnh lý khác như nội tiết, tim mạch,…

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng Hoa Kỳ (CDC) để có thể chẩn đoán chính xác về hội chứng mệt mỏi mãn tính thì đáp ứng hai tiêu chí dưới đây:

  • Có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng của bệnh kéo dài trong khoảng 6 tháng trở lên.
  • Tình trạng mệt mỏi xuất hiện và khó có thể tìm ra nguyên nhân, nó hoàn toàn không liên quan đến việc gắng sức và không thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, quá trình chẩn đoán còn có thêm một số tiêu chí đi kèm như:

  • Hơi thở ngắn
  • Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm
  • Rối loạn đại tiện, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn
  • Rối loạn về thị giác, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, khô mắt
  • Khó khăn trong việc giữ thăng bằng, thường xuyên chóng mặt, rối loạn nhịp tim.
  • Gặp phải những vấn đề về thần kinh như lo lắng, hoảng sợ, cáu gắt, trầm cảm.
  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn, tiếng ồn, hóa chất, bia rượu.

Cách điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính

Việc điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính khá phức tạp và cần phải có sự kết hợp của rất nhiều các biện pháp khác nhau. Ngoài ra, người bệnh cũng phải tuân thủ đúng theo phác đồ chữa bệnh của chuyên gia mới giúp sức khỏe phục hồi, cân bằng cuộc sống tốt hơn.

Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị CFS như:

1. Tâm lý trị liệu

Hình thức điều trị bằng liệu pháp tâm lý thường sẽ được áp dụng khá rộng rãi cho những bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Bằng cách trò chuyện, đối thoại trực tiếp giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh sẽ giúp bệnh nhân dần nhận thấy được những biểu hiện bất thường của bản thân, đồng thời biết được khắc phục và khống chế chúng.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hình thức điều trị bằng liệu pháp tâm lý thường sẽ được áp dụng khá rộng rãi đối với bệnh nhân CFS

Với liệu pháp điều chỉnh hành vi, nhận thức người bệnh sẽ dần thay đổi  cách cư xử, suy nghĩ tiêu cực thành những điều tích cực, lành mạnh. Từ đó, sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh dần được thuyên giảm. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là điều trị tận gốc, an toàn bởi không có sự can thiệp của thuốc điều trị, nhờ đó mà có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh.

2. Sử dụng thuốc Tây

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào được công nhận về tác dụng điều trị chuyên biệt hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tuy nhiên, các loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirine có thể giúp kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng bệnh, giúp giảm đau cơ, đau khớp, đau đầu.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không làm cho tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và được sự chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình dùng thuốc nếu có xảy ra bất kì dấu hiệu khác thường nào cũng cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Các chuyên gia cho biết rằng, đối với những người bệnh có lối sống lành mạnh, tích cực sẽ có nhiều khả năng cải thiện và làm cho các triệu chứng CFS thuyên giảm sau khoảng 2 đến 3 năm.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mải, tránh căng thẳng, áp lực quá nhiều.
  • Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mải, tránh căng thẳng, áp lực quá nhiều.
  • Thực hiện đúng theo các quy định, hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không lạm dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê, các chất gây nghiện có hại cho sức khỏe.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, tránh tập luyện quá sức. Tốt nhất mỗi ngày chỉ cần tập từ 15 đến 30 phút bằng các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và giàu chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn những thực phẩm béo, bổ sung nhiều chất xơ qua các loại rau củ, hoa quả tươi.
  • Ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, nên rèn luyện thói quen ngủ sớm, tốt nhất là ngủ trước 23 giờ. Để giấc ngủ được tốt hơn nên bố trí phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải, ít ánh sáng. Có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để giấc ngủ được trọn vẹn hơn.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính rất khó để điều trị triệu để, quá trình chữa bệnh đòi hỏi thời gian dài và phải kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Để hỗ trợ tốt cho việc cải thiện bệnh, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, tránh làm bệnh phát triển nặng nề hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *