Tổng kết trị liệu nhóm số 24: “Chìa khóa THAY ĐỔI NGÔN TỪ ĐẠT ĐIỀU MONG MUỐN”

Với sự chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Dương Thị Thu Hà, các thành viên tham gia trị liệu nhóm đã hiểu được ảnh hưởng của ngôn từ đến sức khỏe, mối quan hệ, sự thành công của con người và cách thay đổi ngôn từ đạt được những điều mà mình mong muốn.

Ảnh hưởng của ngôn từ đến sức khỏe, mối quan hệ và sự thành công

Gieo cảm xúc, gặt suy nghĩ
Gieo suy nghĩ, gặt lời nói
Gieo lời nói, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen.

Lời nói bắt nguồn từ những suy nghĩ, cảm xúc. Gieo lời nói sẽ gặt hành động và gieo hành động sẽ gặt tính cách. Khi hạt mầm đó đủ lớn nó sẽ tạo thành hệ niềm tin, tư duy trong con người bạn. Bởi vậy, nếu chúng ta thường xuyên suy nghĩ, có cảm xúc và lời nói tiêu cực, những niềm tin, tư duy tiêu cực bên trong bạn sẽ hình thành và phát triển lớn mạnh dần. Điều này chi phối đến sức khỏe, mối quan hệ và sự thành công của bạn trong cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, sự ảnh hưởng qua lại của lời nói tiêu cực đến sức khỏe thể chất của con người. Sự oán hận tích tụ lâu năm có liên quan đến ung thư. Người hay phê bình, chỉ trích người khác có liên quan đến chứng viêm khớp. Người hay mặc cảm tội lỗi sẽ có hành động gây đau đớn để trừng phạt bản thân. Người bị stress, sợ hãi triền miên có liên quan đến chứng hói đầu, u xơ, đau bàn chân…

Những người có niềm tin tiêu cực thường cảm thấy mình luôn ốm yếu, mệt mỏi, căng thẳng. Và họ thường có những mối quan hệ chưa tốt, luôn có mâu thuẫn, sự nghi ngờ hoặc cảm thấy mình thiếu tôn trọng, thiếu sự quan tâm, lắng nghe từ đối phương.

Lời nói tiêu cực có thể khiến mối quan hệ của bạn xấu đi, thậm chí là làm tổn thương bạn và những người nghe.

Trong tài chính, họ thường gặp khó khăn về tiền: Không đủ tiền tiêu, thâm hụt tài chính, không có tiền… Đặc biệt, những người thường xuyên nói lời tiêu cực thường cảm thấy bế tắc trong sự nghiệp, công việc, cảm thấy không có động lực để làm việc, cảm thấy mình bất tài, không làm được gì nên hồn.

Đặc biệt, khi lời nói tiêu cực kết hợp với cảm xúc tiêu cực sẽ tạo ra sức mạnh gấp bội lần. Bởi, vô thức sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin ở trạng thái cảm xúc mạnh (có thể là tiêu cực hoặc tích cực).

Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

Khi chúng ta sẵn sàng thay đổi, chúng ta sẽ nhận được những nguồn lực từ cả bên trong và bên ngoài để đạt được điều mà mình mong muốn. Và cũng sẽ không có gì thay đổi nếu chúng ta không thực sự muốn thay đổi.

Bài tập giúp bạn thay đổi ngôn từ tiêu cực thành ngôn từ tích cực

Bước 1: Hãy loại bỏ ra khỏi tâm trí những lời nói tiêu cực.

  • Viết ra tất cả những lời nói, suy nghĩ mà cha mẹ, gia đình, đồng nghiệp, người xung quanh hay chính bạn thường chê trách, phán xét mình.
  • Viết ra tất cả những lời nói mà bất cứ khi nào bạn nhận ra mình vừa nói một câu không được tích cực lắm.

Bước 2: Loại bỏ ngôn từ tiêu cực.

  • Viết đảo ngược lại những lời nói tiêu cực đó. Ví dụ: “Ngày hôm nay, tôi rất mệt mỏi lắm” chuyển thành “Ngày hôm nay, tôi không được khỏe”.
  • Thường xuyên đọc nó nhiều lần trong ngày và đọc trong nhiều ngày.
  • Thường xuyên sử dụng những ngôn từ tích cực trong đời sống hàng ngày.
Một số câu nói thông dụng trong cuộc sống hàng ngày được chuyển đổi sang ngôn từ tích cực.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta vẫn sẽ phải dùng ngôn từ tiêu cực. Ví dụ như khi đi khám bác sĩ, bác sĩ hỏi tình trạng sức khỏe chúng ta thế nào. Khi đó, chúng ta có thể phải sử dụng đến những ngôn từ chưa tích cực để diễn tả đúng tình trạng sức khỏe của mình.

Trong chương trình livestream số 27 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam với chủ đề “Vượt qua sang chấn tâm lý bằng ngôn từ hướng tới”, chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến cũng đã chia sẻ lý do vì sao ngôn từ hướng tới giúp bạn vượt qua sang chấn tâm lý trong cuộc sống, ngôn từ hướng tới là gì và những bài tập để bạn thay đổi cách sử dụng ngôn từ trong cuộc sống.

Mời các bạn xem video Livestream số 27 – Vượt qua sang chấn tâm lý bằng ngôn từ hướng tới do chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chia sẻ qua video dưới đây.

Bài tập Yoga cười giúp bạn giảm stress, đẩy lùi bệnh tật và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp

Yoga cười là bài tập liên kết giữa tinh thần và thể chất. Yoga cười bao gồm nhiều bài tập mô phỏng nụ cười kết hợp với kỹ thuật thở nhịp nhàng giúp con người có những nụ cười thoải mái mà không cần đến những câu chuyện cười.

Khoa học đã chứng minh, việc cười nhiều sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều hormone endorphin và serotonin (hay còn được biết đến với tên “hormone hạnh phúc”), tâm trạng chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp, tích cực hơn, những buồn chán, lo sợ cũng được giảm thiểu. Bên cạnh đó, việc kết hợp với kỹ thuật thở trong yoga cười còn giúp tăng lượng oxy đưa vào trong máu đưa đi khắp cơ thể, giúp cải thiện tuần hoàn máu, mạch máu, cũng như là giảm thiểu các vấn đề về huyết áp.

Một số lợi ích cụ thể của Yoga cười:

  • Cơ thể: Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và đầy năng lượng, căng thẳng, mệt mỏi đều tan biến
  • Tinh thần: Trí não bạn sẽ trở nên nhạy bén, chuẩn xác hơn
  • Cảm xúc: Bạn sẽ cảm thấy mình lý trí hơn, không còn bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc
  • Cộng đồng: Bạn thấy mình có sự gắn bó tốt hơn với mọi người xung quanh
  • Tâm hồn: Yoga cười giúp bạn tự tin cũng như là yêu bản thân mình hơn

Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng ngôn từ tích cực, ngôn từ hướng tới trong cuộc sống, chúng ta có thể tập Yoga cười mỗi ngày để có những nguồn năng lượng tích cực thúc đẩy sức khỏe, mối quan hệ tốt đẹp, sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Thông báo livestream số 40: ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG VIÊN MÃN – NHC đồng hành cùng bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *