Tổng kết trị liệu nhóm số 21: Áp dụng đúng SỨC MẠNH VÔ THỨC để tiến nhanh đến mục tiêu

Vô thức luôn chứa đựng sức mạnh tuyệt vời giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần áp dụng đúng sức mạnh vô thức để đạt được điều mình mong muốn. 

Bằng các quy trình, bài tập thực hành, chuyên gia tâm lý, Master Coach Dương Thị Thu Hà đã giúp các thành viên hiểu được sức mạnh vô thức và cách áp dụng để đạt được mục tiêu mong muốn của chính mình.

Mục tiêu: Liều vacxin phòng tránh trầm cảm

A man without a goal is like a ship without a rudder”
“Người không có mục tiêu cũng giống như con tàu không có bánh lái”
Thomas Carlyle

Mục tiêu là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho tư duy, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Sống không có mục tiêu, đánh mất mục tiêu chẳng khác nào chúng ta đi lần trong bóng tối, không có đèn soi sáng hay không có bất kỳ một tín hiệu chỉ đường nào. Trên con đường tối tăm không đèn soi sáng đó, chúng ta có thể mất phương hướng không biết đi về đâu, có thể dừng lại và không muốn bước tiếp nữa. Hoặc nếu không cẩn thận, bạn có thể bị rơi vào một chiếc hố tử thần nào đó.

Mục tiêu giúp con người ta luôn luôn phát triển bản thân, nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở nên trưởng thành hơn mỗi ngày. Và khi bạn đạt được mục tiêu của mình, bạn sẽ cảm nhận được sự sung sướng, hạnh phúc và niềm tự hào về bản thân mình.

Nhà tâm lý học Ken Loughnan đã nói: “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”.

mục tiêu

Năm 1953, Đại học Yale, một trong những trường đại học tốt nhất nước Mỹ, bắt đầu một nghiên cứu đặc biệt dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp. Họ được yêu cầu trả lời câu hỏi: “Bạn có mục tiêu cụ thể nào cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp?”. Và kết quả thu thập được cũng rất bất ngờ: Chỉ có 3% sinh viên có đặt ra mục tiêu về công việc, thu nhập hay sự nghiệp cho 15-20 năm tới. 97% còn lại không hề đặt mục tiêu cho bản thân.

20 năm sau, Trường Đại học Yale đo lường kết quả từ nhóm sinh viên đã được thu thập thông tin. Kết quả thực sự bất ngờ, tổng thu nhập của nhóm 3% sinh viên đặt mục tiêu gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% sinh viên không đặt mục tiêu.

Sau đó trường Kinh doanh Harvard đã lạp lại nghiên cứu này với đối tượng nghiên cứu sinh tốt nghiệp MBA và cũng nhận được kết quả gần tương tự. Kết quả trả lời của các nghiên cứu sinh được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: 3% trả lời họ có viết mục tiêu rõ ràng trên giấy;
  • Nhóm 2: 13% trả lời, họ có đặt mục tiêu nhưng không viết ra;
  • Nhóm 3: 84% không đề ra mục tiêu cho cuộc đời mình.

Năm 1989 (tức là sau đó 10 năm), kết quả thực nghiệm cho thấy: Nhóm 2 có thu nhập bình quân gấp đôi nhóm 3; Nhóm 1 có thu nhập bình quân gấp 10 lần so với Nhóm 2 và 3.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong cuộc sống. Và khi ý thức ra mục tiêu, vô thức sẽ có nhiệm vụ hoàn thành quyết định, mệnh lệnh của ý thức.

Chia sẻ trong buổi trị liệu nhóm, chuyên gia tâm lý, Master Coach Dương Thị Thu Hà cho biết: “Hầu hết khách hàng đã và đang tiến hành trị liệu tại NHC Việt Nam đều không có mục tiêu, lẽ sống, ước mơ của mình. Và Trung tâm NHC Việt Nam luôn thiết kế các bài tập về mục tiêu, thành công, ước mơ để để đánh thức mục tiêu, ước mơ, khả năng tiềm ẩn bên trong của khách hàng”.

Và để đạt được mục tiêu, chúng ta cần có một động lực đủ lớn để kiên trì bước từng bước một đến mục tiêu, để khó khăn, thử thách không làm chúng ta đánh mất mục tiêu, ước mơ của chính mình.

Bài tập vượt qua niềm tin giới hạn của bản thân

Một trong những điều cản trở con người tiến đến thành công là niềm tin giới hạn. Chúng ta thường bị những niềm tin như “tôi không thể làm được điều đó”, “tôi là người chậm chạp”, “tôi là người kém cỏi”, “tôi là người thất bại” cản trở chúng ta đặt ra mục tiêu, ra quyết định hành động. Vì khi ý thức của bạn cho rằng những niềm tin đó là đúng đắn, vô thức ra giúp bạn thực hiện điều đó. Vô thức sẽ cản trở bạn làm những điều vượt qua niềm tin của chính mình.

đạt được mục tiêu
Niềm tin là một trong những đám mây che lấp ánh hào quang của con người.

Bằng bài tập đơn giản, chuyên gia Dương Thị Thu Hà đã giúp các thành viên hiểu được niềm tin giới hạn tác động đến kết quả thực tế của chúng ta như thế nào và khi ta thay đổi niềm tin lên mức cao hơn, chúng ta sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Hãy nhớ rằng, bất kỳ ai sinh ra trên cuộc đời đều có đủ nguồn lực để thành công, chỉ cần chúng ta tin tưởng, chúng ta dám bước đi, chúng ta sẽ có những bước đi thành công.

Bài tập chuyển hóa ngôn từ tiêu cực thành ngôn từ hướng tới

Ngôn từ hướng tới là một chìa khóa tuyệt vời để giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống, có thể quyết định sự thành bại của một công việc, mối quan hệ hay chữa lành những nỗi đau. Nó là một vũ khí sắc bén giúp chúng ta đạt được thành công và hạnh phúc cho chính mình và người thân xung quanh.

Bạn có thể luyện tập sử dụng ngôn từ hướng tới bằng bài tập chuyển hóa ngôn từ tiêu cực như ví dụ dưới đây.

Sử dụng ngôn từ hướng tới
Bài tập chuyển hóa ngôn từ chưa tích cực thành ngôn từ tích cực.

Trong chương trình livestream số 27, chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến cũng đã chia sẻ về cách rèn luyện và sử dụng ngôn từ hướng tới trong cuộc sống. Bạn có thể xem lại clip trên kênh Youtube của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

Và trong chương trình trị liệu nhóm số 22 tuần này, chuyên gia Bùi Thị Hải Yến sẽ chia sẻ đến các bạn chủ đề “NHC ĐỒNG HÀNH VỚI BẠN như thế nào?”. Mời quý vị và các bạn đăng ký và tham gia chương trình trị liệu nhóm được tổ chức vào sáng thứ 7, ngày 6/11/2011.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *