Tổng kết Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 20: Giao tiếp để hoà hợp mối quan hệ 

Đến với buổi Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 20, ngày 03/12/2022, với chủ đề “Giao tiếp để hoà hợp mối quan hệ” được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Chu Thị Thảo – NHC Việt Nam, khách hàng đã hiểu hơn về gốc rễ của mâu thuẫn trong các mối quan hệ, bí quyết giao tiếp hiệu quả, hạn chế bất hòa.

1. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong các mối quan hệ

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Tại sao vợ chồng hay xảy ra bất hòa? Tại sao giữa cha mẹ và con cái lại thường có khoảng cách và khó chia sẻ? Tại sao có những người dễ dàng hoà hợp nhưng lại có những người xảy ra bất đồng với đồng nghiệp, những người xung quanh?

Nếu thiếu đi sự tôn trọng đó là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng, thậm chí là làm tổn thương nhau.
Nếu thiếu đi sự tôn trọng đó là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng, thậm chí là làm tổn thương nhau.

Nguyên nhân chính là những mối quan hệ này xuất hiện mâu thuẫn không thể dung hoà được. Vậy điều gì khiến chúng ta nảy sinh các mâu thuẫn trong các mối quan hệ? Nguyên nhân gốc rễ của những bất hòa trong các mối quan hệ là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo:

Mọi mối quan hệ trong cuộc sống này đều khởi đầu bằng sự tôn trọng qua cách lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Nếu thiếu đi sự tôn trọng đó là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng, thậm chí là làm tổn thương nhau.

Chúng ta sẽ có ý nghĩ và cảm xúc khi giao tiếp với bất kì ai sẽ  dẫn tới những hành vi trong giao tiếp với người khác. Tình yêu thương thể hiện với đối phương có thể không đúng như mong muốn của người khác là tình yêu thương chưa đúng cách và hãy chú ý, những suy nghĩ của bạn cuối cùng sẽ tác động lên mọi người đối xử với bạn như thế nào.

2. Ba bộ lọc trong giao tiếp

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo, có 3 bộ lọc thông tin trong giao tiếp, cụ thể như sau:

  • 1. Xóa bỏ: Trước hết tiềm thức của bạn sẽ xóa bỏ hầu hết các thông tin mà nó nhận được. Đó là lý do vì sao bạn không nhớ được tất cả các thông tin về những thứ bạn đang ngửi, nghe và cảm thấy khi bạn đang đọc những dòng này. Lấy ví dụ, bạn có nhận thức xem hai tay và chân của mình đang có cảm giác gì không? Có lẽ ngay bây giờ thì có, thế nhưng một vài giây trước thì sao?
  • 2. Bóp méo: Ví dụ, trong khi đi du lịch, bạn nhìn thấy một ngôi nhà xinh đẹp làm bạn nhớ tới một bức tranh vẽ một lâu đài bằng bánh gừng. Thế nhưng, bạn không thể nhớ được chính xác màu sắc và các chi tiết của lâu đài, chỉ là cảm giác về một lâu đài trong truyện cổ tích.
  • 3. Khái quát hoá: Tiềm thức sẽ tiến hành sắp xếp thông tin thành các mảng. Giả dụ bạn nhìn thấy ai đang ngồi trên một thứ gì đó trông tương đối giống với một đồ vật khác mà bạn hay gọi là ghế. “Này,” tiềm thức của bạn lên tiếng, “Thứ đó hữu ích đấy. Ta cũng sẽ gọi tên nó là ghế.” (Thậm chí khi đồ vật đó thực chất là một thứ khác).
Não người có 3 bộ lọc thông tin trong giao tiếp hàng ngày
Não người có 3 bộ lọc thông tin trong giao tiếp hàng ngày

Chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo cho biết thêm:

Ở mỗi người, 3 bộ lọc này hoạt động không giống nhau và kết quả thu được cũng có sự khác biệt. Điều này phụ thuộc vào tính cách, môi trường sống, gia đình, văn hoá,… Vì vậy, cùng là một thông tin nhưng mỗi người sẽ hiểu theo một cách khác nhau.

Các nhà khoa học cho rằng, tiềm thức của bạn luôn luôn làm việc rất căng thẳng, 3 bộ lọc nếu gặp ảnh hưởng sẽ dẫn tới việc hình thành nên quan điểm về thế giới mà không hẳn lúc nào cũng có lợi cho bạn. Lúc này, trước hết hãy để ý tới những điều bạn đã tin, sau đó chủ động tiếp thu những niềm tin sẽ mang đến cho bạn sức mạnh để thành công.

3. Giải pháp giao tiếp để hòa hợp mối quan hệ

Chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo chia sẻ:

Bí mật về nước sẽ là một ví dụ cho sức mạnh của ngôn từ và thái độ khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống. Những gì chúng ta đối với nước và nước phản chiếu lại trong việc hình thành tinh thể (hoặc không hình thành tinh thể với những tác động tiêu cực) cho ta thấy rõ ràng nhất về việc chúng ta cần phải cân bằng được cảm xúc của bản thân mình khi giao tiếp với người khác và giao tiếp với chính bản thân mình như thế nào.

Dưới đây là một số giải pháp cơ bản nhất bạn có thể tham khảo:

  • Chấp nhận rằng quan điểm của người khác cũng chủ quan và có giá trị như của bạn.
  • Nhìn sâu vào trong chính bản thân mình và tìm hiểu xem bạn chọn tập trung để ý tới điều gì.

Bí quyết giúp bạn trở nên tinh ý trong tất cả mọi vấn đề:

  • Để ý xem điều gì đang xảy ra với những người xung quanh. Hãy học cách quan tâm tới những thay đổi trong hành vi, ngôn ngữ cơ thể của họ và cách họ giao tiếp.
  • Để tâm tới hành vi và cách giao tiếp của bản thân. Quan sát xem bạn đáp lại các sự kiện và hoàn cảnh khác nhau như thế nào. Điều gì tạo ra những ứng xử khác biệt trong bạn.

Giác quan mọi người hay sử dụng thường được thể hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ mà họ chọn. Khi bạn sử dụng từ ngữ phù hợp với đối phương, họ sẽ hiểu bạn dễ dàng hơn. Ví dụ:

  • Ngôn ngữ thị giác
  • Ngôn ngữ thính giác
  • Ngôn ngữ xúc giác

Khi tìm ra được giác quan nào bạn và mọi người xung quanh thích sử dụng hơn, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn về những tấm bản đồ khác nhau về thế giới, những kiểu học tập khác nhau và cách thức để giao tiếp linh hoạt hơn.

Và cũng theo chuyên gia Chu Thị Thảo:

Mọi thứ luôn khởi đầu bằng sự tôn trọng. Trong giao tiếp, dù cặp đôi thể hiện sự cởi mở, điềm đạm, kỷ luật hay thô bạo, nóng tính, to tiếng,… thì điều quan trọng nhất là cả hai phải luôn có được sự tôn trọng dành cho người đối diện. Nếu có xung đột, mâu thuẫn, sự giao tiếp đúng cách lúc này trở nên vô cùng quan trọng, vì sau bất cứ cuộc xung đột nào cảm xúc của một trong hai người chắc chắn sẽ bị tổn thương.

Lúc này, tuyệt đối không nên hạ thấp giá trị, bản chất con người của đối tác, sử dụng những hình thức bôi nhọ, nhắc lại những lỗi lầm, nỗi đau,… trong quá khứ để hạ thấp đối phương, nâng cao giá trị và bảo vệ quan điểm bản thân. Tất cả khiến cho buổi trao đổi trở thành nơi để miệt thị, sỉ nhục nhau hơn là để bàn về mâu thuẫn cần giải quyết.

Vì vậy, tôn trọng đối phương đôi khi đơn giản chỉ là đối xử với họ như cách bạn muốn được đối xử. Vì thế trong giao tiếp, hãy tin tưởng rằng họ cũng như bạn, đang cố gắng giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất với điều kiện, mục tiêu, động lực mà họ có.

Giao tiếp hiệu quả là nền tảng để xây dựng niềm tin, tạo kết nối và vượt qua những trở ngại. Dưới đây là 5 kỹ năng giao tiếp quan trọng sau sẽ giúp bạn hoàn thành vai trò quản lý của mình hoặc đơn giản là giúp bạn thành công trong cuộc sống:

  • Thực sự lắng nghe
  • Nghe được những gì không nói ra
  • Nói ra một cách rõ ràng, đơn giản và hăng say
  • Cho và nhận phản hồi với sự khiêm tốn
  • Chọn phương tiện giao tiếp phù hợp

Chia sẻ với buổi trị liệu nhóm, khách hàng trải nghiệm đã có một số cảm nghĩ:

“Tuy không nhiều như những lần em tham gia hỗ trợ khác, nhưng những chia sẻ của khách hàng mang lại những giá trị cao tác động tới những khách hàng khác, qua chính bài học của họ và sự thay đổi của khách hàng sau quá trình trị liệu.” 

“Cảm ơn Coach Chu Thảo vì những chia sẻ thú vị, mình sẽ cố gắng thay đổi bản thân từng ngày và áp dụng trong cuộc sống.”

Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 20 đã giúp khách hàng có thêm kiến thức về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, 3 bộ lọc trong giao tiếp và giải pháp giao tiếp để hoà hợp mối quan hệ. Hy vọng qua những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo, bạn sẽ biết cách giao tiếp hiệu quả hơn để duy trì mối quan hệ chất lượng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *