Tổng kết Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 18: Phòng chống bạo lực học đường

Đến với buổi Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 18, ngày 19/11/2022, với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường” được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Nguyễn Đức Chính, khách hàng đã hiểu hơn về mối quan hệ trong môi trường giáo dục, kỹ năng giao tiếp và ứng xử khi bị bạo lực học đường, kỹ năng ứng phó cho phụ huynh khi con là nạn nhân hoặc là nguyên nhân gây ra bạo lực học đường. 

1. Thực trạng về bạo lực học đường 

Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt Nam đang là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm.

Đáng chú ý, những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng. Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Đức Chính:

Đó có thể là do mâu thuẫn giữa các bạn nữ với nhau dẫn đến đánh nhau, mâu thuẫn giữa các bạn nam với nữ, mâu thuẫn giữa thầy trò và học sinh, hoạt đưa lên mạng nói xấu nhau,… Hay chỉ đơn giản học trò làm không được bài thầy cô ra hình phạt nặng quá cũng dẫn đến học trò mâu thuẫn với thầy cô và có bạn sẵn sàng đánh cả thầy cô,…

Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp cố định mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp. Thực trạng này diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học, đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vấn nạn này đã làm tốn không ít giấy mực của các chuyên gia, lãnh đạo hay cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục. 

Bạo lực học đường là vấn nạn đang có xu hướng lan rộng
Bạo lực học đường là vấn nạn đang có xu hướng lan rộng

Theo một số thông tin chính thức của Bộ giáo dục và đào tạo, trung bình chỉ trong khoảng thời gian một năm học xuất hiện khoảng 1.600 vụ bạo lực học đường trong phạm vi trong và ở ngoài nhà trường. Theo thống kê này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, cứ khoảng 5.200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhaukhoảng 11.000 học sinh lại có 1 em phải nghỉ học vì đánh nhau.

Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau tác động đến thể chất mà còn nhiều hành vi tấn công về mặt tinh thần như hăm dọa, chửi rủa,…. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này.

2. Một số nguyên nhân của bạo lực học đường 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bạo lực học đường
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bạo lực học đường

Cụ thể:

Từ phía học sinh:

  • Sự biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý khiến tính tình thay đổi, dễ nổi nóng và cáu giận. 
  • Học sinh chia bè kéo phái trong lớp khiến tình cảm rạn nứt. 
  • Chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh.
  • Vấn đề giáo dục không được chú trọng dẫn đến tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường. 

Từ phía gia đình:

  • Các bậc phụ huynh thường nặng lời quát tháo, thậm chí là đánh đập trẻ khiến trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý.
  • Cha mẹ ít quan tâm, đồng hành nên trẻ thiếu thốn tình cảm dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách tích cực cho bản thân
  • Bạo hành trong gia đình ngay trước mặt trẻ nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ, tác động tiêu cực đến nhân cách. 

Từ phía nhà trường:

  • Chương trình đào tạo không hợp lý không phát huy được các điều kiện cần đáp ứng của một tổ chức giáo dục con người.
  • Chưa có nhiều sự kết hợp với giáo dục pháp luật, các chương trình thực tế đưa trẻ tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội. 
  • Giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo bị ảnh hưởng.

Từ phía xã hội:

  • Sự xuất hiện của các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..),…

Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Đức Chính, nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường vẫn là do việc các bạn học sinh, thầy cô sử dụng ngôn từ của mình chưa đúng, chưa phù hợp dẫn đến mâu thuẫn xảy ra, cả hai bên không kiểm soát được tâm trí và hành vi của mình dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. 

3. Phòng chống bạo lực học đường 

Như vậy có thể thấy rằng, bạo lực học đường là một vấn nạn xấu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục của thế hệ tương lai. Việc hiểu nhầm, giao tiếp chưa đúng mực, không kiểm soát được hành vi ở trường lớp gây mâu thuẫn giữa các học sinh với nhau hoặc giữa học sinh với thầy cô có thể dễ dàng dẫn đến bạo lực học đường.

Vậy đâu là ranh giới cho sự bùng nổ và giải pháp nào để giải quyết các vấn đề này? Vấn đề cấp thiết là chúng ta cần nhận thức được bản chất của vấn đề và tìm hiểu những kỹ năng ứng phó với nạn bạo lực học đường để giúp con em mình có một môi trường giáo dục tốt nhất. 

Để phòng chống bạo lực học đường, chúng ta cần xây dựng được môi trường văn minh, lịch sự
Để phòng chống bạo lực học đường, chúng ta cần xây dựng được môi trường văn minh, lịch sự

Đầu tiên, chúng ta cần phải thay đổi cách giao tiếp, thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành động, thay đổi cảm xúc của thầy cô với học trò và học trò với nhau,… Đây là điều đặc biệt quan trọng giúp tạo bầu không khí hoà thuận, vui vẻ, nhẹ nhàng hơn. Chỉ có như vậy mới mang đến môi trường học đường văn minh, lịch sự.

Trong môi trường gia đình, cha mẹ cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh. Nhà trường và xã hội cũng cần chúng tay quản lý học sinh, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ vấn đề để dung hòa các mối quan hệ giữa học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên. 

Chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Đức Chính cũng chia sẻ:

Đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân mà hãy đặt mình vào vị trí của đối phương. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấu cảm, yêu thương mọi người xung quanh, có một cuộc sống viên mãn, an yên. Bạn cũng đừng quá hy vọng người khác thay đổi, hãy thay đổi chính suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình trước, cũng đừng quên xây dựng kỹ năng mềm để ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.

Chia sẻ với buổi trị liệu nhóm, khách hàng trải nghiệm đã có một số cảm nghĩ:

“Là một người làm trong ngành giáo dục, tôi nhận thấy con em mình hiện nay có vô vàn áp lực. Vì vậy, tôi chỉ hy vọng các bậc phụ huynh hãy thấu hiểu con nhiều hơn, yêu thương, đồng hành cùng con thay vì tạo thêm áp lực.”

Những vấn đề mà chuyên gia Đức Chính nêu vô cùng thiết thực và việc thay đổi cách suy nghĩ, cách đối xử với nhau hàng ngày cũng vô cùng quan trọng. Tôi sẽ tham khảo để cùng hỗ trợ và đồng hành cùng con.

Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 18 đã giúp khách hàng có thêm kiến thức về mối quan hệ trong môi trường giáo dục, kỹ năng giao tiếp và ứng xử khi bị bạo lực học đường, kỹ năng ứng phó cho phụ huynh khi con là nạn nhân hoặc là nguyên nhân gây ra bạo lực học đường. Hy vọng qua những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Đức Chính, bạn sẽ biết cách nắm bắt những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống bạo lực học đường. 

Có thể bạn quan tâm:

Thông báo trị liệu nhóm trực tiếp TP Hồ Chí Minh số 17: 5 tiêu chí để một người phụ nữ trở nên cuốn hút

Thông báo Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 19: Hướng dẫn sử dụng cơ thể và tâm trí

Tìm lại hạnh phúc trong hôn nhân qua trị liệu tâm lý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *