Tìm hiểu Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu: Những biểu hiện cần chú ý

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu vừa có sự vui vẻ, háo hức, hạnh phúc xen lẫn một chút căng thẳng. Ngoài ra bà bầu còn có cảm giác mệt mỏi, uể oải do lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ. Sự thay đổi nội tiết tố được cho là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của bà bầu trong những tháng đầu thai kỳ.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu diễn biến như thế nào?

Mang thai là thiên chức thiêng liêng chỉ có người phụ nữ mới có thể thực hiện. Cảm giác đang mang một sinh linh nhỏ bé trong người rất đặc biệt, cho dù mang thai bao nhiêu lần bạn cũng có những cảm xúc kỳ lạ này. Dù đã là một cô nàng hiền lành hay cá tính, hướng ngoại hay nội tâm, hiện đại hay truyền thống thì khi nhận ra mình mang thai đều sẽ có những thay đổi rõ rệt về tất cả mọi thứ xung quanh, đặc biệt là về mặt tâm lý.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu
Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường có sự thay đổi rõ rệt so với thường ngày, vừa hạnh phúc vừa xen lẫn những nỗi lo

Hành trình mang thai và sinh nở thường kéo dài trong 9 tháng 10 ngày, trong đó mỗi giai đoạn cảm xúc lại khác nhau. Tâm lý của phụ nữ mang thai cũng thay đổi tùy theo tính cách của từng người, tuy nhiên hầu hết không ai tránh khỏi sự lo lắng, căng thẳng và nhạy cảm hơn hẳn. Đặc biệt dưới sự tác động của nội tiết tố và các hormone bị thay đổi, tâm trạng và tính cách mẹ bầu thường khá hẳn với thường ngày.  Vậy tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường diễn ra như thế nào?

Hạnh phúc, vui mừng

Bất cứ người phụ nữ nào cũng đều hạnh phúc khi nhận được thông báo mình chính thức trở thành một người mẹ, dù đó là lần mang thai đầu hay những lần sau thì ai cũng sẽ cảm cảm xúc vui mừng khi sắp được chào đón một sinh linh chào đời. Đặc biệt nếu đó là những người đã lập gia đình hay việc mang thai nằm ngoài kế hoạch của cả hai thì người mẹ vẫn luôn cảm thấy đặc biệt vì bản thân được chuyển sang một vai trò mới.

Tất nhiên vẫn có một vài trường hợp mang thai do sự cố, mang thai ngoài ý muốn hay bản thân họ không trông chờ đứa con này thì sẽ có cảm xúc hoang mang, căng thẳng nhưng trong một giây phút nào đó, chắc chắn họ cảm thấy thiêng liêng khi nhận ra mình đã là mẹ. Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu nếu giữ mãi được sự hạnh phúc, vui vẻ này đến khi sinh sẽ cực kỳ tốt cho thai nhi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều này.

Có những người phụ nữ sau một thời gian đợi con quá lâu ngay khi phát hiện mình đã là mẹ vui mừng đến phát khóc, cảm giác hạnh phúc ngập tràn khiến họ đi khoe với tất cả mọi người. Hay thậm chí có những người trường hợp người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, bị đối phương chối bỏ nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc, hướng tất cả tình yêu và cuộc sống của mình vào sinh linh bé nhỏ này.

Lo âu, suy nghĩ nhiều

Từ trạng thái hân hoan, vui vẻ, bà bầu cũng nhanh chóng chuyển sang trạng thái lo âu, hoang mang. Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu sẽ rất lo lắng, đặc biệt nếu là lần đầu mang thai hoặc mang thai khi còn quá trẻ. Bởi chưa có kinh nghiệm nên họ luôn băn khoăn, lo lắng vì không biết làm thế nào mới là tốt nhất cho em bé, làm như thế nào con mới khỏe và phát triển tốt nhất.

Rõ ràng sự hoang mang, suy nghĩ nhiều là điều khó tránh khỏi bởi việc bé có khỏe không, phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn 3 tháng đầu. Hơn hết khi đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé, mẹ luôn lo lắng về việc những hành vi của mình có thể làm ảnh hưởng xấu đến con nên mới không biết làm gì, cả ngày phải sống trong căng thẳng, suy nghĩ về điều này.

Một số vấn đề điển hình mà tâm lý mẹ bầu thường lo lắng như

  • Lo không biết món ăn có ăn được không, ăn món kia liệu có thực sự tốt cho con
  • Lo lắng việc mình bị ốm nghén có thể khiến con không được cung cấp đủ dưỡng chất
  • Lo rằng chế độ ăn uống hiện tại không phù hợp với con
  • Lo xa rằng không biết sinh con như thế nào, thậm chí suy nghĩ cả đến việc sau này sẽ cho con học trường gì, ngành gì, tương lai con sẽ giống bố hay mẹ
  • Sợ sinh non hoặc các vấn đề khác khi sinh
  • Sợ sẽ không thể sinh thường mà phải sinh mổ, sợ đau đớn khi sinh
  • Lo rằng không biết dạy con như thế nào, lo rằng sau này con sẽ hư, lo rằng sau này con sẽ không nghe lời cha mẹ sẽ không biết phải làm thế nào.

Nỗi căng thẳng lo âu trong tâm lý bà bầu 3 tháng đầu không chỉ dàn trải ở hiện tại, tương lai gần mà còn kéo dài đến cả tương lai xa xôi, thậm chí nghĩ được cả đến lộ trình trưởng thành của con. Điều này khiến bà bầu stress nếu không sớm thoát ra khỏi những nỗi lo âu quá mức này.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu – cẩn thận và đa nghi hơn bình thường

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu cảm thấy lo lắng, chú tâm và đa nghi hơn về mọi thứ cũng là điều hiển nhiên bởi sức khỏe, tinh thần hay mọi hành vi của mẹ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Từ việc ăn uống, sinh hoạt, đi lại hằng ngày nếu không cẩn thận thì đều có thể khiến em bé mệt hay chậm phát triển. Phụ nữ khi mang thai thường có xu hướng cẩn thận hơn hẳn, làm điều gì cũng đắn đo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho em bé của mình.

Một số đặc điểm về tâm lý cẩn thận, đa nghi ở bà bầu 3 tháng đầu thường được biểu hiện như

  • Đi đứng chậm rãi, thậm chí nhiều người không dám tự chạy xe vì sợ những nguy hiểm khi tham gia giao thông
  • Không ngừng lên mạng hay đọc sách vở, hỏi những người xung quanh về các chế độ ăn uống, sinh hoạt thế nào để tốt nhất cho con
  • Kiểm tra kỹ quá mức các loại thực phẩm, các món ăn nạp vào để đảm bảo phù hợp và tốt cho em bé. Một số thậm chí còn không ăn các đồ ăn ngoài, chỉ sử dụng các thực phẩm có team mác, đến từ nhà cung cấp uy tín
  • Gắt gao hơn trong chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày
  • Luôn kiểm tra các loại mỹ phẩm hay các thực phẩm, đồ vật khác có phù hợp với bà bầu hay không
  • Khó tính hơn bình thường, luôn kiểm tra kỹ lưỡng mọi thứ, đặc biệt với các loại thức ăn, thức uống nạp vào cơ thể vì luôn lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt tới con, thậm chí còn còn khó tính hơn cả với những người xung quanh.
Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu luôn cực kỳ cẩn trọng và đa nghi khi lựa chọn các thực phẩm nạp vào để luôn đảm bảo an toàn cho con

Bà bầu trong 3 tháng đầu dễ rơi vào căng thẳng

Trạng thái căng thẳng thường được hình thành chính từ sự thay đổi hormone và nội tiết tố của cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng của  estrogen và progesterone sẽ làm gia tăng serotonin khiến tâm trạng dễ rơi vào tồi tệ và căng thẳng hơn. Cùng với những lo lắng không ngơi khiến mẹ mỗi ngày lại căng thẳng hơn, điều này cũng góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần của phụ nữ khi mang thai.

Tâm trạng căng thẳng thường được biểu hiện rõ nhất ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu ( do lúc này mới bắt đầu giai đoạn mang thai) và 3 tháng cuối ( do lúc này cơ thể đã nặng nề hơn và sắp sinh). Trong trạng thái này, mẹ bầu có thể cảm thấy bất lực, vô dụng, dễ bị kích động hơn, dễ khóc, ngủ kém, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến bà bầu rơi vào mệt mỏi và tiêu cực hơn trong giai đoạn mới phát hiện mang thai rất nhiều.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu – mệt mỏi và uể oải

Sự thay đổi hormone cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu thường cảm thấy tâm trạng uể oải, mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Trạng thái nghén cũng thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên nên càng làm tăng cảm giác mệt mỏi, nhất là ở những người nghén nặng. Ở 3 tháng đầu dù thai nhi chưa phát triển lớn nên mẹ chưa cảm thấy cơ thể nặng nề như những tháng sau nhưng việc đột ngột thay đổi nội tiết tố cũng hình thành trong cơ thể mẹ những cảm giác rất lạ.

Nhiều người luôn có cảm giác buồn ngủ (hay còn gọi là nghén ngủ), thậm chí có thể ngủ suốt cả ngày. Việc phải đi làm khiến tinh thần mẹ luôn căng thẳng, mệt mỏi, lơ đãng, làm việc gì cũng không hiệu quả. Một số người nghén quá nặng đến mức không ăn được gì, ăn gì cũng thấy không ngon hoặc ăn gì cũng nôn khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng nên cũng mệt mỏi hơn bình thường và chỉ muốn nằm một chỗ mà không muốn làm gì khác.

Bà bầu 3 tháng đầu nhạy cảm và dễ cáu gắt

Một trong những tâm lý bà bầu 3 tháng đầu có thể thấy rõ ràng chính là họ dường như trở nên nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt hơn cho dù đó là một vấn đề cực kỳ bình thường. Nguyên nhân gây ra trạng thái này cũng chính do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến tâm sinh lý thay đổi một cách phức tạp. Nhiều người chồng vì không hiểu được điều này nên luôn thấy khó chịu khi vợ nhạy cảm quá mức và dẫn tới nhiều xung đột khi mang thai.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu
Sự thay đổi nội tiết tố khiến mẹ bầu dễ giận hờn vô cớ và cáu gắt hơn cả

Mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu và cáu gắt với tất cả mọi thứ xung quanh, không thể biết chính xác điều gì khiến bà bầu cáu kỉnh. Đôi khi việc quả trứng có lòng đỏ cũng có thể khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu vì chẳng ai lý giải được vì sao. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con thì mẹ bầu không chỉ khó tính với bản thân mà còn khó tính với tẩ cả mọi người xung quanh.

Mặt khác cũng vì tâm lý bà bầu 3 tháng đầu cực kỳ nhạy cảm nên họ cũng rất dễ khóc. Chẳng hạn nếu có ai đó vô tình nói về việc bà bầu trông xồ xề hơn, nhiều mụn hơn từ khi mang thai sẽ khiến họ cảm thấy cực kỳ tổn thương. Ngay cả việc xem hình một em bé hay nghĩ về việc con ra đời, con lớn khôn sẽ không được ôm ấp con nữa cũng làm cho các bà bầu cảm thấy tủi thân và bật khóc.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu và những biểu hiện cần quan tâm đặc biệt

Như đã nói, tính cách mỗi người khác nhau, tinh thần mỗi khác nhau đồng thời những ảnh hưởng từ hormone và nội tiết tố trên từng người cũng sẽ khác nhau, không ai là giống ai. Tuy nhiên hầu hết tâm lý bà bầu 3 tháng đầu đều trải qua các giai đoạn cảm xúc như trên nhưng mức độ thế nào còn phụ thuộc vào tính cách và hoàn cảnh của mỗi người. Có người có tính cách vui vẻ, gia đình hạnh phúc thì trải qua 9 tháng 10 ngày tinh thần họ vẫn tích cực; có người tâm lý yếu lại thường xuyên xung đột với chồng khiến dù mới chỉ mang thai 3 tháng tinh thần luôn cực kỳ căng thẳng.

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu
Những căng thẳng tâm lý trong thời gian dài nếu không được giải tỏa sẽ làm bà bầu dễ rơi vào trầm cảm

Tuy nhiên, tâm lý căng thẳng, stress trong thời gian dài ở bà bầu khi không cải thiện chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vấn đề tâm lý nghiêm trong như trầm cảm khi mang thai hay rối loạn lo âu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên cần có biện pháp kiểm soát ngay từ đầu.

Nếu thấy tâm lý bà bầu 3 tháng đầu có các dấu hiệu bất ổn sau thì tuyệt đối không được chủ quan

  • Tính khí thay đổi thất thường, có thể trở nên kích động, tức giận đột ngột không thể kiểm soát được
  • Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên không ngủ được do suy nghĩ quá nhiều
  • Dễ khóc và khóc quá nhiều, có thể khóc bất cứ lúc nào mà không rõ lý do
  • Cảm thấy tuyệt vọng, cảm thấy bản thân vô dụng, tự trách cứ bản thân vô cớ
  • Cảm xúc tiêu cực quá mức, luôn cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng
  • Có xu hướng tách biệt bản thân với xung quanh, không muốn nói chuyện hay giao tiếp với ai.
  • Ăn uống không ngon, không muốn ăn hoặc ăn nhiều quá mức
  • Chậm chạp, uể oải, cảm thấy như không có sức sống
  • Không còn cảm thấy hứng thú với điều gì, cảm thấy chán nản với mọi thứ

Bên cạnh việc thay đổi nội tiết tố và các hormone thì sự thiếu quan tâm của chồng, những xung đột trong gia đình, vấn đề tài chính, bị những người xung quanh đánh giá hay soi mói cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người suy sụp về mặt tinh thần. Các vấn đề tâm lý chính là nguyên nhân gây sinh non, sảy thai, trẻ nhẹ cân, chậm lớn đồng thời cũng tăng nguy trẻ mắc các hội chứng chậm phát triển khác, đặc biệt nếu diễn ra trong những năm tháng đầu mang thai.

Làm thế nào để cân bằng tâm lý bà bầu 3 tháng đầu?

Tinh thần tích cực, lạc quan luôn đem đến rất nhiều lợi ích cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng bà bầu, tuy nhiên với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai thì điều này cần được chú trọng hơn cả. Các nghiên cứu cũng chứng minh tâm lý bà bầu 3 tháng đầu tích cực có thể giúp cả mẹ và con đều khỏe, thai nhi phát triển tốt, hạn chế tình trạng ốm nghén, mệt mỏi trong suốt cả thai kỳ.

cân bằng tâm lý bà bầu 3 tháng đầu
Sự yêu thương, kiên nhẫn của người chồng chính là điểm tựa vững chắc nhất cho tinh thần bà bầu lúc này

Tuy nhiên dưới sự tác động mạnh mẽ của hormone và nội tiết tố thì điều này không hề dễ dàng, đặc biệt với những người vốn đã nhạy cảm hay tiêu cực. Sự quan tâm từ người chồng, gia đình cùng một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho tinh thần bà bầu trong các giai đoạn nhạy cảm khi mang thai. Một số biện pháp có thể giúp ích cho bà bầu trong giai đoạn này như

  • Dành thời gian trò chuyện, lắng nghe những cảm xúc của bà bầu hằng ngày. Đặc biệt người chồng đóng vai trò quan trọng trong quá tình này, chính sự sẻ chia, kiên nhẫn, luôn quan tâm đến cảm xúc của người chồng sẽ giúp vợ luôn cảm thấy an toàn, thoải mái khi mang thai. Chỉ cần người chồng chấp nhận đi khắp nơi tìm món vợ bầu đang thèm ăn cũng đủ khiến cô ấy vui vẻ suốt cả ngày.
  • Chăm sóc bà bầu bằng những việc đơn giản như xoa bóp chân tay, đấm lưng, chuẩn bị nước ấm ngâm chân cũng giúp tâm lý bà bầu 3 tháng đầu dễ chịu hơn hơn.
  • Tuyệt đối không nên xảy ra các tranh cãi quá mức với phụ nữ mang thai.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất cân bằng cho bà bầu mỗi ngày. Với bà bầu bị ốm nghén nặng không ăn uống nhiều được hãy thử chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên các thực phẩm thanh đạm dễ ăn, tránh xa các nhóm thực phẩm nặng mùi hoặc bổ sung dưỡng chất thông qua sữa và các loại viên uống bổ sung để đảm bảo cả mẹ và bé đều đủ chất.
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, ngoài ra thiền và yoga cũng cực kỳ tốt cho thể chất và tâm lý bà bầu 3 tháng đầu, đồng thời có thể giúp bà bầu sinh nở dễ dàng hơn.
  • Duy trì giấc ngủ ổn định, nếu buồn ngủ hãy đi ngủ ngay nhưng không nên ngủ quá nhiều, vẫn cần dành thời gian cho các hoạt động cá nhân thường ngày khác. Với những người khó ngủ tuyệt đối không được dùng các loại thuốc an thần mà có thể tham khảo thử các loại trà thảo mộc, liệu pháp mùi hương, tắm với nước ấm, thay đổi không gian ngủ..
  • Chia sẻ những cảm xúc lo lắng, căng thẳng của mình với chồng hoặc với những người có kinh nghiệm như mẹ, cô dì để tìm được lời khuyên đúng đắn. Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu và cả những tháng sau vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ, mệt mỏi nên hãy cứ chia sẻ ra để thoải mái hơn, tránh giữ trong lòng quá lâu sẽ tự làm chính mình mệt mỏi.
  • Tham gia các lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc thai nhi hay cả quá trình chăm sóc em bé khi mới chào đời, tránh nỗi lo cho những cặp vợ chồng mới mang thai lần đầu.
  • Duy trì việc khám thai định kỳ để đảm bảo sự phát triển ổn định cho thai nhi trong những giai đoạn thai kỳ sau.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu không phải ai cũng biểu hiện giống ai, nhưng nhìn chung sẽ không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, căng thẳng và nhạy cảm hơn hẳn bình thường. Gia đình cần luôn là bờ vai vững chắc và thấu hiểu hơn với sự mệt mỏi mà người phụ nữ mang thai đang gặp phải, tránh có những lời nói hay hành vi thiếu tế nhị có thể khiến bà bầu tổn thương. Đặc biệt càng về các giai đoạn mang thai sau người chồng cần khéo léo hơn để tinh thần vợ bầu luôn tích cực và lạc quan nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *