Chú Võ Hồng Việt sinh năm 1960 hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Cầu Giấy, Hà Nội. Đến với NHC trong tình trạng mất ngủ trong 2 năm liên tiếp

Mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ, hay quên

Từ lâu, chúng ta đã biết rằng, mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ. Hai vấn đề về giấc ngủ này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, những người cao tuổi đang bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn người bình thường khoảng 30%.

Tại sao mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ?
Tại sao mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ?

Tại sao mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ?

Thiếu ngủ, mất ngủ là hai dạng phổ biến của rối loạn giấc ngủ. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn lo âu, trầm cảm, thói quen sử dụng chất kích thích… chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này.

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường và nặng nề, bao gồm: chán ăn, chóng mặt, cáu gắt, bi quan, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần…

Suy giảm trí nhớ là thuật ngữ mô tả tình trạng suy giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức theo thời gian, bắt nguồn từ sự thoái hóa não bộ.

Khi mắc phải vấn đề này, người bệnh sẽ quên đi những chuyện vừa xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, suy giảm kỹ năng giao tiếp xã hội cùng khả năng nhận thức cũng như gặp phải hàng loạt vấn đề bất cập trong cuộc sống hàng ngày.

Bệnh Alzheimer là tác nhân hàng đầu dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ. Theo thống kê, khoảng 60% bệnh nhân suy giảm trí nhớ đều chịu ảnh hưởng từ bệnh lý này. Bên cạnh đó, bệnh mất trí nhớ thể Lewy, bệnh Parkinson, chứng sa sút trí tuệ não mạch… cũng có thể gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ.

Cả mất ngủ, thiếu ngủ và suy giảm trí nhớ đều có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe tổng thể, đời sống tinh thần và chất lượng mối quan hệ xã hội của bệnh nhân. Tồi tệ hơn, hai tình trạng này tồn tại mối liên hệ mật thiết với nhau.

Đa số người bệnh suy giảm trí nhớ đều mắc phải một dạng rối loạn giấc ngủ nào đó (chủ yếu là thiếu ngủ, mất ngủ) và ngược lại.

Khi chúng ta ngủ, cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi. Lúc này, bộ não sẽ xử lý toàn bộ thông tin của ngày hôm đó để tạo nên kỷ niệm. Bên cạnh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, những người thường xuyên mất ngủ, thiếu ngủ còn bị suy giảm khả năng nhận thức, học hỏi, lưu trữ kỷ niệm và những thông tin mới.

Một nghiên cứu của trường Đại học California – Berkeley (Hoa Kỳ) cho biết, chất lượng giấc ngủ thấp có thể gây sa sút trí tuệ và mất trí nhớ. Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên khám phá mối quan hệ mật thiết giữa mất ngủ, thiếu ngủ và suy giảm trí nhớ.

Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khi chúng ta ngủ, có một loại sóng não quan trọng trong quá trình hình thành và lưu trữ ký ức đã được tạo ra. Loại sóng não này chuyển ký ức từ vùng hồi hải mã tới phần vỏ não trước trán (khu vực lưu trữ ký ức dài hạn).

Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ ở người trưởng thành khiến ký ức bị mắc kẹt ở hồi hải mã và không thể đến được với phần vỏ não trước trán. Điều này khiến bệnh nhân bắt đầu hay quên và khó ghi nhớ mọi thứ.

Giấc ngủ chất lượng giúp những người trẻ tuổi lưu giữ đầy đủ sự kiện và thông tin mới. Trong khi đó, khi chúng ta già đi, trạng thái mất ngủ, thiếu ngủ sẽ ngăn cản quá trình lưu trữ ký ức diễn ra bên trong não bộ vào ban đêm.

Giáo sư, tiến sĩ Wei Xu (chuyên gia thần kinh học Trung Quốc) nhận định, những vấn đề về giấc ngủ nói chung và rối loạn giấc ngủ nói riêng có thể gây ra tình trạng viêm trong não, thậm chí dẫn đến hiện tượng mất trí nhớ.

Rối loạn giấc ngủ có thể làm những khu vực não bộ quan trọng co rút theo thời gian, cũng như cản trở quá trình trao đổi chất của não. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng:

  • Những người thiếu ngủ, thường xuyên giật mình, ngủ không đủ giấc có nguy cơ tăng 25% rủi ro mất trí nhớ
  • Những người mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc có nguy cơ tăng 27% rủi ro mất trí nhớ
  • Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ tăng 29% rủi ro mất trí nhớ

Phương pháp cải thiện tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ

Ngay khi phát hiện những vấn đề bất thường về giấc ngủ, độc giả cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán cụ thể và điều trị đúng hướng. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị một cách nghiêm túc, bệnh nhân hãy chủ động điều chỉnh lối sống theo những lưu ý dưới đây:

Phương pháp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ liên quan đến thiếu ngủ, mất ngủ
Bạn cần giữ gìn sức khỏe, duy trì tinh thần lạc quan và xây dựng lối sống lành mạnh nhằm chủ động phòng tránh tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Hạn chế uống trà đặc, cà phê, rượu bia, thức uống nhiều năng lượng trước khi ăn tối
  • Tắt hết điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi trước giờ đi ngủ 1 – 2 tiếng đồng hồ
  • Xây dựng lịch ngủ khoa học, hợp lý, phù hợp với đồng hồ sinh học, đảm bảo đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh ngủ nướng kể cả trong ngày nghỉ
  • Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bằng cách dành ra 30 phút – 1 tiếng tắm nắng mỗi ngày
  • Thưởng thức một ly sữa ấm trước khi đi ngủ, ưu tiên dung nạp ngũ cốc, trái cây, rau xanh
  • Không ăn quá no hoặc dùng bữa tối quá muộn
  • Thường xuyên tập luyện thể dục (chỉ nên thực hiện các bài tập nặng vào buổi sáng – trưa, tránh tập luyện vào buổi chiều tối)
  • Thiết kế phòng ngủ ấm cúng, thông thoáng, sạch sẽ với ánh sáng vừa đủ
  • Chọn mua một số loại gối ngủ chuyên dụng
  • Điều chỉnh và tìm kiếm tư thế ngủ thoải mái, phù hợp
  • Ngâm chân, kết hợp massage nhẹ nhàng và tắm nước ấm trước khi đi ngủ
  • Sử dụng liệu pháp mùi hương trong phòng ngủ

Tóm lại, mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ. Không chỉ dừng lại ở đó, các dạng rối loạn giấc ngủ khác cũng có thể xuất hiện cùng lúc và kéo giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, duy trì tinh thần lạc quan và xây dựng lối sống lành mạnh nhằm chủ động phòng tránh những vấn đề phiền toái trên.

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *