Chú Võ Hồng Việt sinh năm 1960 hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Cầu Giấy, Hà Nội. Đến với NHC trong tình trạng mất ngủ trong 2 năm liên tiếp

Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn mẹ nên biết

Theo một số nghiên cứu cho rằng, có hơn 60% phụ nữ bị mất ngủ sau sinh, nhất là trong 8 tuần đầu. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả sức khỏe thể chất, nó cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra chứng trầm cảm. Vì vậy, bạn cần có đủ kiến thức để nhận biết, khắc phục cũng như phòng ngừa vấn đề này một cách hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ sau sinh

Ở thời kỳ hậu sản, mất ngủ sau sinh thường được cho là một trong những mối lo hàng đầu. Đây là thời gian sinh lý của người mẹ đang trong quá trình trở về trạng thái ổn định như ban đầu nên việc nghỉ ngơi để phục hồi là vô cùng quan trọng. Vì thế, tình trạng mất ngủ cần được nhận biết sớm để có thể tìm được giải pháp cải thiện phù hợp.

Mất ngủ sau sinh
Nồng độ hormone estrogen và progesteron bị thiếu hụt do giảm sút trầm trọng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ sau sinh.

Giấc ngủ thường có vai trò rất quan trọng với con người bởi đây là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày dài hoạt động. Không những vậy, đối với phụ nữ sau sinh, nó còn giúp điều hoà hệ thống nội tiết quyết định quá trình tiết sữa và đảm bảo chất lượng sữa.

Theo các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh, có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Ảnh hưởng của quá trình thay đổi nội tiết tố

Sau quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có nhiều thay đổi do nồng độ hormone estrogen và progesteron bị thiếu hụt do giảm sút trầm trọng. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 8 tuần đầu và có thể xảy ra ở cả 2 trường hợp sinh mổ và sinh thường.

Thay đổi nội tiết tố cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất ngủ. Nồng độ estrogen giảm đột ngột và cơ thể không kịp thích ứng chính là lý do khiến cho tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ diễn ra thường xuyên. Nếu kéo dài lâu ngày, nó có thể gây ra chứng trầm cảm sau sinh.

  • Thời gian sinh hoạt bị đảo lộn

Hầu như các bà mẹ sau khi sinh thường có giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn hoàn toàn. Bởi lẽ, trong thời này bạn có thể bị thức giấc vào nửa đêm nhiều hơn để cho bé bú, thay tã cho bé hoặc ru bé ngủ,… Đây chính là nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của bạn thường xuyên bị ngắn đoạn khiến cho việc ngủ lại rất khó khăn, thậm chí là mất ngủ.

  • Tâm lý bị rối loạn

Sinh con là vốn là niềm hạnh phúc của tất cả ông bố bà mẹ. Thế nhưng bên cạnh niềm vui đó, người phụ nữ phải chịu những ảnh hưởng lớn về tâm lý, nhất là đối với những ai mới làm mẹ lần đầu tiên. Theo đó, mẹ thường lo lắng sợ trẻ bị đói, thức giấc giữa đêm,… chính những lý do này khiến cho giấc ngủ của người mẹ luôn kéo theo trạng thái bồn chồn và bất an.

Không những vậy, một số phụ nữ sau sinh thường gặp các áp lực từ phía gia đình hoặc do sự thiếu quan tâm của người chồng. Điều này có thể khiến cho nhiều người dễ rơi vào trạng thái tiêu cực về tâm lý, giấc ngủ cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo.

  • Một số tác động từ môi trường bên ngoài

Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Chẳng hạn như thời tiết quá nóng, phòng ngủ quá ngột ngạt hoặc do không gian xung quanh quá ồn ào,…

Đồng thời, những quan niệm ở cữ cổ hủ của người xưa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ cho phụ nữ sau sinh.

Mất ngủ sau sinh thường kèm theo các tình trạng bồn chồn và nhạy cảm với môi trường xung quanh. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm về tâm lý. Tùy thuộc vào các nguyên nhân, tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên bạn cần có biện pháp khắc phục sớm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?

Mất ngủ sau sinh xảy ra khiến cho người mẹ không thể ngủ ngon vào ban đêm mặc dù đã rất mệt mỏi. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thường khiến cho bạn trở nên cáu gắt và rất dễ nóng giận. Đồng thời, đối với những người nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khiến cho quá trình sản sinh hormone giảm sút khiến cho sữa tiết ra ít hơn và không đạt chất lượng.

Mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh xảy ra khiến cho người mẹ không thể ngủ ngon vào ban đêm mặc dù đã rất mệt mỏi.

Trong một số nghiên cứu chuyên khoa cũng cho rằng, phụ nữ sau khi sinh dễ nóng giận có thể sẽ có nguy cơ khiến cho cơ thể giải phóng độc tố. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa được tiết ra. Trẻ tiêu thụ phải lượng sữa này có thể sẽ bị tác động xấu đến sức đề kháng và khả năng tiêu hóa cũng bị suy giảm.

Bên cạnh đó, mất ngủ sau sinh còn có thể là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như rối loạn huyết áp, tiểu đường, rối loạn cân nặng, suy giảm trí nhớ,… Giấc ngủ liên tục bị chi phối trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu mắc phải hội chứng này, ở mức nhẹ, người mẹ có thể chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy chán nản, mệt mỏi và bỏ bê bản thân. Tuy nhiên, nếu nó phát triển ở mức nặng hơn thì có thể sẽ gây ra các hành động khó kiểm soát như chán ghét chính con đẻ của mình, hình thành tâm lý tự ti và tìm mọi cách để giải thoát bản thân.

Cách điều trị mất ngủ sau sinh hiệu quả

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, mất ngủ sau sinh cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi khi tình trạng bệnh mới tái phát, quá trình điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng phát huy được hiệu quả hơn. Thông thường, phụ nữ mắc phải vấn đề này có thể được giải quyết theo 3 cách khác nhau như:

1. Điều trị mất ngủ sau sinh bằng Tây y

Trên thực tế, phương pháp Tây y chữa mất ngủ sau sinh được nhiều người lựa chọn bởi nó có thể phát huy được hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị. Các nhóm thuốc cũng khá đa dạng và phù hợp với nhiều mức độ khác nhau. Theo đó, nhóm thuốc có thể được sử dụng trong điều trị mất ngủ sau sinh bao gồm:

Mất ngủ sau sinh
Dùng thuốc Tây y chữa mất ngủ sau sinh được nhiều người lựa chọn bởi nó có thể phát huy được hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị.
  • Thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh mất ngủ ở mức độ nhẹ: Bromazepam, Rotunda, Phenobarbital, Diazepam, Zolpidem,… đối với trường hợp này, chúng có tác dụng ổn định tinh thần và kích thích bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
  • Thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh mất ngủ do dị ứng: Có thể kể đến như Dimedrol, Promethazin, Clorpheniramin,… những loại thuốc này có tác dụng kháng histamin – nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa khiến cho phụ nữ sau sinh bị mất ngủ.
  • Các loại thuốc an thần: Những loại này thường có tác dụng trong việc điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên hoặc mất ngủ do xuất phát từ trầm cảm, tâm lý lo âu căng thẳng. Lúc này, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như Clomipramine, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine,…

Bạn nên lưu ý rằng, trên thị trường hiện nay có rất đa dạng các loại thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào chuyên biệt điều trị chứng mất ngủ sau sinh. Vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời liều lượng cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn.

Đối với phụ nữ đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, vấn đề này cần được kiểm soát tốt bởi việc sử dụng thuốc Tây y một cách tùy tiện có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và gây những hậu quả không tốt cho trẻ. Bên cạnh đó, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng là vấn đề cần thiết để tránh tình trạng bị lệ thuộc vào thuốc.

2. Chữa mất ngủ sau sinh bằng các mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chữa mất ngủ sau sinh thường áp dụng cho những người có mức độ bệnh nhẹ hoặc mới hình thành những triệu chứng đầu tiên. Những liệu pháp này có thể thực hiện ngay tại nhà với các nguyên liệu thiên nhiên lành tính và khá tiện lợi. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng như sau:

  • Dùng tim sen

Tim sen là một trong những gợi ý tốt nhất để điều trị chứng rối loạn sau sinh một cách hiệu quả. Nó không chỉ được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần mà còn có thể ổn định tinh thần và hỗ trợ giấc ngủ ngon. Bạn chỉ cần đem nguyên liệu phơi khô sau đó đem hãm với nước ấm thành trà rồi dùng hằng ngày ngày.

Cách này có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện được quá trình tuần hoàn máu lên não. Từ đó giúp cho giấc ngủ được ổn định hơn và tinh thần ngày càng thoải mái.

  • Dùng đậu xanh

Theo ghi chép của y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, tính hàng và hoàn toàn không có độc. Chúng có tác dụng thanh nhiệt và làm mát gan, bổ cho dạ dày và tim mạnh. Bên cạnh đó, khả năng điều trị mất ngủ cũng được đánh giá cao, kể cả trường hợp mất ngủ kinh niên.

Mất ngủ sau sinh
Khả năng điều trị mất ngủ sau sinh của đậu xanh cũng được đánh giá cao, kể cả trường hợp mất ngủ kinh niên.

Cách thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cho đường phèn và đậu xanh nấu cùng với nhau cho đến khi đậu mềm là có thể sử dụng. Đồng thời, bạn cũng có thể sáng tạo với những món ăn khác để thay đổi khẩu vị đa dạng hơn.

  • Dùng cùi nhãn

Nhãn cũng là một vị thuốc dân gian có thể điều trị chứng mất ngủ sau sinh một cách hiệu quả. Theo đó, bạn chỉ cần dùng nguyên liệu này sắc lấy nước uống hằng ngày. Sau một thời gian, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện, cùng với đó có thể thuyên giảm cả chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi và hay quên.

  • Dùng gừng

Gừng là một thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền với công dụng điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau. Gừng có vị cay, tính ấm hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong điều trị mất ngủ sau sinh nó phát huy công dụng hiệu quả vì có chứa thành phần cinehowc. Chất này có tác dụng trong việc giải tỏa stress, giúp tinh thần sảng khoái từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.

Phương pháp này có thể tiến hành theo nhiều cách, chẳng hạn như bạn có thể dùng gừng nấu với đường phèn và dùng vào buổi chiều tối. Đồng thời, có thể nấu nước gừng ngâm chân để kinh mạch được thư giãn trước khi ngủ, từ đó giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.

3. Các bài thuốc Đông y khắc phục rối loạn sau sinh hiệu quả

Theo Đông y cho rằng, mất ngủ sau sinh là tình trạng xảy ra do can khí uất, tâm tỳ hư. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục chúng dứt điểm, đồng thời kết hợp với việc nâng cao thể trạng để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài. Theo đó, khi mắc phải vấn đề này, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau đây để nhanh chóng cải thiện bệnh:

Mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh theo Đông y cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục chúng dứt điểm, đồng thời kết hợp với việc nâng cao thể trạng cho người bệnh.

– Bài thuốc 1: Trị mất ngủ sau sinh do tâm tỳ hư (ngủ không yên, hay mộng mị)

  • Chuẩn bị: 12 gram mỗi loại phục linh, phục thần, thạch xương bồ, long vỉ; 8 gram mỗi loại viễn chí, nhân sâm.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.

– Bài thuốc 2: Trị mất ngủ sau sinh do suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: 3 gram các loại đương quy, xuyên khung, điếu đằng câu; 4 gram các loại phục linh, truật; cùng 2 gram sài hồ và 1,5 gram cam thảo.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.

– Bài thuốc 3: Trị mất ngủ sau sinh do tâm hỏa vượng (đau đầu, mất ngủ)

  • Chuẩn bị: 2 gram các loại chích thảo, quy nhân, sinh địa và 4 gram chu sa.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Các vị thuốc đem tán thành bột mịn và vo thành viên nhỏ khoảng 4 – 12 gram. Mỗi ngày bạn sử dụng 1 viên hòa với nước nóng và uống trước khi ngủ (Lưu ý: Bài thuốc có chứa chu sa – thảo dược có độc tính nên bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

– Bài thuốc 4: Trị mất ngủ sau sinh do khó tiêu, dạ dày kém

  • Chuẩn bị: 12 gram các loại phục linh, bán hạ, quất hồng bì, 8 gram các loại chỉ thực, trúc như và 6 gram cam thảo.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch và sắc thành nước sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng đều đặn sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng mất ngủ sau sinh của mình được cải thiện một cách hiệu quả.

Chăm sóc và phòng ngừa mất ngủ sau sinh như thế nào?

Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hầu hết những người gặp phải vấn đề này thường bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể kéo theo sự ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh. Do đó, phòng ngừa mất ngủ sau sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Một số giải pháp được gợi ý sau đây có thể giúp bạn phòng tránh được hiệu quả tình trạng mất ngủ sau sinh:

  • Chia sẻ công việc với người thân

Sau sinh, người mẹ thường gặp áp lực về tâm lý do công việc chăm sóc con, một số còn phải gánh vác cả việc nhà. Điều này khiến cho nhiều người không có thời gian nghỉ ngơi, ổn định tâm lý. Về lâu dài nó sẽ dẫn đến tình trạng áp lực và cáu gắt, tức giận.

Lúc này, bạn nên biết cách san sẻ công việc với những người thân trong gia đình. Viện này không chỉ giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mà còn có thể tâm sự trò chuyện để giải tỏa hết những áp lực và căng thẳng của mình.

  • Nghỉ ngơi khi bé ngủ

Thông thường, trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ ngày rất dài và bé chỉ thức khi đói và cần bú mẹ. Vì thế, vào thời gian bé ngủ, bạn có thể tranh thủ ngủ trưa để bù lại cho khoảng thời gian vào ban đêm, đồng thời cũng giúp cho cơ thể nạp thêm được năng lượng cần thiết.

  • Vận động vào thời gian rảnh để giải tỏa tinh thần

Tập thể dục luôn là một trong những cách chữa bệnh đơn giản, hiệu quả và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu sau quá trình sinh nở bạn cần phải kiêng cử và cần hạn chế vận động thì có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc ngồi thiền.

Mất ngủ sau sinh
Bạn có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc ngồi thiền để hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ sau sinh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ra ngoài với bạn bè, trò chuyện với những người xung quanh. Điều này có tác dụng cải thiện tinh thần rất tốt, những mệt mỏi và căng thẳng cũng được hạn chế một cách hiệu quả. Khi những suy nghĩ tiêu cực không còn thì giấc ngủ của bạn cũng sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

  • Thay đổi thói quen và cải thiện không gian ngủ

Trước khi ngủ, nhiều mẹ bỉm thường có thói quen sử dụng điện thoại, việc dùng các thiết bị điện tử trong thời điểm này có thể khiến cho giấc ngủ dễ bị gián đoạn hoặc khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ. Thay vì vậy, bạn nên đọc sách hoặc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng để giấc ngủ có thể đến nhanh hơn.

Không gian ngủ cũng rất quan trọng, bạn cần đảm bảo xung quanh yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, dịu nhẹ. Đồng thời, nên đảm bảo không khí thoáng mát để chất lượng giấc ngủ được đảm bảo tốt hơn.

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần trong việc cải thiện giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn. Theo đó, bạn cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, các loại vitamin nhóm B, canxi và sắc tự nhiên từ các loại hoa quả và rau củ.

Những hoạt chất này sẽ có tác dụng trong việc tăng cường hoạt động của hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ một cách tốt nhất. Mẹ bỉm nên lưu ý không nên sử dụng cà phê phì chất caffeine có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn trở nên khó ngủ.

  • Các phương pháp phòng tránh khác

Dùng trà thảo dược như trà hoa cúc, trà hoa oải hương, hoa nhài, mật ong,…  cũng có thể giúp bạn an thần, giải tỏa căng thẳng, từ đó giúp bạn ngon giấc hơn. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể thực hiện xông hơi từ 2 – 3 lần trong tuần để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hy vọng những thông tin về chứng mất ngủ sau sinh trên đây đã có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết. Hãy chủ động hơn với sức khỏe của mình bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và đến ngay bác sĩ để có thể được điều trị kịp thời ngay khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên. Đồng thời, bạn đừng quên chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống khoa học cũng là yếu tố rất quan trọng.

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *