Hội chứng Stendhal gây ra nhiều triệu chứng không thể xem nhẹ

Đứng trước cái đẹp vượt ngoài sức tưởng tượng, chúng ta thường dễ bị choáng ngợp, tuy nhiên cảm xúc này cũng nhanh chóng qua đi và chỉ đọng lại một chút trong tâm trí. Thế nhưng có những người lại rơi vào trạng thái “sốc vì cái đẹp” với những triệu chứng kỳ lạ như run rẩy, mất phương hướng, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Đây chính là những biểu hiện của hội chứng Stendhal.

Nguồn gốc của hội chứng Stendhal

Hội chứng Stendhal (Stendhal Syndrome) là một trong những hội chứng tâm lý vô cùng kỳ lạ bởi tình huống, nguyên nhân xuất hiện trạng thái này rất đặc biệt. Đặc trưng của hội chứng này là trạng thái “sốc” ( run rẩy, hoang mang, nghẹt thở, rối loạn trí giác) khi đứng trước cái đẹp, cụy Các bệnh nhân đầu tiên mắc Stendhal Syndrome này được cho là bắt đầu xuất hiện từ 1917, nhưng cũng có thể đã tồn tại từ trước đó những vốn không được ai chú ý và nghi ngờ.

Hội chứng Stendhal
Hội chứng Stendhal được mô tả là một “cú sốc” khi đứng trước những tác phẩm nghệ thuật gốc tại thánh đường Florence

Theo đó, người đầu tiên đặt nền móng cho hội chứng này là nhà văn Stendhal ( tên thật: Henri-Marie Beyle) trong tác phẩm của Naples and Florence: A Journey from Milan to Reggio (tạm dịch: “Naples và Florence: Chuyến đi từ Milan đến Reggio”) vào năm 1917. Trong chuyến du ngoạn của mình, khi đặt chân đến thánh đường Florence ( Italy), ông đột ngột xuất hiện các biểu hiện “sốc” đến mức không thể tiếp tục cuộc hành trình.

Stendhal đã mô tả rằng ông cảm thấy như “cuộc sống cạn kiệt trong tôi, tôi sợ gục ngã”, mất phương hướng, choáng váng, đổ mồ hôi lạnh toàn thân, nhịp tim bất thường và muốn ngất xỉu khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tại đây. Nhà văn Pháp này sau đó đã nhanh chóng phải rời khỏi Florence  và tất nhiên các trạng thái này ngày sau đó.

Dù vậy, những thông tin này sau đó cũng nhanh chóng bị quên lãng, mãi cho đến khi Graziella Magherin – tiến sĩ tâm thần học đang làm việc tại bệnh viện Florence bắt đầu nghiên cứu và trình bày luận điểm của mình. Bà chính là người người đã chứng kiến, đảm nhiệm vai trò chẩn đoán và điều trị cho nhiều du khách cũng có các đặc điểm tương tự. Chính tiến sĩ cũng là người đặt tên chung cho các trạng thái này là hội chứng Stendhal.

Tiến sĩ Dr. Fabio Camilletti – PGS tại Đại học Warwick in Coventry ( Vương quốc Anh) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về hội chứng Stendhal là chuỗi phản ứng cả về tinh thần lẫn thể chất khi đối diện với cái đẹp thẩm mỹ ( không phải là vẻ đẹp tự nhiên), hay ở đây chính là vẻ đẹp từ các tác phẩm nghệ thuật, công trình được sáng tạo bởi bàn tay của con người.

Vào năm 1989, tiến sĩ Graziella Magherin chính thức xuất bản cuốn sách La sindrome di Stendhal (Hội chứng Stendhal ) và lúc này, căn bệnh tâm lý kỳ lạ này mới bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn. Rất nhiều du khách sau đó cũng thừa nhận rằng, họ thực sự cảm thấy run rẩy, nghẹt thở, cảm thấy tội lỗi, mất nhận thức khi đứng trước các tác phẩm nghệ thuật tại  Florence – vùng đất xinh đẹp được mệnh danh là cái nôi của thành phố Phục Hưng.

Một vài người nổi tiếng, chẳng hạn nhà phân tâm học Sigmund Freud cũng được cho là từng bị ảnh hưởng bởi hội chứng Stendhal. Một điều thú vị được các nhà khoa học chỉ ra chính là hội chứng này chỉ xuất hiện trên khách du lịch, hầu hết xảy ra ở thánh đường Florence nước Ý, không xảy ra với những người dân địa phương sinh sống ở đây.

Một khảo sát cũng được thực hiện trên 106 người, trong đó đa phần khách du lịch mắc Stendhal Syndrome khi đặt chân đến Florence,  trong khi đó cho dù các vùng đất lân cận như  Rome hoặc Venice cũng có các tác phẩm nghệ thuật nhưng lại không ghi nhận bất cứ triệu chứng bất thường nào.

Hội chứng Stendhal vẫn là một vấn đề tâm lý – tâm thần được đánh giá cực kỳ phức tạp và vẫn đang được nghiên cứu rất nhiều. Cho dù tỷ lệ số bệnh nhân được ghi nhận trên thực tế khá ít và nằm trong một khu vực cụ thể, chỉ khoảng 22 người/ năm và gần như có thể thuyên giảm ngay sau đó nhưng đây vẫn là một hội chứng tuyệt đối không nên coi thường.

Biểu hiện hội chứng Stendhal

Một tên gọi khác được sử dụng cho hội chứng Stendhal là hội chứng Florence ( bởi nó chỉ được ghi nhận xảy ra ở Florence). hay hiện nay cụm “cú sốc nghệ thuật” cũng được dùng khá phổ biến để mô tả về hội chứng này, thay cho mô tả ban đầu là “sự bối rối nghệ thuật”. Các biểu hiện “sốc” của hội chứng này được cho là diễn ra một cách nhanh chóng, đột ngột, tăng dần mức độ khiến bản thân họ không thể kiểm soát.

Hội chứng Stendhal
Trạng thái “sốc nghệ thuật” khiến người bệnh run rẩy, đứng không vững, choáng váng

Tiến sĩ Graziella Magherini đã ghi chép lại các biểu hiện sau một thời gian quan sát các bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Stendhal khi được đưa đến Bệnh viện Santa María Nuova thuộc trung tâm Florence. Cụ thể, các biểu hiện chung bao gồm

  • Lo lắng, căng thẳng, bồn chồn
  • Run rẩy và mất thăng bằng
  • Đổ mồ hôi lạnh toàn thân, đặc biệt ở tay chân
  • Nghẹt thở, khó thở, đau tức ngực
  • Tăng nhịp tim bất thường
  • Nhầm lẫn, mất phương hướng
  • Cảm giác tội lỗi, mất mát, bị bức hại, hạ thấp bản thân hoặc ngược lại, kích động, hứng phấn, tự đề cao bản thân
  • Cạn kiệt sức lực
  • Khóc lóc, tuyệt vọng, thống khổ không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn tri giác về mặt âm thanh hoặc màu sắc
  • Ảo giác, hoang tưởng dẫn tới kích động, mất kiểm soát hay thậm chí là ngất xỉu
  • Có thể có các triệu chứng loạn thần ở một vài trường hợp
  • Muốn rời đi ngay lập tức

Các trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Stendhal hầu hết đều ghi nhận các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ và thuyên giảm dần mức độ khi ra khỏi Florence. Dù vậy vẫn có vài trường hợp tồn tại các triệu chứng liên tục trong vài tuần, chủ yếu là những người có tinh thần yếu và không ổn định. Tuy nhiên dù ở mức độ nào, người bệnh cũng cần được đưa đến bệnh viện để có hướng kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân hội chứng Stendhal

Thực tế các nguyên nhân hội chứng Stendhal vẫn còn đang là một ẩn số và tất cả các lý giải được các nhà khoa học đưa ra vẫn chỉ là giả thuyết, chưa được khẳng định là chính xác. Tuy nhiên có thể xác định 2 yếu tố quan trọng để xuất hiện các biểu hiện của Stendhal Syndrome bao gồm là khách du lịch và đến tham quan tại Florence.

Hội chứng Stendhal
Là khách du lịch đến Florence lần đầu và có khao khát mãnh liệt ngắm các tác phẩm nghệ thuật tại đây là yếu tố làm xuất hiện hội chứng Stendhal

Cụ thể hơn, Nhà khoa học Graziella Magherini đã phân tích về Stendhal Syndrome theo khía cạnh bản chất của phân tâm học. Trạng thái “sốc” xuất hiện khi đứng trước các tác phẩm nghệ thuật gốc nguyên bản và khiến người chứng kiến rơi vào niềm vui sướng quá mức do congener ( đồng loại – trong hoàn cảnh này có nghĩa là con người) sáng tạo.

Tiến sĩ Magherini cũng đề cập đến các điều kiện tiên quyết để hội chứng Stendhal bộc phát, bao gồm

  • Các vật thể văn hóa bên ngoài có sự chuyển giao về mặt tinh thần tạo nên linh hồn trong các tác phẩm nghệ thuật
  • Sự tiếp xúc lần đầu tiên của người chứng kiến với các tác phẩm nghệ thuật
  • Bệnh nhân đã chuẩn bị cho các ý tưởng du lịch, tham quan các tác phẩm nghệ thuật từ trước một cách chỉn chu
  • Người có mục đích chính trong chuyến du lịch là ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật với sự đam mê, khao khát mãnh liệt
  • Sự gia tăng về mặt cảm xúc

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Camilletti nhận định rằng “cú sốc nghệ thuật” này đại diện cho khoảng cách giữa việc ngắm nhìn một tác phẩm quen thuộc qua hình ảnh truyền thông với việc chứng kiến chúng một cách thực tế ngoài đời thực. Điều này khiến họ choáng ngợp bởi vẻ đẹp vượt quá khuôn mẫu ban đầu so với những tưởng tưởng trong tâm trí. Yếu tố này được cho là liên quan đến niềm vui và sự kỳ vọng, háo hức của con người.

Một giả thuyết khác cũng cho rằng, ý thức về cái đẹp tồn tại trong não bộ đã làm kích thích các khoái cảm, chẳng hạn như  các tế bào thần kinh phản chiếu tại hạch hạnh nhân hay vỏ não quỹ đạo và trở thành các phản ứng quá mức và dần tạo thành các trạng thái cảm xúc quá mức.

Hay một lý giải khác cũng được đưa ra chính là nếu tác phẩm nghệ thuật đó có tồn tại một ý nghĩa đặc biệt với cá nhân người nào đó khiến họ có khao khát ( hay ám ảnh) với việc được ngắm nhìn nó một cách trực tiếp thì khi được tận mắt chứng kiến, các cảm xúc dồn nén lâu ngày cũng sẽ tạo nên các phản ứng quá mức về tinh thần.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cũng cho thấy, các đối tượng có tỷ lệ mắc hội chứng Stendhal cao hơn chính là những người độc thân trong độ tuổi 26- 40, người cực kỳ sùng đạo hay những người chọn Florence làm nơi kết thúc hoặc chuẩn bị kết thúc hành trình du lịch của mình. Một vài đề xuất được cho có liên quan cũng được đề cập trong tài liệu này bao gồm thiếu ngủ, say nắng, say xe, mất nước…

Mặt khác thì các nhà khoa học cũng cho rằng, hội chứng Stendhal không phải là một hội chứng độc lập mà có liên quan đến các vấn đề từ não bộ và tâm lý của mỗi người, đặc biệt là vùng vỏ não trước . Càng là  người có tâm lý yếu, nhạy cảm, tinh thần bất ổn thì trạng thái cảm xúc càng dễ rơi vào trạng thái “sốc” khi đứng trước các tình huống vượt ngoài những dự định ban đầu của bản thân họ.

Các nghiên cứu cụ thể hơn về nguyên nhân hình thành hội chứng Stendhal vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và “mổ xẻ”, tuy nhiên vẫn chỉ là giả thuyết và chưa được công nhận hoàn toàn. Đây cũng là nguyên nhân chưa thể đưa ra được hướng khắc phục hay ngăn chặn hội chứng này hoàn toàn.

Stendhal Syndrome liệu có nguy hiểm?

Hầu hết các trường hợp đều ghi nhận Stendhal Syndrome không gây ra quá nhiều nguy hiểm và có thể thuyên giảm chỉ sau vài tiếng thông qua một vài biện pháp hỗ trợ y tế. Bệnh viện Santa María Nuova tại trung tâm Florence chính là một trong những cơ sở tiếp nhận hầu hết những bệnh nhân hội chứng Stendhal trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Hội chứng Stendhal
Đa phần hội chứng Stendhal được đánh giá không quá nguy hiểm và có thể hồi phục nhanh chóng

Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp trầm trọng xảy ra, chẳng hạn năm 2018 đã ghi nhận một bệnh nhân đột ngột lên cơn đau tim khi xem chương trình nghệ thuật lịch sử tại thánh đường Florence. Nhà tâm lý học Yousef Mahmoudia tại bệnh viện Hotel-Dieu cũng cho biết, có khoảng 1/3 bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần áp dụng quá nhiều biện pháp điều trị, trong khi đó cũng có khoảng 2/3 bệnh nhân không điều trị đúng cách đã tái phát thành các dạng rối loạn tâm thần.

Hay một trường hợp khác được ghi nhận một bệnh nhân vẫn tồn tại các triệu chứng sau 8 năm kể từ thời điểm ông đến du lịch tại Florence lần đầu. Các trạng thái này gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, tinh thần, cuộc sống của mỗi người nếu không được khắc phục hoàn toàn triệt để.

Hướng khắc phục chứng Stendhal

Hiện tại Cẩm nang Hướng Dẫn Chẩn Đoán Tâm Lý Tâm Thần Theo Dsm-5 ( phiên bản mới nhất) hay các tài liệu khoa học chuyên ngành khác hiện vẫn chưa công nhận hội chứng Stendhal là hiện tượng hay các vấn đề tâm lý – tâm thần. Do đó hiện tại hội chứng này vẫn không có phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên các nhà tâm lý học vẫn công nhận đây là một hội chứng tâm lý cần được điều trị nhanh chóng.

Chiến lược quan trọng đầu tiên để khắc phục hội chứng Stendhal chính là cần nhanh chóng cách ly bệnh nhân với đối tượng gây sốc, hay chính xác hơn ở đây chính là các tác phẩm nghệ thuật tại Florence. Chỉ cần đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực Florence  thì các phản ứng quá khích về tinh thần sẽ có hướng thuyên giảm đi đáng kể. Sau đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế.

Hội chứng Stendhal
Ra khỏi khu vực gây “sốc” và hít thở sâu có thể xoa dịu tạm thời trạng thái quá khích của người bệnh

Bệnh nhân nếu đang xuất hiện các phản ứng “sốc nghệ thuật” nên thực hiện các biện pháp đơn giản như hít thở sâu, ổn định nhịp thở trong ít nhất 1 giây, điều này nhằm duy trì sự bình tĩnh để giảm mức độ các phản ứng quá mức cả về tinh thần lẫn thể chất. Sau đó mới bắt đầu tiến hành việc di chuyển ra khỏi khu vực gây sốc sẽ an toàn hơn.

Một vài trường hợp bệnh nhân có thể tự thuyên giảm sau khi thoát ra khỏi khu vực Florence, tuy nhiên vẫn nên thực hiện các kiểm tra toàn diện để tránh nguy cơ tái phát. Bác sĩ có thể yêu cầu truyền nước, sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hay thuốc huyết áp để ổn định lại các chỉ số, tùy từng trường hợp.

Trị liệu tâm lý cũng là biện pháp được khuyến khích cho người mắc hội chứng Stendhal nhằm mục đích giúp bệnh nhân có thể thư giãn, thả lỏng, tăng cường sức khỏe tinh thần, hiểu rõ vấn đề của bản thân để phòng tránh nguy cơ tái phát. Liệu pháp hơi thở cũng giúp bệnh nhân tăng cường kỹ năng đối mặt với các tình huống căng thẳng, rất hữu ích trong việc ổn định cảm xúc, tâm lý ở tương lai.

Tất nhiên, cách tốt nhất để ngăn chặn hội chứng Stendhal chính là không đến với thánh địa Florence. Dù vậy, nếu có cơ hội được đến với thiên đường nghệ thuật như Florence mà không tham quan thì quả thật vô cùng đáng tiếc. Học cách kiểm soát tinh thần, giảm sự kỳ vọng mãnh liệt, chăm sóc sức khỏe tâm lý sẽ là một biện pháp tốt hơn nếu bạn có dự định đến với Florence.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *