Hiệu ứng Brita: Khả năng tập trung luôn có giới hạn nhất định

Hiệu ứng Brita được Eran Katz đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách “Trí Tuệ Do Thái” của ông. Hiệu ứng này đề cập tới khả năng tập trung của con người là có giới hạn. Thay vì nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào đầu cùng một lúc, việc chia nhỏ kiến thức và tiếp thu một cách có hệ thống giúp ta rèn luyện trí óc và nhớ lâu hơn.  

Hiệu ứng Brita là gì?

Hiệu ứng Brita được lấy theo tên một hãng máy lọc nước nổi tiếng ở Mỹ. Theo như lời tác giả đề cập trong sách, việc học hành giống như chiếc máy lọc nước vậy. Nếu chúng ta đổ một lượng nước phù hợp vào máy lọc nước, nước sẽ đi từ từ qua bộ lọc và cho chúng ta nguồn nước sạch hơn. Nhưng nếu đổ nước quá nhiều thì nước sẽ tràn ra ngoài. Nước ở đây tựa như kiến thức, nếu nhồi nhét quá nhiều cùng lúc thì kiến thức không thể đọng lại trong đầu.

hiệu ứng brita
Việc nhồi nhét kiến thức một cách dồn dập trong thời gian ngắn không giúp ta ghi nhớ nhiều hơn. thậm chí còn phản tác dụng.

Não bộ của chúng ta hoạt động theo những quy tắc riêng. Vì thế nếu muốn quá trình ghi nhớ và tiếp thu kiến thức được hiệu quả, ta cần xác định được cơ chế hoạt động của não để có thể tối ưu thời gian học. Kiến thức cần thời gian để thẩm thấu, và cần được sử dụng thường xuyên để ghi lại dấu ấn trong não, có như thế thì ta mới có thể nhớ lâu và thấu hiểu kiến thức một cách sâu sắc nhất.

Trong quá trình học, chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng. Việc học nhiều nhưng không nhớ được bao nhiêu, không thể tận dụng vào cuộc sống, đương nhiên sẽ không hiệu quả bằng việc học ít nhưng kiến thức vững chắc và được bổ sung hàng ngày. Kiến thức cần tiếp thu cũng nên được thống kê một cách khoa học, súc tích, theo từng nhóm cụ thể, dễ hiểu và dễ ứng dụng thì quá trình học tập sẽ dễ dàng hơn.

Hiệu ứng Brita dạy ra điều gì?

Giống như bộ lọc của máy lọc nước cần thời gian để lọc đi những cặn bẩn trong nước, trí óc của chúng ta cũng cần thời gian để sàng lọc và xử lý thông tin. Mục đích là giữ lại những thông tin quan trọng và cốt lõi nhất. Do đó việc nhồi nhét quá nhiêu thời gian trong thời gian ngắn không chỉ khiến kiến thức không thể thẩm thấu, tràn hết ra ngoài mà còn khiến quá trình lọc nước bị ảnh hưởng.

Khả năng tập trung, ghi nhớ và tiếp thu kiến thức của mỗi người là khác nhau. Có người tiếp thu và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, có người thì chậm hơn. Do đó chúng ta phải tự điều chỉnh tốc độ học sao cho phù hợp với bản thân. Nếu bạn tiếp thu chậm mà phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lúc, thì chắc chắn bạn không thể ghi nhớ bất cứ điều gì. Ngoài ra, kiến thức càng đơn giản và súc tích thì khả năng tiếp thu càng cao.

hiệu ứng brita
Tốc độ và khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi người trong chúng ta đều khác nhau, do đó bạn không thể bắt chước tiến độ học của người khác.

Chắc chắn trong quá trình học, không ít lần bạn ép bản thân phải ghi nhớ càng nhiều càng tốt vì ngày thi đã đến gần, và bạn có rất nhiều điều phải học. Tuy nhiên, bạn cứ nhớ trước quên sau, nhớ chỗ này thì quên chỗ kia, thậm chí nhầm lẫn từ nội dung này qua nội dung khác, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Đó chính là hậu quả của việc nhồi nhét kiến thức không khoa học. Cách học này chỉ khiến bạn cảm thấy stress và mệt mỏi chứ không có tác dụng tích cực.

Trong quá trình học tập, điều quan trọng là chúng ta cần dành thời gian học mỗi ngày và ghi nhớ những kiến thức căn bản. Vì đây là nền móng vững chắc để tiếp thu những kiến thức cao cấp hơn. Bạn cần biết chắc chắn trọng tâm kiến thức mà mình cần học để tập trung vào những điều căn bản, tránh học lan man để rồi không nắm được những thông tin cần thiết phục vụ cho bài thi.

Áp dụng hiệu ứng Brita vào học tập

Áp dụng hiệu ứng Brita vào việc học tập giúp quá trình học tập trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Việc chúng ta cần làm là cân đối thời gian học tập mỗi ngày, nhằm tiếp thu kiến thức từng chút một. Tránh việc nước tới chân tới nhảy, sát ngày thi mới bắt đầu học bài. Học dồn dập và không có kế hoạch phù hợp không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm giảm khả năng tiếp thu và ghi nhớ.

Khi não bộ của bạn mệt mỏi do phải chịu nhiều áp lực từ việc học hành, chúng có thể tuyên bố “đình công” để báo động rằng cơ thể của bạn đang rơi vào tình trạng kiệt sức. Lúc này dù có cố gắng cách mấy chúng ta cũng không thể nhồi nhét thêm kiến thức vào đầu nữa, và bạn cần nghĩ ngơi ngay lập tức. Tình trạng này ảnh hưởng đến tinh thần, và sẽ rất tồi tệ nếu nó xảy ra trước ngày thi.

hiệu ứng brita
Áp dụng hiệu ứng Brita trong học tập giúp quá trình học tập của bạn đạt kết quả tốt hơn, tránh trình trạng mệt mỏi quá sức.

Việc thức đêm trong thời gian dài dẫn đến kiệt sức và ngã bệnh trước kỳ thi có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và thi cử. Bạn sẽ không có đủ sự tỉnh táo để suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong môi trường áp lực và cần tập trung cao độ. Ngoài ra trong trạng thái mệt mỏi, trí nhớ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mau quên và khó tập trung trong quá trình làm bài.

Hiệu ứng Brita khuyến khích chúng ta không nên ép bản thân học thật nhanh và thật nhiều, mà quan trọng là cần phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân. Ngoài ra, việc không sử dụng kiến thức thường xuyên sẽ khiến đầu óc của chúng ta bớt nhanh nhạy, khó hình thành phản ứng và vận dụng linh hoạt trong quá trình học tập và thi cử. Chia nhỏ kiến thức và thời gian học tập là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Những điều cần làm để tăng hiệu suất và kết quả học tập

Việc chia nhỏ thời gian học tập hàng ngày cũng giúp ta có thời gian suy ngẫm và vận dụng kiến thức tốt hơn. Việc liên tục tiếp xúc với một lượng thông tin cố định giúp việc ghi nhớ của chúng ta cũng được cải thiện. Nhờ đó cả quá trình và kết quả học tập đều đạt được kết quả tốt hơn so với việc nhồi nhét kiế thức một cách không không khoa học. Ngoài ra khi áp dụng hiệu ứng Brita vào học tập, chúng ta cũng cần chú ý một số điều sau:

  • Mục tiêu học tập rõ ràng: Xác định mục tiêu học tập là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bạn học để lấy lại kiến thức căn bản, học nâng cao, ôn thi hay muốn khám phá những kiến thức mới. Việc xác định mục tiêu học tập giúp ta lên kế hoạch những điều cần làm một cách chính xác hơn. Xác định rõ điều nào cần làm trước, điều nào cần làm sau, điều gì quan trọng hơn để tập trung nghiên cứu và luyện tập.
  • Mục đích cuối cùng của việc học: Xác định mục đích của việc học giúp bạn không bị lạc trong ma trận kiến thức, không thấy lan man và không có trọng tâm. Ngoài ra, xác định mục tiêu cũng giúp bạn có dũng khí và động lực trong quá trình học tập. Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng giúp chúng ta duy trì lộ trình học tập, không cảm thấy chán nản và bỏ cuộc giữa chừng.
hiệu ứng brita
Có phương pháp hoc tập hiệu quả sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức tốt hơn, không rơi vào tình trạng nhồi nhét kiến thức một cách bất hợp lý.
  • Lộ trình học phù hợp: Lộ trình học nên được thiết kế riêng cho từng người để phù hợp với thời gian học tập, lượng kiến thức cần tiếp thu, cũng như khả năng học tập của bạn. Bạn có thể tham khảo lộ trình học và cách phân bổ thời gian của những người có kinh nghiệm, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với bản thân. Lộ trình học cũng không cần cứng nhắc, mà nên thay đổi linh hoạt để khớp với thời gian học và tốc độ tiếp thu kiến thức.
  • Phương pháp học đúng đắn: Phương pháp học đúng đắn ngoài việc chia nhỏ kiến thức, duy trì học tập hàng ngày, thống kê kiến thức một cách có hệ thống và khoa học, thì còn bao gồm việc bảo vệ sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế học đêm và thức khuya. Duy trì chế độ dinh dưỡng với nhiều loại thức ăn tốt cho sức khỏe cũng giúp hỗ trợ việc học đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Môi trường học tập lành mạnh: Môi trường học tập lành mạnh với góc học tập sáng sủa, thoải mái, gọn gàng, có nhiều cây xanh cũng có tác dụng hỗ trợ khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức. Học torng môi trường thoải mái, mát mẻ, có nhiều ánh sáng giúp ta tỉnh táo tinh thần, tăng khả năng ghi nhớ và tốc độ tiếp thu kiến thức. Môi trường học tập lành mạnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có tiếp thu kiến thức tốt hơn không.

Hiệu ứng Brita ví kiến thức như dòng nước, còn chúng ta là chiếc bình lọc. Nếu đổ nước vào quá nhiều, nước sẽ tràn ra ngoài vô cùng lãng phí. Điều này cũng giống như khi nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn, kiến thức cũng sẽ “trào” ra mà không đọng lại gì trong đầu óc. Kết quả, mọi thời gian và công sức học tập đều lãng phí. Chúng ta bỏ quá nhiều sức lực vào việc học tập, nhưng không thu lại kết quả tương xứng.

Do đó phương pháp học tập thông minh là tích lũy kiến thức từng ngày, để kiến thức thẩm thấu từng chút từng chút, và tạo thói quen ghi nhớ và suy nghĩ cho bộ não. Việc tích lũy kiến thức từng ngày cũng giúp ta không bị luống cuống khi gần đến ngày thi. Dù có bất cứ sự kiện đột ngột vào làm ảnh hưởng đến quá trình ôn tập, thì chúng ta cũng đã có những kiến thức tích lũy trong suốt thời gian học tập.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *