Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực & cách phòng tránh

Luôn trong trạng thái mất bình tĩnh, không thể điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, tă nguy cơ mắc bệnh tim mạch chính là những hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ra. Dần dần người bệnh có cảm giác như không còn là chính mình, trong những trạng thái phấn khích còn có thể làm hại cả bản thân và những người xung quanh. Mỗi người nên học cách cân bằng cảm xúc, thư giãn tinh thần để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh này.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực gây ra những hệ lụy xấu cho cả thể chất lẫn tinh thần

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Mất cân bằng nội tiết tố, các yếu tố sinh học trong não bộ, thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh là một trong những nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở rất nhiều người. Bệnh thường đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc bất thường, trong giai đoạn trầm cảm người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ chán nản, tuyệt vọng nhưng ở giai đoạn hưng cảm thấy thấy kích động, phấn khích quá mức. Những hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực diễn ra trên cả mặt tinh thần và thể chất.

Thông thường chúng ta thường cười khi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hay xúc động; khóc khi cảm thấy buồn bã, mệt mỏi hay oan ức. Việc khóc hay cười đều là cách để chúng ta giải tỏa cảm xúc thường ngày và được thực hiện một cách tự nhiên. Thường khi khóc hay cười xong sẽ đều cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, đây là các nhu cầu tâm sinh lý mà bất cứ ai cũng cần có.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Thế nhưng những hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ra khiến bạn không còn điều khiển được cảm xúc của chính mình. Việc khóc – cười không làm bạn cảm thấy thoải mái mà còn khiến tâm trạng bạn trở nên tồi tệ, tuyệt vọng hơn.

Không còn là chính mình

Bạn không còn cảm thấy mình đang cảm thấy như thế nào, mình đang buồn hay đang vui nếu bị rối loạn lưỡng cực. Đột nhiên bạn thấy chán nản tuyệt vọng kinh khủng, bao nhiêu cảm xúc tiêu cực, những chuyện buồn phiền bỗng tràn ngập trong tâm trí khiến bạn giống như rơi xuống vực thẳm cho dù trước đó không có bất cứ tác động nào. Nhưng chỉ một lúc nào, bạn lại cảm thấy vô cùng phấn khích, gặp ai cũng có thể nói chuyện, chia sẻ, thậm chí là kích động muốn làm một điều gì đó bốc đồng.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Khi người bệnh không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, họ sẽ thấy không còn là chính mình

Thậm chí ở những tình huống đáng vui, đáng chúc mừng nhưng nếu bạn đang trong trạng thái trầm cảm thì không điều gì có thể khiến bạn thấy hạnh phúc. Và ngược lại, nếu rơi vào trong giai đoạn hưng cảm mà gặp chuyện buồn thì bạn sẽ chỉ thấy kích động thay vì buồn phiền theo lẽ thường.

Ở những giai đoạn đầu của rối loạn lưỡng cực, bạn có thể trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài vài tuần, sau đó lại là giai đoạn hưng cảm kéo dài vài tuần. Tuy nhiên ở những giai đoạn sau các trạng thái hưng cảm trầm cảm cứ diễn ra đan xen nhau khiến bạn không thể nào biết được cảm xúc thực sự của mình là gì.

Khi chính bạn còn không hiểu bạn nghĩ gì thì cảm xúc này thực sự tồi tệ. Giống như bạn đang ở trong một đầm lầy vậy, không thể đứng lên nhưng càng vùng vẫy thoát ra thì lại càng lún sâu hơn. Những tia hy vọng của bạn cũng dần vụt tắt theo độ lún của đầm lầy nếu không có ai giúp đỡ.

Theo những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, việc dùng thuốc cũng chỉ giúp đỡ được họ phần nào, hạn chế các giai đoạn trầm buồn hay hưng phấn diễn ra quá mức. Tuy nhiên cảm xúc của họ lại luôn ở mức ngang bằng, tức là chẳng thấy vui cũng chẳng thấy buồn, họ cảm thấy thờ ơ với tất cả. Và những người phải dùng các loại thuốc ổn định cảm xúc cũng sẽ không còn cảm thấy là chính mình. Phải mất một thời gian rất dài sau đó người bệnh mới dần lấy lại sự bình ổn về mặt cảm xúc, tìm lại bản thân.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực – ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Người bị rối loạn lưỡng cực thường có những cảm xúc dữ dội và được đánh giá là một trong những căn bệnh khó sống chung nhất. Bạn không thể nào kiểm soát được cảm xúc của bản thân và cũng không biết khi nào nó bùng phát, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính bạn mà còn gây khó khăn cho những người sống cùng. Bởi thế mà hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực chính là tác động xấu đến các mối quan hệ.

Thực tế không phải ai cũng sẵn sàng làm bạn với một người có tâm lý bất ổn. Giai đoạn trầm cảm của bạn có thể làm không gian xung quanh trở nên não nề, đen tối, lây lan như virus khiến những người xung quanh cảm thấy ngộp thở nếu sống cùng bạn. Nếu không phải một người kiên nhẫn và thực sự hiểu, yêu thương bệnh nhân thì rất khó có thể làm bạn, chung sống.

Mặt khác ở giai đoạn hưng phấn, kích động quá mức, người bệnh có thể xuất hiện những hành vi bốc đồng, thậm chí là gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Các hành vi này thường không có chủ đích, không có kế hoạch, bệnh nhân thực hiện bởi nó có thể thỏa mãn được năng lượng của mình, giống như một cơn nghiện vậy. Càng những thức mang tính chất mạo hiểm càng đẩy cơn kích thích lên tột độ.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực chính là làm mọi người dần xa cách bạn, không ai dám sống chung hay làm việc cùng bạn. Chỉ có gia đình và những người yêu thương bạn mới thực sự có thể kiên trì bên cạnh để cùng bạn vượt qua những giai đoạn cảm xúc khó nói này.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường luôn trong trạng thái bồn chồn, mất bình tĩnh, hoang tưởng, cảm thấy như tách biệt với thế giới này. Nếu chưa có biện pháp điều trị và khắc phục phù hợp, người bệnh có có thể đi học, đi làm hay hòa nhập với cuộc sống bình thường bởi không biết khi nào các cảm xúc bùng phát đột ngột. Sự ảnh hưởng từ bệnh khiến bạn gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống hằng ngày.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng

Một số người bệnh cần phải ở nhà trong thời gian dài, thậm chí có gia đình còn bắt bệnh nhân chỉ được ở trong nhà để hạn chế được nguy cơ bệnh nhân bùng nổ cảm xúc đột ngột có thể gây hại cho xung quanh. Việc chăm sóc và điều trị không đúng cách không chỉ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn mà còn bệnh nhanh chóng tái phát trở lại sau đợt điều trị trước. Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực lên cuộc sống thường ngày là rất nghiêm trọng.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực trên sức khỏe thể chất

Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay bất cứ vấn đề tâm lý nào cũng không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn tác động xấu đến thể chất nghiêm trọng. Thể chất và tinh thần luôn là những thứ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chẳng hạn khi bạn thấy người không khỏe thì tâm trạng cũng não nề, mệt mỏi thể và ngược lại,  khi tinh thần cảm thấy buồn phiền bạn cũng thường thấy ăn uống không ngon, cơ thể cũng thấy mệt mỏi, đau nhức.

Tuy nhiên hầu hết mỗi người đều có xu hướng quan tâm chăm sóc đến đời sống thể chất hơn là tinh thần. Kể cả khi họ thấy tinh thần mệt mỏi vẫn thường cho rằng đấy là do sức khỏe thể chất không ổn chứ ít người cho rằng đấy là vấn đề về tinh thần. Tinh thần ngày càng trì trệ sẽ làm sức khỏe ngày càng sa sút. Người có thể cảm thấy những cơn đau nhức vô hình nhưng lại không tìm ra được đâu là nguyên nhân bởi không có những tổn thương trên thực thể.

Rối loạn lưỡng cực có thể gây ra rất nhiều vấn đề về thể chất như cao huyết áp, các vấn đề về tim mạch, đau đầu, chóng mặt, giảm hoạt động của trí não. Việc ăn uống không đầy đủ, thiếu ngủ thường xuyên làm các cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ và chậm chạp , tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm còn làm tăng nguy cơ gấp 3 lần mắc các bệnh ung thư.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực – ảnh hưởng trên tính mạng

Một trong những vấn đề khiến rối loạn lưỡng cực được đánh giá là một bệnh nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Dù ở giai đoạn trầm cảm hay giai đoạn hưng cảm, người bệnh đều có rất nhiều các cảm xúc, hành vi làm ảnh hưởng đến tính mạng của chính họ.

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Khi không tìm thấy ai có thể giúp đỡ mình, người bệnh rất dễ có suy nghĩ từ bỏ cuộc sống

Bởi vì họ không thể hiểu được rằng cảm xúc của mình như thế nào, không có ai thực sự bên cạnh và hỗ trợ khiến họ cảm thấy ngày càng lún sâu vào một đầm lầy trong vô vọng. Tất nhiên không hẳn họ muốn chết bởi họ không đủ dũng cảm, nhưng càng cố vùng vẫy thì bạn càng lún sâu hơn. Đến một thời điểm nào đó khi bản thân bệnh nhân trở nên quá tuyệt vọng, không còn một chút hy vọng thì dần dần hình thành tâm lý từ bỏ cuộc sống.

Trong khi đó ở những giai đoạn hưng cảm, người bệnh trở nên quá phần kích và những hành động của họ có thể làm hại cho chính bản thân mình. Một số bệnh nhân có thể tự làm đau bản thân để thỏa mãn hết sự hưng phấn của mình.

Các thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tự tử có liên quan đến rối loạn lưỡng cực rất cao và cũng đang có dấu hiệu tiếp tục tăng lên bởi đây không phải một bệnh dễ phát hiện hay dễ điều trị. Mặt khác rối loạn lưỡng cực cũng có xu hướng theo bệnh nhân suốt đời, nếu trong suốt giai đoạn sau này người bệnh không có hướng kiểm soát tốt bệnh cũng rất dễ tái phát và gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác đến sức khỏe và tính mạng.

Hướng cải thiện và phòng tránh nguy cơ rối loạn lưỡng cực

Thực tế hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra chính xác đâu là nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực nên không có biện pháp nào để phòng tránh bệnh tuyệt đối và hiện tạo cũng chưa thể đảm bảo điều trị hết bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên việc thay đổi lối sống khoa học lành mạnh, biết cách thư giãn tinh thần thì cũng có thể giảm được tình trạng bệnh nếu có xuất hiện.

Bên cạnh đó như đã nói, nếu bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng thì vẫn có thể sống chung bình thường với bệnh suốt đời. Vì thế nếu thấy các triệu chứng bệnh người bệnh nên tiến hành gặp gỡ bác sĩ, thực hiện các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Để cải thiện và phòng tránh các hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau

Viết lách, vẽ hay tham khảo các bộ môn nghệ thuật

Nếu có thể điều chỉnh và cân bằng các mặt cảm xúc của rối loạn lưỡng cực, đôi khi có thể đem đến cho bạn một vài lợi ích, vẫn có những người sống ổn định nếu kiểm kiểm soát bệnh phù hợp. Thực tế có rất nhiều người làm các công việc liên quan đến nghệ thuật mắc căn bệnh này. Những giai đoạn hưng phấn, việc sáng tạo nghệ thuật có thể làm họ thỏa mãn cảm xúc của chính mình. Chẳng hạn như diễn viên Catherine Zeta Jones, ca sĩ Mỹ Demi Lovato, Billie Eilish, họa sĩ Van Gogh..

Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Âm nhạc hay nghệ thuật có thể giải tỏa những cảm xúc khó nói của bệnh nhân

Như đã nói, có rất nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới đang  bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhưng họ vẫn có thể sống chung cùng với nó. Bởi những thứ liên quan đến nghệ thuật luôn song hành với cảm xúc vào trong các tác phẩm của mình. Vì vậy bạn có thể “tận dụng” những mạch cảm xúc này để sáng tác nghệ thuật cũng giống như một cách để bạn giải tỏa những điều khó nói trong lòng và giảm được các nguy cơ về hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Bệnh nhân có thể tham khảo các bộ môn như viết văn, sáng tác nhạc, vẽ vời hay nói chung tất cả những thứ liên quan về nghệ thuật, cần có sự sáng tạo và cảm xúc. Điều này sẽ giúp bạn không quá chìm đắm trong tuyệt vọng, nâng cao chất lượng đời sống, cảm thấy bản thân có ích và cũng kiểm soát được những hệ lụy nguy hiểm khác. Chẳng hạn thay vì bộc lộ sự tức giận ra bên ngoài thì bạn có thể đưa hết vào các tác phẩm của mình.

Thiền, yoga là những bộ môn rất tốt cho tâm trạng

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thiền và yoga đều là những bộ môn cực kỳ tốt cho cơ thể về cả mặt thể chất và trí não. Yoga sẽ giúp lưu thông khí huyết, ổn định cảm xúc, giúp bạn lấy lại được sự cân bằng trong tâm trạng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả. Người tập yoga và thiền hằng ngày cũng có ít nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn lưỡng cực hơn rất nhiều.

Với những bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực cũng thường được bác sĩ khuyến khích thực hành yoga và thiền hằng ngày để kiểm soát các cảm xúc trầm cảm hay hưng cảm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu có điều kiện bạn cũng nên học các bộ môn này và thực hành mỗi ngày khoảng từ 15 – 30 phút để cải thiện sức khỏe, tinh thần tốt hơn.

Gặp gỡ bác sĩ tâm lý từ sớm

Ngay khi cảm thấy bản thân có nhiều cảm xúc bất thường mà chính bản thân mình cũng không thể tự kiểm soát thì nên đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt. Bạn có thể tập cách viết nhật ký để ghi lại những cảm xúc hằng ngày của mình để khi có vấn đề thực sự, bác sĩ cũng dựa theo đó có hướng hỗ trợ bạn tốt hơn.

Trong quá trình trị liệu tâm lý, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân cách thư giãn, cân bằng và kiểm soát trong các từng giai đoạn của rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ cũng sẽ tổ chức các nhóm hỗ trợ giữa những người có cùng hoàn cảnh tương tự để mọi người có thể cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau vượt qua từng giai đoạn khó khăn về mặt cảm xúc. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân và gia đình các sống chung với rối loạn lưỡng cực để đảm bảo người bệnh có thể hòa nhập với xã hội, sinh hoạt, hạnh phúc như những người bình thường.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Những hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ra là rất nghiêm trọng nên bạn cần phải chú ý. Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều trong việc phòng chống và cải thiện rối loạn lưỡng cực. Dậy sớm hơn, ăn uống lành mạnh hơn, luôn mỉm cười với bản thân mỗi ngày đều sẽ là biện pháp giúp xoa dịu những trái tim tổn thương, mở đường cho những người đang lạc lối để tìm lại chính mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *