Bài kiểm tra Quiz Test rối loạn lưỡng cực Online chính xác nhất

Bài kiểm tra Quiz Test rối loạn lưỡng cực online dưới đây sẽ giúp ích cho bạn nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải hội chứng này. Các câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng bài bản, khoa học có tác dụng tham khảo, xác định khả năng mắc bệnh của đối tượng thực hiện. 

Khi nào cần làm bài kiểm tra Quiz Test rối loạn lưỡng cực?

Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn tâm thần với những sự thay đổi tâm trạng cực độ. Người bệnh có thể dao động từ trạng thái tâm lý này sang một trạng thái hoàn toàn khác. Thông thường các triệu chứng của người bệnh có thể bao gồm giai đoạn trầm cảm và hưng cảm.

test rối loạn lưỡng cực
Thực hiện bài kiểm tra Quiz Test online sẽ giúp đánh giá được nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực

Không chỉ đơn thuần là hiện tượng thay đổi tâm trạng mà mỗi đợt rối loạn lưỡng cực có thể kéo dài liên tục trong khoảng vài tuần hoặc thậm chí có thể lâu hơn. Cụ thể các biểu hiện thường gặp ở 2 giai đoạn bệnh như:

1. Giai đoạn hưng cảm

Người bệnh sẽ có ít nhất 3 trong các triệu chứng như:

  • Lòng tự trọng tăng cao
  • Nói nhiều, nói nhanh, nói huyên thuyên
  • Giảm nhu cầu ngủ, có thể ngủ từ 2 đến 4 tiếng một ngày
  • Xuất hiện các ý tưởng táo bạo
  • Dư thừa năng lượng, quá khích
  • Có thể gia tăng sự hứng thú với cá hoạt động có mức độ nguy hiểm cao.
  • Chú ý đến các hoạt động bên ngoài, vận động không ngừng nghỉ.
  • Tâm lý dễ bị kích động, trở nên cáu gắt, tức giận vô cớ.
  • Nhu cầu và ham muốn tình dục cũng tăng cao.

2. Giai đoạn trầm cảm

Đối với một giai đoạn trầm cảm nặng thì người bệnh sẽ có tối thiếu 4 triệu chứng sau. Các triệu chứng này phải xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài ít nhất 2 tuần.

  • Giảm năng lượng, khí sắc kém
  • Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn quá mức.
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ liên tục.
  • Có cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân vô dụng.
  • Tâm trạng buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bi quan.
  • Giảm sự chú ý, khả năng tập trung kém, khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và thực hiện các hành vi tự sát, tự làm tổn thương bản thân.

Nếu nhận thấy bản thân đang xuất hiện các giai đoạn trầm cảm, hưng cảm với những biểu hiện đặc trưng nêu trên thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực. Lúc này bạn cũng có thể tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh của mình qua việc thực hiện bài kiểm tra Quiz Test online tại nhà.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Việc tiến hành làm bài trắc nghiệm đánh giá chỉ giúp cho bạn biết được nguy cơ mắc bệnh chứ không thay thế hoàn toàn cho các biện pháp chẩn đoán. Đồng thời, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì xét nghiệm chuyên biệt nào có thể xác định được cụ thể về tình trạng bệnh.

Thông thường kết quả chẩn đoán là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ trao đổi và tìm hiểu về những cảm xúc, suy nghĩ của bạn sau khi trải qua các cơn hưng cảm, trầm cảm.

Xem thêm: Hành trình vượt qua rối loạn lưỡng cực bằng trị liệu tâm lý của H.D

Các bài kiểm tra Quiz Test rối loạn lưỡng cực online

Dưới đây là một số bài kiểm tra Quiz Test rối loạn lưỡng cực mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà trước khi tiến hành thăm khám trực tiếp tại các cơ sở chuyên khoa.

1. Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Mục tiêu của bài test là chẩn đoán hưng cảm. Số điểm càng cao cho thấy mức độ hưng cảm càng nghiêm trọng. Khi thực hiện bài kiểm tra này bạn sẽ phải hoàn thành tất cả 18 câu hỏi như sau:

1. Đầu óc tôi chưa bao giờ sắc bén hơn

2. Nhu cầu ngủ của tôi ít hơn bình thường

3. Tôi có quá nhiều kế hoạch và ý tưởng mới đến nỗi tôi khó có thể thực hiện được

4. Tôi cảm thấy áp lực khi nói chuyện

5. Tôi đã đặc biệt hạnh phúc

6. Tôi đã hoạt động tích cực hơn so với bình thường

7. Tôi nói quá nhanh làm cho mọi người không theo kịp tôi

8. Tôi trở nên sáng tạo hơn so với khả năng của mình

9. Tôi đã cáu kỉnh

10. Suy nghĩ những câu chuyện cười với tôi thật dễ dàng

11. Tôi đã cảm thấy “cuộc sống như một bữa tiệc”

12. Tôi đã tràn đầy năng lượng

13. Tôi đã suy nghĩ về tình dục

14. Tôi đã cảm thấy đặc biệt vui tươi

15. Tôi có những kế hoạch, dự định đặc biệt cho thế giới

16. Tôi đã tiêu quá nhiều tiền

17. Sự chú ý của tôi cứ chuyển từ ý tưởng này sang các ý tưởng khác

18. Tôi cảm thấy thật khó khăn để đi chậm lại và đứng yên một chỗ.

Bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi này dựa vào mức độ đánh giá sau:

  • Không bao giờ : 0 điểm
  • Chỉ một chút : 1 điểm
  • Đôi khi : 2 điểm
  • Vừa phải : 3 điểm
  • Khá nhiều : 4 điểm
  • Rất nhiều : 5 điểm

Điểm số đạt được càng cao chứng tỏ mức độ rối loạn lưỡng cực càng nghiêm trọng. Khi bạn thực hiện bài kiểm tra này hàng tuần hoặc hàng tháng sẽ thấy được sự thay đổi từ 5 điểm trở lên giữa những đợt test. Phạm vi điểm kiểm tra như sau:

  • Từ 0 đến 9 điểm : Không có khả năng Mania (hưng cảm)
  • Từ 10 đến 17 điểm : Có thể Mãn nhãn nhẹ hoặc Hypomanic
  • Từ 18  21 điểm: Borderline Mania
  • Từ 22 đến 35 điểm: Mania nhẹ-Trung bình
  • Từ 36 đến 53 điểm: Mania trung bình-nặng
  • Từ 54 trở lên : Nghiêm trọng Manic

2. Bài kiểm tra sàng lọc phổ lưỡng cực Goldberg

Tiến sĩ Ivan K Goldberg đã thiết kế ra bài test này nhằm xác định các triệu chứng có liên quan đến tình trạng rối loạn lưỡng cực. Bài kiểm tra Quiz Test này sẽ giúp sàng lọc khả năng mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực ở những đối tượng từ 18 tuổi trở lên và được giả định rằng họ đã từng mắc phải tối thiểu ít nhất một giai đoạn trầm cảm.

rối loạn lưỡng cực test online
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực bạn nên thực hiện nhanh các bài test online

Bài test bao gồm tất cả 12 câu hỏi như sau:

1. Đôi lúc tôi nói nhiều và nói nhanh hơn so với mức bình thường

2. Đã có khi tôi năng động hơn nhiều và làm nhiều việc hơn mức bình thường

3. Tôi có tâm trạng mà tôi cảm thấy rất nhanh kích động, cáu kỉnh

4. Đã có lúc tôi cảm thấy phấn chấn và chán nản cùng một thời điểm

5. Có khi tôi cảm thấy hứng thú với chuyện chăn gối, tình dục hơn rất nhiều

6. Sự tự tin của tôi bắt đầu từ thiếu tự tin đến tự tin mức quá

7. Đã có những thay đổi TUYỆT VỜI về số lượng hoặc chất lượng công việc của tôi

8. Đôi khi tôi RẤT tức giận hoặc thù địch không vì lý do nào cả.

9. Có những giai đoạn tôi cảm thấy buồn tẻ và giai đoạn suy nghĩ rất sáng tạo

10. Có lúc tôi rất muốn ở nơi đông người nhưng cũng có lúc lại chỉ muốn yên tĩnh với những suy nghĩ của chính mình

11. Tôi đã có những giai đoạn vô cùng lạc quan và những giai đoạn bi quan tột cùng

12. Tôi đã có lần từng khóc và lần khác cười đùa thái quá

Bạn sẽ trả lời và chấm điểm dựa theo mức độ sau:

  • Không bao giờ : 0 điểm
  • Chỉ một chút : 1 điểm
  • Đôi khi : 2 điểm
  • Vừa phải : 3 điểm
  • Khá nhiều : 4 điểm
  • Rất nhiều : 5 điểm

Điểm đạt được càng cao chứng tỏ khả năng mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực càng nhiều. Cụ thể như sau:

  • Từ 0 đến 15 điểm: Trầm cảm chính hoặc đơn cực
  • Từ 16 đến 24 điểm: Trầm cảm nặng hoặc rối loạn trong phổ lưỡng cực
  • Từ 25 trở lên: Phổ lưỡng cực

Bài test này được sử dụng rất nhiều trong quá trình đánh giá khả năng mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, bài test cũng có nhiều điểm thiếu sót. Khi thực hiện online tại nhà, nhiều trường hợp không thể xác định bản thân đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm trước đó hay không, dẫn đến kết quả sai lệch.

3. Trắc nghiệm sàng lọc quang quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Bài đánh giá này được tạo ra giúp đánh giá chính xác cả 3 khía cạnh đó là giai đoạn trầm cảm, giai đoạn hưng cảm và một bộ yếu tố bổ sung. Điều này có thể giúp loại trừ tình trạng chẩn đoán rối loạn lưỡng cực ngay khi người bệnh có xuất hiện các triệu chứng liên quan đến lưỡng cực.

Bài test này có tổng cộng 19 câu hỏi như sau:

1. Tôi cảm thấy rất bồn chồn hoặc khó khăn để giữ yên khi ai đó chỉ ra điều này cho tôi

2. Tôi cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng

3. Tôi đã và đang tận hưởng, hào hứng với những hoạt động mà tôi biết rằng nó có nguy cơ khiến tôi gặp phải các rắc rối sau này.

4. Tôi gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc ngủ lâu hơn tôi mong muốn của tôi

5. Cảm giác thèm ăn của tôi hầu như thay đổi liên tục

6. Tôi không có nhu cầu ngủ nhiều hơn vài tiếng để cảm thấy được nghỉ ngơi

7. Tôi cảm thấy rất cáu kỉnh, những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể khiến tôi buồn chán

8. Tôi nói nhiều và nhanh hơn bình thường

9. Tôi đã giảm hoặc tăng hơn 5% trọng lượng của cơ thể chỉ trong một tháng

10. Suy nghĩ của tôi dường như đang chạy đua

11. Tôi cảm thấy bản thân vô dụng hoặc có cảm giác tội lỗi

12. Tôi thấy rằng tôi đã mất dần hứng thú với một số hoạt động mà tôi từng yêu thích trước đây

13. Tôi thấy mình có những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát

14. Tôi rất dễ bị phân tâm bởi những thứ đang diễn ra xung quanh, ngay cả khi tôi biết chúng không cần thiết và quan trọng.

15. Tôi cảm thấy khó khăn khi phải suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định quan trọng

16. Tôi cảm thấy vô cùng tự tin giống như bất cứ ai cũng không có thể cản nổi việc tôi đang cố gắng để đạt được mục tiêu của mình

17. Một số trải nghiệm ở trên có thể đến từ việc tôi sử dụng rượu bia hoặc ma túy hoặc uống thuốc theo đơn của bác sĩ khiến tôi có thể làm thay đổi tâm trạng của mình.

18. Tôi được chẩn đoán mắc phải một tình trạng y tế đôi lúc làm ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc mức năng lượng của tôi (chẳng hạn như suy giáp)

19. Một số điều được liệt kê ở trên đã khiến tôi gặp trở ngại trong công việc hoặc trong các hoạt động xã hội hàng ngày của tôi, dẫn đến các cuộc tranh cãi, thậm chí là đánh nhau, hay để lại cho tôi những khó khăn về gia đình, tài chính hay pháp lý.

Bạn sẽ trả lời các câu hỏi trên đây là chấm điểm theo mức độ sau:

  • Không bao giờ hoặc hiếm khi : 0 điểm
  • Chỉ một chút : 1 điểm
  • Vừa phải : 2 điểm
  • Hầu hết mọi lúc : 3 điểm

Bài trắc nghiệm sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS) được Tiến sĩ Greg Mulhauser xây dựng và phát triển. Bài test giúp bạn biết được những trải nghiệm của bản thân có thể là dấu hiệu cảnh báo về chứng rối loạn lưỡng cực ở những đối tượng từ 18 tuổi trở lên.

Những bài kiểm tra Quiz Test nêu trên chỉ cung cấp các thông tin và giúp bạn đánh giá xem bản thân có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực hay không. Điều quan trọng là các đánh giá cuối cùng cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm thần.

Nên làm gì sau khi thực hiện Quiz Test rối loạn lưỡng cực?

Sau khi thực hiện bài kiểm tra Quiz Test rối loạn lưỡng cực nếu kết quả thu được là âm tính hoặc số điểm quá thấp không có khả năng mắc bệnh thì bạn cũng có thể yên tâm về tình trạng sức tâm thần của mình.

Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu cũng có thể không biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Do đó, bạn cũng có thể xem xét việc tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể hơn.

Bài Kiểm Tra Quiz Test Rối Loạn Lưỡng Cực
Bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu kết quả test cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao

Đối với những người thực hiện bài test và có tổng điểm khá cao, điều này chứng tỏ họ có nhiều khả năng mắc bệnh. Việc đối mặt với kết quả bản thân có nguy cơ mắc phải các vấn đề rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực không phải là điều dễ dàng.

Trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn thì bạn cần phải tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời. Nếu có thể tiến hành thăm khám và điều trị sớm thì bệnh nhân vẫn có nhiều khả năng phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập tốt với cộng đồng.

Nhìn chung, các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Do đó ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần tiến hành thực hiện bài kiểm tra Quiz Test, nhắm đánh giá mức độ nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực và tiến hành điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Bình luận (30)

  1. Nguyễn Thành Quang says: Trả lời

    Rối loạn lưỡng cực với rối loạn cảm xúc có phải là một không ạ?

    1. Chu Mạnh Tuấn says: Trả lời

      Chuẩn đó bạn ạ, là 2 cách gọi khác nhau thôi, đều là rối loạn giữa trầm cảm và hưng cảm

  2. Lê Văn Quân says: Trả lời

    Đoc bài này mới hiểu rõ các trạng thái biểu hiện khác nhau của trầm cảm và hưng cảm. Nghe tên lâu rồi mà giờ so sánh kiểu này mới hiểu đc

  3. Huyền Wind says: Trả lời

    Bài viết rất hay, hữu ích, thông tin chi tiết, trang của trung tâm NHC có nhiều bài nội dung chất lượng quá

  4. says: Trả lời

    Một người mà ở 2 trạng thái cảm xúc cao nhất và thấp nhất như vậy chắc căng thẳng mệt mỏi lắm nhỉ

  5. Hà Thanh Huy says: Trả lời

    Cảm ơn trung tâm đã có bài viết rất chi tiết và nhiều thông tin, em đang tìm hiểu về vấn đề này, mãi mới có 1 bài đọc cảm thấy đầy đủ và dễ hiểu

  6. Dư Vân Anh says: Trả lời

    Mình thấy các triệu chứng này rất giống với bà chị mình, vậy mà đi khám họ nói là hưng cảm thôi. Chắc phải nói chuyện lại với gia đình để thay đổi chứ chữa mãi uống bao nhiêu thuốc cũng chẳng thấy khỏi được.

    1. Lâm Ngọc Bảo says: Trả lời

      Không tìm hiểu thông tin kỹ thì rất dễ nhầm các triệu chứng tâm lý. Mà hiểu không rõ thì chữa mãi không khỏi là cũng đúng thôi.

    2. Bích Ngoc says: Trả lời

      Hưng cảm là biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết mà, bạn thử đưa người thân đi kiểm tra thêm một vài chỗ khác thêm nữa xem sao cho chắc chắn. Nên tới bệnh viện chuyên khoa hoặc các trung tâm lớn uy tín.

    3. Chu Hải Yến says: Trả lời

      Tới bệnh viện toàn kê đơn thuốc thôi ạ, em đang tìm hiểu trị liệu tâm lý không sử dụng thuốc

    4. Doãn Thị Thanh Xuân says: Trả lời

      Vậy bạn tìm đúng trang rồi, trung tâm NHC hiện là nơi trị liệu bệnh tâm lý không sử dụng thuốc uy tín nhất Việt Nam rồi

  7. Đặng Thanh Mai says: Trả lời

    Giờ em mới biết khái niệm này đó ạ, bảo sao cứ thấy lạ vì tâm trạng mình lên xuống thất thường. Em muốn khám kỹ hơn để có kết quả chính xác.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, các vấn đề tâm lý có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau, để biết cụ thể tình trạng, mức độ đang ở giai đoạn nào và có phương pháp trị liệu phù hợp, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  8. Bùi Minh Chiến says: Trả lời

    Em vừa cho người nhà làm thử bài test này thì có vấn đề tâm lý thật mà thuyết phục đi khám không được. Trung tâm hỗ trợ em được không ạ?

    1. Hoàng Trung Anh says: Trả lời

      Nhiều khi người bị bệnh tâm lý rất khó hợp tác nên muốn đưa đi kiểm tra cũng khó

    2. Cao Mai Trang says: Trả lời

      Cái này cứ hỏi trực tiếp đơn vị khám thì họ sẽ hướng dẫn tốt hơn vì mình không hiểu rõ dễ khiến họ phản ứng mạnh lắm

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  9. Hứa Phương Thảo says: Trả lời

    Em có người nhà bị bệnh này nhưng uống thuốc lâu năm không khỏi. Cho em hỏi bị nhiều năm như vậy rồi thì có chữa bằng phương pháp tâm lý được không?

    1. Nguyễn Hà Chi says: Trả lời

      Bạn nên cho đi khám để các chuyên gia họ đưa ra kết luận nhé. Dù sao thì bị lâu năm vậy mà dùng cách này không khỏi, nơi này chữa không được thì cũng nên thử tới chỗ khác. Chứ để vậy tội cả họ lẫn người nhà lắm. Thử đủ cách cho chóng khỏi.

      1. Hứa Phương Thảo says: Trả lời

        Dạ em cám ơn, em hiểu rồi ạ

    2. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, các vấn đề tâm lý có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau, để biết cụ thể tình trạng, mức độ đang ở giai đoạn nào và có phương pháp trị liệu phù hợp, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  10. Đỗ Oanh says: Trả lời

    Bài test rối loạn lưỡng cực đầy đủ và chi tiết nhất em tìm được cả ngày nay trên google, có nhiều bài test tâm lý như vậy nữa thì tốt.

  11. Louis Phạm says: Trả lời

    Rối loạn lưỡng cực phức tạp nhỉ? Vừa trầm cảm vừa hưng cảm như vậy rất khó lường xẩy ra những chuyện không ngờ tới lúc nào không biết. Tốt nhất là nên chữa sớm.

    1. Trương Thị Kim Nhâm says: Trả lời

      Rối loạn lưỡng cực là khổ lắm vì khó lường ấy bạn. Người trầm cảm dễ làm hại bản thân còn người hưng cảm thì hay gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới xung quanh. Rối loạn thì lúc này lúc kia, khổ đủ đường.

    2. Dương Ngọc Hân says: Trả lời

      Đúng thật nhỉ, như vậy thì cũng khó để người nhà có thể kiểm soát được để tránh sự cố

    3. Phạm Văn Trường says: Trả lời

      Đã là bệnh thì bệnh gì chẳng nên chữa, để lâu đều có thể nặng hơn và nguy hiểm

  12. Nhữ Lan Anh says: Trả lời

    Đang uống thuốc mãi không khỏi thì chuyển qua chữa tâm lý được không nhỉ?

    1. Lâm Thuý Linh says: Trả lời

      Được đó bạn ơi, chữa tâm lý xong còn bỏ được thuốc mà, mình là người trực tiếp đã khỏi nên muốn chia sẻ cho bạn như vậy. Chữa 1 lần mà khỏi còn hơn uống thuốc dai dẳng mãi mà chỉ như giảm đau vậy thôi mãi có khỏi được đâu.

    2. Đinh Hương Trà says: Trả lời

      Mình chữa song song cả tâm lý và uống thuốc, dần thì bỏ được thuốc và khỏi hẳn. Chúc bạn mau khoẻ!

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *