Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Hướng dẫn dùng lá vông chữa mất ngủ tại nhà

Dùng lá vông chữa mất ngủ là một trong các mẹo dân gian đã được đúc kết từ rất lâu và hiện đang được áp dụng rộng rãi. Các triệu chứng như khó ngủ, ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm sẽ được cải thiện rõ ràng nếu người bệnh kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. 

Công dụng chữa mất ngủ của lá vông

Mất ngủ hiện đang là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào và hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Với những căng thẳng, áp lực của công việc, học tập, cuộc sống, gia đình khiến cho con người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực gây nên tình trạng khó ngủ, trằn trọc cả đêm.

Tình trạng này nếu kéo dài và không được can thiệp sẽ gây tác động đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khác. Hiên  nay, chứng mất ngủ cũng có thể dễ dàng chữa khỏi bằng rất nhiều các phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc Tây, áp dụng các bài thuốc Đông y, các liệu pháp hỗ trợ, tâm lý trị liệu,…

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Đối với những trường hợp mất ngủ cấp tính, các triệu chứng bệnh vẫn biểu hiện ở mức độ nhẹ thì mọi người hay lựa chọn áp dụng các mẹo dân gian để điều trị. Bởi vì các thảo dược thiên nhiên sẽ đảm bảo an toàn và tiết kiệm được nhiều chi phí cho người bệnh. Trong số đó thì việc dùng lá vông chữa mất ngủ tại nhà hiện đang được áp dụng nhiều nhất và giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện rất tốt.

Trong y học cổ truyền, lá vông là một loại cây mọc hoang và rất dễ tìm. Loại thảo dược này có vị đắng, chát, tính bình với công dụng an thần, hạ nhiệt, tiêu tích, gây ngủ, cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đồng thời, sử dụng các bài thuốc từ lá vông còn giúp giảm bớt căng thẳng, cảm giác lo lắng, bồn chồn.

Lá vông còn có tên khoa học là Erythrina variegata L. Trong một số nghiên cứu cho biết rằng, chiết xuất của loại thảo dược này có chứa hoạt chất erythrin có tác dụng làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương, tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, việc dùng lá vông chữa mất ngủ chỉ mang lại kết quả cho những trường hợp bệnh nhẹ và hỗ trợ thuyên giảm cho các đối tượng bệnh nặng.

dùng lá vông chữa mất ngủ
Lá vông có vị đắng, chát, tính bình với công dụng an thần, hạ nhiệt, gây ngủ, cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Hướng dẫn dùng lá vông chữa mất ngủ tại nhà

Có rất nhiều cách để dùng lá vông chữa mất ngủ tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

1. Các dùng lá vông ngâm rượu chữa mất ngủ hiệu quả

Không chỉ lá vông mà ngay cả rượu trắng cũng có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Rượu trắng sẽ làm cho cơ thể ấm lên và tạo cảm giác buồn ngủ khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải, không được lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tốt nhất bạn chỉ nên uống một ly trước lúc đi ngủ, sẽ giúp giấc ngủ được dễ dàng và sâu giấc hơn.

dùng lá vông chữa mất ngủ
Mỗi ngày uống khoảng 10ml đến 20ml rượu ngâm lá vông sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá vông
  • Rượu trắng
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy kín

Cách thực hiện:

  • Lá vông đem đi rửa thật sạch và để ráo nước
  • Cắt lá vông thành từng khúc nhỏ và cho vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn
  • Cho thêm rượu trắng vào trong, cứ 100g lá vông sẽ sử dụng 1 lít rượu trắng.
  • Bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15 đến 20 ngày là có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày nên uống khoảng 10ml đến 20ml sẽ giúp giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.

2. Uống nước lá vông giúp ngủ ngon

Dùng lá vông để nấu nước uống hàng ngày cũng giúp cho chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ và ngủ sâu giấc. Đây cũng là một trong các cách đơn giản, có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 8g đến 16g lá vông phơi khô
  • 200ml nước sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vông và để ráo nước
  • Dùng một cái ấm đất để sắc nước lá vông trên lửa nhỏ
  • Đun đến khi thấy lượng nước cô đặc lại còn khoảng ̀50ml thì tắt bếp.
  • Nên uống nước khi còn ấm.

3. Kết hợp lá vông với các loại thảo dược khác

Mẹo dùng lá vông chữa mất ngủ sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi bạn kết hợp cùng với những loại thảo dược trị mất ngủ khác. Các loại thảo dược như táo nhân, tâm sen, hoa nhài cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn.

dùng lá vông chữa mất ngủ
Kết hợp lá vông cùng tâm sen và các loại thảo dược khác sẽ làm gia tăng công dụng trị mất ngủ của bài thuốc.

Cách 1:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 16g lá vông
  • 10g táo nhân
  • 5g tâm sen ̣̣̣̣̣
  • 2 đến 3 bông hoa nhài
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá vông rửa sạch và vò nát.
  • Táo nhân đem sao vàng, tâm sen sao cho dậy mùi thơm.
  • Sử dụng tất cả các nguyên liệu trên hãm cùng với nước đun sôi trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Sau đó cho thêm hoa nhài vào và uống khi còn ấm.

Cách 2:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g lá vông
  • 50g lạc tiên
  • 10g lá dâu tằm
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu và cho vào chảo nóng để sao vàng.
  • Dùng 1 lít nước đun sôi để hãm cùng các nguyên liệu trên trong khoảng 15 phút
  • Nên dùng khi còn ấm và uống vào buổi tối để giấc ngủ được ngon hơn.

4. Món ăn chữa mất ngủ chế biến từ lá vông

Lá vông không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, Đông y mà còn là nguyên liệu có thể dùng để nấu ăn. Để món ăn được ngon hơn bạn nên chuẩn bị lá vông non, không dập nát hoặc bị sâu.

dùng lá vông chữa mất ngủ
Các món ăn chế biến từ lá vông cũng có lợi ích rất tốt cho giấc ngủ của bạn.

4.1 Lá vông luộc

  • Chuẩn bị lượng lá vông vừa đủ, rửa sạch
  • Dùng nước sôi để luộc chín lá vông, cho thêm vào một ít muối
  • Khi lá vông vừa chín tới thì vớt ra
  • Có thể ăn kèm với cơm như một món rau ăn kèm
  • Nước luộc lá vông có thể nêm nếm để dùng thay canh

4.2 Canh lá vông nấu cùng tôm đất

  • Chuẩn bị: lá vông, tôm đất, hành, dầu ăn và gia vị cần thiết.
  • Tôm lột sạch vỏ, làm sạch và ướp cùng hành và gia vị.
  • Làm nóng chảo và phi thơm hành, cho tôm vào xào chín.
  • Sau đó cho thêm ít nước vào, đợi khi nước sôi thì cho lá vông vào.
  • Để lửa vừa khoảng ̀ phút thì tắt bếp và dùng canh.

4.3 Món lá vông xào nhộng tằm

  • Nhộng tằm đem đi rửa sạch và để cho ráo nước thì tẩm ướp gia vị.
  • Lá vông cũng làm sạch và cắt thành khúc vừa ăn.
  • Phi thơm hành trên chảo nóng và cho nhộng vào xào.
  • Khi thấy nhộng bắt đầu chín thì cho lá vông vào, xào đều tay đến khi chín đều thì tắt bếp.
  • Có thể ăn cùng với cơm hoặc bánh tráng để ngon hơn.

Một số lưu ý khi dùng lá vông chữa mất ngủ

Dùng lá vông chữa mất ngủ tuy là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ và có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chữa mất ngủ bằng lá vông là một trong các mẹo dân gian được đúc kết từ xa xưa nên bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian lâu nhất định và không được lạm dụng quá nhiều.
  • Khi phơi khô lá vông bạn nên lựa chọn nơi có bóng râm, hạn chế ánh nắng trực tiếp của mặt trời sẽ làm cho thành phần dưỡng chất trong lá bị giảm đi.
  • Không áp dụng phương pháp dùng lá vông chữa mất ngủ cho những đối tượng bị đỏ, sưng, nóng, đau khớp.
  • Chỉ nên áp dụng lá vông chữa mất ngủ cho những trường hợp xuất phát từ thận và can. Những trường hợp mất ngủ do phế, tỳ, tâm sẽ không có hiệu quả cao.
  • Để tránh là cho tình trạng mất ngủ biến chuyển nghiêm trọng hơn, bạn không được áp dụng phương pháp này cho trẻ em, những đối tượng bị cao huyết áp.
  • Dùng lá vông chữa mất ngủ chỉ được xem là biện pháp hỗ trợ và không thay thế hoàn toàn cho các liệu pháp y tế.
  • Để chứng mất ngủ được cải thiện tốt hơn, người bệnh cần phải kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh giấc ngủ tốt hơn.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thông tin của bài viết trên đây đã hướng dẫn cách dùng lá vông chữa mất ngủ tại  nhà. Hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng thành công để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, khi thấy tình trạng bệnh không được thuyên giảm hoặc có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng hơn bạn nên tìm đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *