Điều Trị Rối Loạn Lưỡng Cực Trong Bao Lâu?

Điều trị rối loạn lưỡng cực trong bao lâu là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Thực tế, rối loạn lưỡng cực là bệnh mãn tính nên điều trị phải được thực hiện lâu dài để có thể cắt các cơn hưng cảm, trầm cảm và ngăn ngừa tái phát.

điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu
Điều trị rối loạn lưỡng cực trong bao lâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm

Điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu thì khỏi?

Rối loạn lưỡng cực – Bipolar Disorder là một dạng rối loạn khí sắc với đặc điểm là các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm/ hưng cảm nhẹ xuất hiện xen kẽ. Thông thường, trầm cảmhưng cảm sẽ xuất hiện riêng lẻ theo từng giai đoạn, sau đó chuyển sang giai đoạn ổn định và tiếp tục tái phát. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân xuất hiện cả trạng thái hưng cảm và trầm cảm liền kề (gọi là giai đoạn hỗn hợp).

Đa phần bệnh nhân đều xuất hiện cơn hưng cảm trước. Trạng thái hưng cảm thường sẽ kéo dài trong 3 tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn ổn định. Thời gian bệnh ổn định sẽ kéo dài trên dưới 1 năm và chuyển sang giai đoạn trầm cảm, trạng thái trầm cảm thường dài hơn hưng cảm (trung bình khoảng 9 tháng).

Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân xuất hiện từ 4 giai đoạn trở lên trong vòng một năm. Những trường hợp này được gọi là rối loạn lưỡng cực chu kỳ nhanh.

Điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đây bệnh rối loạn tâm thần mãn tính với tiến triển dai dẳng, kéo dài suốt đời và khởi phát theo chu kỳ. Hiện tại, bệnh chưa thể chữa dứt điểm nên việc điều trị phải được thực hiện suốt đời.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng sử dụng thuốc có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Thực tế, nhiều bệnh nhân không ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, ngay sau khi ngưng thuốc, bệnh sẽ tái phát trong một thời gian ngắn.

Tóm lại, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực phải điều trị suốt đời. Tích cực điều trị sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian ổn định, hạn chế các đợt tái phát và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong đó, khoảng 7% bệnh nhân hoàn toàn không tái phát bệnh sau khi can thiệp điều trị.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là bệnh mãn tính không thể điều trị hoàn toàn. Chính vì vậy, người bệnh nên có kế hoạch cụ thể để quản lý và kiểm soát rối loạn lưỡng cực hiệu quả. Những lời khuyên sau sẽ giúp bệnh nhân có thêm kinh nghiệm để sống chung với bệnh một cách thuận lợi nhất:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Thuốc được dùng trong giai đoạn bệnh tiến triển và giai đoạn ổn định. Tùy theo giai đoạn và triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Thuốc điều chỉnh khí sắc là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, một số trường hợp có thể được dùng kết hợp thêm với thuốc an thần. Cả hai nhóm thuốc này đều có tác dụng cắt cơn trầm cảm, hưng cảm và phòng ngừa bệnh tái phát.

điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu
Sử dụng thuốc có thể cắt cơn hưng cảm, trầm cảm và ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực tái phát

Dùng thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra không ít tác dụng phụ bên cạnh những lợi ích mang lại. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân một số cách khắc phục khi gặp phải tác dụng phụ. Chẳng hạn như nên uống cà phê và trà vào buổi sáng để phòng tránh tác dụng an thần. Tập thể dục, giảm lượng mỡ, đường và tinh bột để tránh tăng cân,…

Thực tế, có không ít bệnh nhân tự ý giảm liều hoặc thậm chí ngưng sử dụng thuốc khi nhận thấy triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho các cơn hưng cảm và trầm cảm tái phát. Do đó, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều hay ngưng sử dụng thuốc.

2. Tổ chức lại lối sống

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cũng nên tổ chức lại lối sống để nâng cao thể lực và ổn định tinh thần. Bên cạnh đó, lối sống khoa học còn giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực.

điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu
Ngoài các phương pháp y tế, bệnh nhân nên tổ chức lối sống khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị

Lối sống khoa học dành cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực:

  • Hầu hết các loại thuốc điều trị đều có thể gây tăng cân, tăng cảm giác thèm ăn, buồn ngủ, rụng tóc,… Do đó, bệnh nhân nên kiêng đường, tinh bột và mỡ trong chế độ ăn. Bên cạnh đó, cần hạn chế rượu bia và thức uống có gas.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu Omega 3, kẽm và vitamin để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, thêm các nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn còn giúp xoa dịu tâm trạng và ổn định tinh thần.
  • Bệnh nhân cần chú ý ăn đủ bữa, không nên nhịn ăn hoặc ăn uống thất thường. Trong trường hợp thèm ăn do ảnh hưởng của thuốc, nên chọn các món ăn vặt ít calo như trái cây tươi, nước ép, các loại hạt rang sấy,…
  • Dành ít nhất 3 – 4 buổi/ tuần để tập thể dục thể thao. Hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe và kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm nồng độ hormone cortisol. Thói quen tập thể dục còn giúp ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, qua đó giúp giảm triệu chứng và hạn chế tần suất bệnh tái phát.
  • Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc là bí quyết giúp bệnh nhân kiểm soát rối loạn lưỡng cực hiệu quả. Chất lượng giấc ngủ tỷ lệ thuận với sức khỏe tinh thần và thể chất. Duy trì giấc ngủ kéo dài 7 – 8 giỡ/ ngày sẽ giúp bệnh nhân giữ tinh thần ổn định, vui vẻ và có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc lá, dùng bia rượu và chất kích thích.
  • Bệnh nhân cần cân đối thời gian làm việc, không nên làm việc với cường độ cao khiến cơ thể bị stress và suy nhược. Đây chính là điều kiện để rối loạn lưỡng cực tái phát hoặc làm nghiêm trọng các triệu chứng sẵn có.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nên tìm gặp bác sĩ để được thay đổi phác đồ điều trị. Bởi ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân cần phải dùng nhiều loại thuốc và liều lượng thường cao hơn giai đoạn ổn định. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể thực hiện hành vi tự sát trong trạng thái trầm cảm và phải đối mặt với hậu quả nặng nề từ các hành vi liều lĩnh trong cơn hưng cảm.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ thắc mắc “Điều trị rối loạn lưỡng cực trong bao lâu?”, đồng thời có được những lời khuyên hữu ích để có thể quản lý bệnh thành công. Thực tế, bệnh nhân hoàn toàn có thể ổn định trong nhiều năm nếu tuân thủ điều trị. Vì vậy, nên giữ cho mình tinh thần thoải mái để có thể vượt qua bệnh tật và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *