[VTV3] Tâm lý tuổi vị thành niên – Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến chia sẻ

Trước tình trạng thực tế và những con số đáng báo động về trầm cảm ở độ tuổi học sinh, sinh viên, chương trình Mỗi ngày một niềm vui – VTV3 đã thực hiện Talk show với chủ đề “Vấn đề tâm lý tuổi vị thành niên”.

Chị Đỗ Thị Nhài (áo đen) và Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến (áo vàng) tại trường quay Mỗi ngày một niềm vui – VTV3

Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cùng với chị Đỗ Thị Nhài, phụ huynh của Nguyễn Hạnh Nguyên đã hoàn thành chương trình trị liệu tâm lý tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, đã nhận lời mời tham gia chương trình.

Thực trạng vấn đề tâm lý ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam

Những năm gần đây, trầm cảm, rối loạn lo âu, stress… đã trở thành những vấn đề phổ biến được xã hội quan tâm hơn. Đặc biệt là ở độ tuổi vị thành niên. Những con số thống kê, đánh giá trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ vấn đề này.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 13,5 triệu người tương đương với 15% dân số có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Riêng với tuổi vị thành niên, một khảo sát mới nhất của bệnh viện Nhi Trung ương về sức khỏe tâm thần cho thấy tỷ lệ sàng lọc trầm cảm là 26%, stress căng thẳng là 33% và có rối loạn lo âu là tới 38%.

Trầm cảm tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn mà tâm sinh lý con người khá nhạy cảm với những mối quan hệ trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, xã hội, học tập và định hướng tương lai hay những thay đổi của chính bản thân mình. Bởi vậy mà trẻ có rất nhiều vấn đề cần sự dẫn dắt, hỗ trợ, đồng hành của những người trưởng thành, đặc biệt là cha mẹ.

Nếu như những vấn đề mà các bạn trẻ thấy bối rối không được thấu hiểu, sẻ chia thì dễ dẫn đến những bế tắc và hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn nội tâm, cảm xúc tiêu cực, nỗi sợ… Dần dần phát triển thành những vấn đề tâm lý lớn hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, sang chấn tâm lý…

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Đáng sợ hơn, trầm cảm ở giai đoạn nặng có thể khiến con người có những hành vi làm tổn hại chính bản thân mình, thậm chí là cả người xung quanh, suy nghĩ đến việc kết thúc sự sống của mình, thậm chí là thực hiện hành vi thực sự.

Trong cuộc sống hàng ngày, đâu đó chúng ta vẫn nghe thấy những câu chuyện xót xa ở độ tuổi dậy thì, vị thành niên. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng ghi nhận tự tử là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở thanh thiếu niên 15-29 tuổi.

Tất cả những câu chuyện, những con số thống kê đã cho chúng ta thấy rõ trầm cảm ở tuổi vị thành niên đang là vấn đề cần được xã hội quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Nguyên nhân dẫn đến bất ổn tâm lý và biểu hiện ở tuổi vị thành niên

Theo Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất ổn tâm lý ở tuổi vị thành niên, một số nguyên nhân lớn có thể kể đến như:

– Áp lực học tập.
– Áp lực từ kỳ vọng của cha mẹ, người thân trong gia đình.
– Áp lực từ kỳ vọng của thầy cô, bạn bè.
– Áp lực từ chính các con với bản thân mình.

Biểu hiện của trầm cảm khá đa dạng ở mỗi trường hợp và mỗi cấp độ khác nhau. Bởi vậy, cha mẹ cần quan sát con một cách tinh tế để nhận ra những bất ổn trong tâm lý của con. Quan sát tinh tế ở đây là quan sát con để thấu hiểu và đồng hành chứ không phải soi mói, phán xét, chê trách con.

Với kinh nghiệm trị liệu tâm lý cho nhiều bạn trẻ tuổi vị thành niên, chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chia sẻ ngắn gọn: “Trầm cảm ở mức độ nhẹ thì các bạn trẻ sẽ không muốn chia sẻ, đóng mình lại, nghiêm trọng hơn một chút là ngại nhắc đến học tập, mục tiêu, ước mơ. Trầm trọng hơn nữa sẽ có những biểu hiện muốn tự hại bản thân mình, thậm chí có những bạn khủng hoảng từ ý nghĩ đến hành động muốn gây tổn thương cho người khác”.

Hạnh Nguyên (2004, Hưng Yên) đã từng có khoảng thời gian khá dài rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn. Sau thời gian đồng hành cùng chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Hạnh Nguyên đã ổn định tâm lý, tập trung vào học tập và có mối quan hệ tốt hơn với gia đình, bạn bè.

Chia sẻ với phóng viên của chương trình Mỗi ngày một niềm vui của truyền hình VTV3, bạn trẻ Hạnh Nguyên nhớ lại những ngày tháng bất ổn đó: “Con hay cảm thấy cô đơn và cảm thấy bị làm phiền, muốn trốn đi một góc nào đó của cuộc sống để không ai biết đến con. Ban đầu con cũng muốn là con sẽ chia sẻ với mẹ và mẹ sẽ đồng cảm với con nhưng khi mọi chuyện nó đã đi quá xa rồi, con ko còn mong cầu điều gì từ người khác nữa”.

Hạnh Nguyên cũng chia sẻ rằng, em cảm thấy áp lực khi bị mẹ so sánh với người khác. Điều này khiến em nghĩ rằng mình phải học giỏi thì ba mẹ mới yêu nên em luôn nỗ lực học tập và cảm thấy mình học bao nhiêu cũng không đủ.

Trái với những suy nghĩ của Hạnh Nguyên, chị Nhài – phụ huynh của Hạnh Nguyên chia sẻ: “Trước giờ tôi không cầu toàn con học nhưng mà bản thân con luôn đặt áp lực cho mình vì nghĩ rằng, con phải luôn học giỏi thì mẹ mới yêu”.

Là cha mẹ, ai cũng yêu thương và muốn dành cho con những điều tốt nhất nhưng nếu cha mẹ không được thể hiện đúng cách thì đôi khi con cũng không cảm nhận được tình cảm thiêng liêng đó.

Chia sẻ trong chương trình, chị Nhài xúc động nói rằng: “Lúc đó, tôi tiếp xúc với con chỉ mong con hiểu là tất cả mọi thứ trên đời này mẹ không cần ngoài con. Tôi chỉ muốn gửi thông điệp đó đến con nhưng con hoàn toàn không cảm nhận được và con cảm thấy mọi người chỉ muốn làm hại con. Mong muốn là thế nhưng tôi không thể bước được và trái tim con, không ai có thể chạm được vào con tôi cả”.

Là một người làm mẹ, chị đã cố gắng giúp con thoát ra khỏi vấn đề tâm lý nhưng những thông điệp chị gửi đến con mình thì Hạnh Nguyên lại không cảm nhận được. Và đâu đó, Hạnh Nguyên cũng từng gửi thông điệp của mình đến mẹ mà chị Nhài cũng chưa thể nhận ra: “Tôi không biết những thông điệp đấy từ con”.

Chính những điều này đã đẩy mối quan hệ giữa hai mẹ con đi xa hơn và sự nỗ lực cố gắng đồng hành cùng con với chị không mang lại hiệu quả. Chị Nhài chia sẻ: “Tôi có nói thế nào đi chăng nữa thì con cũng mặc kệ, mọi cái sự can thiệp của gia đình vào con lúc đấy không có tác dụng. Mẹ con tôi cứ căng thẳng như thế trong một thời gian khá dài”.

Định hướng đúng đắn từ chuyên gia giúp phụ huynh đồng hành cùng con tốt hơn

Trước khi đến NHC Việt Nam, Hạnh Nguyên và gia đình đã từng tìm đến một số địa chỉ khác nhưng chưa có sự phù hợp. Sau một thời gian đồng hành cùng chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Hạnh Nguyên đã có những cải thiện rõ rệt về mặt tâm lý đồng thời, gia đình cũng hòa hợp, gắn kết hơn nhờ giải pháp, sự hỗ trợ và các phương pháp trị liệu chuyên sâu của NHC Việt Nam. Sự đồng hành của chuyên gia không chỉ tập trung vào khách hàng mà còn là người thân trong gia đình của khách hàng để tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho con trẻ trong hiện tại và tương lai.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Khi gặp vấn đề tâm lý, các bạn trẻ đóng của trái tim mình lại và các bạn ý nghi hoặc với cả thế giới, các bạn ý muốn phản kháng, muốn chống đối với tất cả những người xung quanh. Bởi vậy, chúng ta cần thực sự tinh tế và đồng hành cùng các bạn trẻ bằng cả trái tim mới có thể bước được vào trái tim của các bạn trẻ và giúp các bạn ấy vượt qua được khó khăn, thử thách.

Khác với nhiều người thường nghĩ rằng, những người làm nghề liên quan đến tâm lý thường đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình thì Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam lại rất ít đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình. Thay vào đó, chuyên gia giúp khách hàng tự nhận diện ra vấn đề của mình có giải pháp cho riêng mình đồng thời đồng hành cùng khách hàng kiên định thực hiện giải pháp mà mình đã đề ra.

Với cha mẹ cũng vậy. Bên cạnh những chia sẻ để phụ huynh hiểu được tâm tư, vấn đề của con mình thì chuyên gia cũng có những hướng dẫn cụ thể để cha mẹ đồng hành cùng con đúng cách, đặc biệt là cách giao tiếp, cách sử dụng ngôn từ phù hợp. Đối với người trầm cảm có những từ khóa được coi là “tử huyệt cảm xúc” mà khi người nhà nhắc tới sẽ giống như châm ngòi nổ vậy nên ba mẹ cần phải tránh.

Ví dụ như với những người có ám ảnh, mặc cảm về cơ thể mình béo, thừa cân thì người nhà chỉ cần nhắc đến những câu như “ăn cái này không béo đâu con” hay “mẹ thấy con có béo đâu, bình thường mà” thì họ đã bật lên những cảm xúc tiêu cực rồi.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam còn thực hiện các quy trình trị liệu chuyên sâu để giúp khách hàng chữa lành những tổn thương ở tầng sâu trong vô thức, giúp khách hàng thay đổi tư duy, niềm tin tích cực hơn và có kỹ năng cân bằng cảm xúc trong những trường hợp không như ý trong cuộc sống, kết nối với người thân trong gia đình.

Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chia sẻ: “Chúng tôi cũng thực hiện một số quy trình chữa lành mối quan hệ 2 mẹ con, kết nối mẹ với con, con với mẹ để lấy lại niềm tin. Rất là ít lời khuyên để cho mọi người có thể tự nhìn thấy vấn đề của mình, tự nêu ra giải pháp của mình. Chúng tôi đồng hành, kiên trì, kiên định thực hiện giải pháp mà mình cùng khám phá ra nó để mà thay đổi chính bản thân mình. Mỗi người thay đổi một chút, cả một gia đình, một tập thể sẽ được thay đổi.

Đồng hành 1:1 là điểm nổi bật trong chương trình trị liệu tâm lý của NHC Việt Nam. Như vậy, mỗi khách hàng sẽ có một liệu trình riêng biệt để có thể giải quyết vấn đề tận sâu gốc rễ và giúp cha mẹ thấu hiểu và đồng hành với con một cách tốt nhất.

Thông qua quá trình đồng hành giúp con thoát khỏi vấn đề tâm lý, chị Nhài có lời nhắn nhủ, gửi gắm đến các bậc cha mẹ đang có con trong lứa tuổi vị thành niên rất dễ bị tổn thương tâm lý: Hãy cho con thời gian và cho chính mình thời gian. Khi con đã chia sẻ được với mình thì mình cần thực sự lắng nghe với cả trái tim. Con đến mức độ phải cầu cứu mình thì có thể sự trả giá sẽ rất đắt nếu chúng ta không thực sự để tâm tới vấn đề của con. Tôi rất mong các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi này, hãy dành thời gian quan sát con, lắng nghe con, để phát hiện ra những thay đổi bất thường từ con một cách sớm nhất có thể.

Chương trình Mỗi ngày một niềm vui – VTV3 với sự đồng hành của chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến cùng những người trong cuộc đã mang đến cho khán giả cái nhìn rõ nét hơn về trầm cảm từ chia sẻ chân thật của những người trong cuộc.

Xem chi tiết chương trình Mỗi ngày một niềm vui – VTV3, số ra ngày 22/10/2022: 

Nếu bạn cần chuyên gia hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

[Hot] [VOV] Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến hỗ trợ sĩ tử bước vào mùa thi
[New]Trầm cảm tuổi dậy thì – NHC Việt Nam đồng hành cùng truyền hình Vĩnh Long
[Xem nhiều nhất] VTV2 giới thiệu giải pháp trị liệu trầm cảm không dùng thuốc của Trung tâm NHC Việt Nam

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *