Tổng kết Zoom meeting Số 04 – Kiến tạo mối quan hệ hoà hợp

Chương trình Zoom Meeting số 04 – “Kiến tạo mối quan hệ hòa hợp” nằm trong Chuỗi 8 ngày Hẹn hò với Hạnh phúc diễn ra vào ngày 23/11/2022 do Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Master Coach Nguyễn Minh Duyên thực hiện.

Yêu thương & Biết ơn là phương thuốc chữa lành cho tất cả

Khi nhắc về kiến tạo mối quan hệ hòa hợp ta có 3 góc nhìn về “kiến tạo mối quan hệ hòa hợp với chính mình, kiến tạo mối quan hệ hòa hợp với người khác, kiến tạo mối quan hệ hòa hợp đối với thế giới xung quanh”.

Yêu thương & Biết ơn là phương thuốc chữa lành cho tất cả. Vậy điều gì khiến yêu thương và biết ơn trở nên vô cùng quan trọng để giúp chúng ta kiến tạo mối quan hệ hòa hợp với chính mình? 

Đôi lúc, chúng ta không thể đón nhận được tình yêu thương từ người thân của mình. Ngay cả khi lập gia đình, nhà chồng đối xử tốt, nhưng lại luôn có một sự hoài nghi rằng liệu mình có xứng đáng để đón nhận được điều đó hay không? Khi có người đối đãi tử tế, mình lại chối bỏ và có xu hướng phán xét từ bên trong thì chúng ta không thể mở lòng để đón nhận được sự quan tâm, sự đối xử tử tế từ một ai đó đối với mình.

Yêu thương & Biết ơn là phương thuốc chữa lành cho tất cả
Yêu thương & Biết ơn là phương thuốc chữa lành cho tất cả

Mình hoài nghi rằng liệu người ta có thương hại mình không? Liệu đây rằng có phải là sự quý mến đích thực hay là có một động cơ ẩn ý nào đó? Đó là vì mình từng bị tổn thương. Vì mọi thứ trên thế giới này đều là sự kết nối về mặt năng lượng. Căn nguyên gốc rễ của việc khiến chúng ta thấy rằng mình không xứng đáng, mình chối bỏ những điều đó vì mình không dám đón nhận. Trong quá khứ, trải nghiệm tiêu cực thời cơ ấu có thể tác động đến chúng ta trong quá trình trưởng thành. Mối quan hệ đối với cha mẹ ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta khi ở độ tuổi trưởng thành.

Nhu cầu của một đứa trẻ nội tâm chưa được đáp ứng vì khi chúng ta sinh ra, chúng chưa được đón nhận đủ tình yêu thương của một người mẹ, chúng mắc kẹt thì khi đó mô thức tâm lý sẽ có xu hướng là cho nhiều hơn. Chúng ta cảm giác chúng ta thoải mái khi chúng ta cho đi, khi ai đó quan tâm chúng ta, chúng ta sẽ có cái cảm giác mặc cảm với chính mình. Chúng ta sẽ có cảm giác mình là gánh nặng và mình sẽ không cảm thấy thoải mái.

Khi không thường xuyên được tình yêu thương từ gia đình, đứa trẻ sẽ lớn lên với tâm thế cho rằng cuộc sống này là thiếu thốn tình yêu thương, hoặc điều đó không quan trọng. Và họ sẽ thiếu can đảm để lấn sâu vào một mối quan hệ mật thiết hơn để mở lòng, để đón nhận tình yêu thương, hoài nghi rằng thế giới này liệu tình yêu là có thật hay không. Chúng ta hoài nghi về sự tử tế của thế giới xung quanh. Chúng ta không tin được rằng có một cánh tay nào đó có thể hỗ trợ mình. Đó là chúng ta đang có vấn đề với chính bản thân mình.

Từ 0 đến 21 tuổi có những sự kiện trọng đại, đầy cảm xúc nào đó đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của chúng ta. Chúng ta cần tìm cách hóa giải, chữa lành và kiến tạo lại mối quan hệ đối với chính mình lành mạnh hơn.

Câu chuyện là bắt đầu từ yêu thương, yêu thương, xuất phát từ việc nhận diện ra những bất ổn trong chính bản thân của mình, với những tổn thương để chúng ta chữa lành. Khi chữa lành chúng ta phải biết chúng ta vỡ ở đâu, chúng ta mới chữa được. Hãy quan sát những hiện tượng trong cuộc sống của mình, có một mô thức lặp đi lặp lại lặp đi lặp lại, đó là yêu thương.

Ẩn đằng sau mỗi một điều mà chúng ta đang nghĩ, đó là vấn đề thì đều là một thông điệp tuyệt vời của cuộc sống để giúp cho chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Hãy sống chậm hơn, quay trở về bên trong mình, chữa lành chính bản thân mình, chuyển hóa những nỗi sợ bên trong để chúng ta hành động một cách quyết liệt hơn.

Chấp nhận biến cố là một món quà

Khi gặp khủng hoảng về cả mối quan hệ, sức khỏe, công việc tài chính, trong tâm lý học có một hiệu ứng gọi là hiệu ứng Murphy, tức là mọi vấn đề đổ dồn vào cùng một lúc. Ta sẽ cảm thấy mất phương hướng về tương lai của chính mình, đó là cảm giác không hề dễ dàng.

Nhưng hãy nhìn vào biến cố đó và cảm nhận cơ hội này để mình học cách yêu mình, học cách yêu bản thân mình như thế nào. Nhìn lại hành trình, trải nghiệm của chính mình, từ những vụ vỡ của mình và sau đó xâu chuỗi lại để thấy rằng có điều gì mình cần học được ở đây hay không.

Hãy nhìn vào biến cố đó và cảm nhận cơ hội này để mình học cách yêu mình, học cách yêu bản thân mình như thế nào
Hãy nhìn vào biến cố đó và cảm nhận cơ hội này để mình học cách yêu mình, học cách yêu bản thân mình như thế nào

Mình mang mang điều đó ra để mình chia sẻ với một tâm nguyện rằng ai đó có thể nhận được một từ khóa nào đó, giúp cho hành trình của họ được vững vàng hơn. Biết ơn cho những điều gì ta đã và đang đối diện để chúng ta bình an hơn được với nội tâm của chính mình. Khi chúng ta yêu bản thân mình rồi, chúng ta sẽ ngừng phán xét, chỉ trích mình. Khi chúng ta yêu thương bản thân mình rồi chúng ta sẽ không còn ngó sang người khác để chúng ta xem là họ có cái gì mà mình chưa có.

Chúng ta cũng cho phép mình nhận diện ra những nguyên nhân của những tổn thương mà chúng ta đang gặp. Nó xuất phát từ những tuổi thơ dữ dội, để chúng ta quay trở về học cách chữa lành. Và với tư duy là mọi thứ ổn cả thôi, thì ẩn sau mỗi một biến cố đều là một món quà.

Bản đồ của tiến sĩ Davis R. Hawkins

Nếu chúng ta sống với những cảm xúc ở phần dưới bảng, ta sẽ thấy từ hổ thẹn, có tội, lãnh đạm, đau thương, sợ hãi, tới giận dữ. Khi chúng ta rơi vào trạng thái cảm xúc này, ta trở thành người thiếu năng lượng, uể oải, thất thần, thiếu tập trung. Tiến sĩ Davis R. Hawkins đã đo lường được vô cùng chi tiết.

Bản đồ của tiến sĩ Davis R. Hawkins
Bản đồ của tiến sĩ Davis R. Hawkins

Trạng thái cảm xúc kiêu hãnh, giận dữ, thù ghét có tần sóng chỉ dưới 200. Còn khi chúng ta cho mình vào một trạng thái là dũng cảm, can đảm đối diện, yêu thương, yêu thương ở đây là tần sóng 500. Khi đó chúng ta sẽ luôn luôn có được tầng sóng tràn trề năng lượng, lúc nào cũng cảm thấy là đời đời tươi vui, cuộc sống ý nghĩa và màu nhiệm.

Chúng ta có thể thấy những vị minh sư da dẻ lúc nào cũng hồng hào tươi mới, vì đó là những bậc giác ngộ, sóng là từ 700 đến 1000Hz. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là kiến tạo mối quan hệ hòa hợp với chính mình bắt đầu từ đâu? Chính là lựa chọn cho mình những cái cảm xúc ở tầng trên.

Vậy làm thế nào để chúng ta ngừng giận dữ, ngừng chỉ trích chính bản thân mình? Xử lý những nỗi sợ hãi từ bên trong của bản thân mình? Cảm giác mặc cảm, cảm giác tội lỗi hay giống như việc đổ lỗi, lo âu hay là thù ghét sẽ kéo năng lực của chúng ta xuống. Vậy làm thế nào để chuyển hóa được cảm xúc này? Điều gì khiến cho chúng ta lại sợ hãi như vậy? Điều gì chúng ta có cảm giác mặc cảm như thế?

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Minh Duyên:

Chúng ta cần có những quy trình trị liệu chuyên sâu để giải đáp những điều này. Việc chữa lành sẽ giúp chúng ta có nền tảng để có được một cuộc sống hạnh phúc hơn, để chúng ta kiến tạo được mối quan hệ đối với người bạn đời của mình và những người thân xung quanh.

Đôi khi sự bất ổn trong mối quan hệ của chúng ta, với người bạn đời, mối quan hệ của chúng ta, bất ổn với đồng nghiệp không hẳn là do người người đó tác động. Mà đôi khi đó là do vấn đề nội tại của chính ta. Hòa hợp với chính mình sẽ là nền tảng cho việc kiến tạo mối quan hệ hòa hợp đối với thế giới xung quanh.

Thấu hiểu quy luật nhân quả

Khi học và hiểu về quy luật nhân quả thì ta sẽ thấy cuộc sống này là chúng ta gieo hạt và chúng ta gieo sự tử tế thì sẽ gặp sự tử tế. 

Chúng ta gieo sự giúp đỡ một ai đó để mình có được sức khỏe toàn diện, tạo ra cái hạt giống cho chính mình. Vì khi giúp một ai đó, vấn đề của họ được chuyển hóa là ta đang gieo một cái mầm xanh cho cuộc đời của mình. Đôi khi nhiều người nói rằng thành công là may mắn, khỏe mạnh là may mắn. Nhưng bản chất may mắn đều do chúng ta gieo trồng. Đấy là bí mật từ trí tuệ cổ xưa.

Quy luật đầu tiên có gieo có gặt. Quy luật thứ hai, gieo gì gặt nấy. Quy luật thứ ba không gieo, không gặt. Quy luật thứ tư, một hạt giống nhỏ nở thành một cây to. 

Ngày hôm nay chúng ta gieo trồng những hạt giống, giúp một ai đó có được sự tự tin, giúp một ai đó vững chắc trên hành trình lấy lại cái sức khỏe tự thân của mình, giúp một ai đó được tâm bình an. Như vậy là chúng ta đang gieo một hạt giống tốt, từ một hạt giống nở thành một vườn cây để nó giúp chúng ta đi qua những sóng gió của cuộc đời mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *