Hội chứng sợ thất bại (Atyphobic) luôn cản trở bạn thành công

Hội chứng sợ thất bại là một dạng rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể được đặc trưng bởi nỗi sợ, lo lắng quá mức, phi lý và kéo dài dai dẳng có liên quan đến sự thất bại. Tình trạng này không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, sinh hoạt đời sống mà còn là sự cản trở lớn đối với quá trình đạt được thành công của mỗi con người.  

Hội chứng sợ thất bại (Atyphobic) là gì?

Hội chứng sợ thất bại hay còn được gọi là Atyphobic – một trong các dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi được đặc trưng bởi nỗi sợ bất thường, phi lý, không rõ ràng và kéo dài dai dẳng có liên quan đến sự thất bại. Người bệnh sẽ luôn thường trực cảm giác lo sợ, bất an, ám ảnh quá mức về thất bại.

Trong thực tế, ai trong chúng ta cũng đều không muốn đối mặt với thất bại, không muốn bản thân phải vấp ngã và rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bất lực. Tuy nhiên, cuộc sống có muôn vàn khó khăn và thử thách, chúng ta rất khó để tránh khỏi những lúc thất bại, không thể hoàn thành tốt những mục tiêu, kỳ vọng của bản thân đã đưa ra.

Atyphobic
Hội chứng sợ thất bại gây ra nỗi sợ quá mức và kéo dài dai dẳng về sự thất bại.

Thế nhưng, “thất bại là mẹ thành công”, sau những lần thất bại bạn sẽ có thêm nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu để từng bước tiến đến con đường thành công. Ngay cả những người nổi tiếng, đạt được những thành tựu trên toàn thế giới cũng không thể nào tránh khỏi những lúc lầm lỡ, thất bại ê chề.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn tồn tại nỗi sợ về sự thất bại, lo lắng về những việc bản thân mình đang làm và cảm thấy xấu hổ khi không đạt được nó. Đây được xem là một trong các trạng thái tâm lý bình thường mà ai cũng đã từng trải qua. Nó khác hẳn hoàn toàn với Atyphobic, bởi hội chứng này gây ra nỗi sợ quá mức, không tương xứng với sự việc và kéo dài liên tục đối với sự thất bại.

Người bệnh sẽ luôn thường trực sự lo lắng, căng thẳng, bất an, sợ hãi tột độ về thất bại. Điều này có thể khiến họ không dám bắt đầu làm bất cứ công việc gì và gây nên những cản trở đối với đời sống, sức khỏe của bản thân.

Hội chứng sợ thất bại có thể khởi phát ở bất kỳ ai, tuy nhiên nó vẫn chưa được công nhận là một chứng tâm lý riêng lẻ dựa theo tiêu chuẩn của Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Tuy nhiên, việc can thiệp và điều trị cũng cần được thực hiện trong giai đoạn sớm để tránh gây ra những phiền toái trong đời sống hoặc làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn.

Biểu hiện của hội chứng sợ thất bại 

Tương tự như các hội chứng sợ hãi khác, Atyphobic cũng sẽ được đặc trưng bởi nỗi sợ quá mức, phi lý, kéo dài liên tục về sự thất bại. Người bệnh luôn có sự ám ảnh dữ dội về việc bản thân có thể vấp ngã, không hoàn thành tốt những mục tiêu, công việc mà bản thân đã đặt ra, lo lắng sẽ bị người khác chê cười, chế giễu.

Atyphobic
Người mắc hội chứng Atyphobic luôn thường trực nỗi sợ hãi phi lý về thất bại.

Để có thể sớm nhận biết hội chứng sợ thất bại, bạn cần chú ý và quan sát một số biểu hiện như sau:

  • Thường trực sự sợ hãi, lo lắng, bất an có liên quan đến thất bại, ngay cả những công việc, hoạt động đơn giản hàng ngày.
  • Có xu hướng tránh xa các công việc, tình huống mà bản thân cho rằng có nguy cơ cao gặp phải thất bại.
  • Người bệnh sẽ liên tục từ chối việc bắt đầu một công việc nào đó bởi họ lo lắng bản thân sẽ không thể hoàn thành tốt.
  • Cố gắng để trì hoãn các mục tiêu, dự định trong tương lai.
  • Có khả năng tìm mọi cách để che đậy, giấu giếm sự thất bại của chính mình vì sợ người khác sẽ cười chê, chỉ chích, đánh giá thấp.
  • Có cảm giác bản thân là kẻ vô dụng, bất tài, kém cỏi, thiếu tự tin, hèn nhát.
  • Dễ mất tập trung, chú ý và có sự bận tâm quá nhiều đến thất bại nên khó hoàn thành tốt các công việc được giao.
  • Sự lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khiến người bệnh mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, gặp phải các vấn đề về tim mạch, hô hấp,…
  • Khó kiểm soát cảm xúc, nhạy cảm hoặc dễ kích động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, đặc biệt là khi có ai đó đề cập đến sự thất bại.
  • Không dám thể hiện tài năng của bản thân ở bất kỳ hoạt động nào vì lo sợ sẽ thất bại.

Mức độ biểu hiện của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau tùy vào từng tình trạng. Nếu hội chứng sợ thất bại không sớm được can thiệp và khắc phục hiệu quả sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống và cản trở lớn đối với sự thành công của mỗi người bệnh.

Hội chứng sợ thất bại – Nguyên nhân do đâu?

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ thất bại. Theo đó, cũng có nhiều giả thuyết chia sẻ về việc các ám ảnh, tổn thương xảy ra trong quá khứ có thể là yếu tố tác động và làm gia tăng nỗi sợ cụ thể của nhiều người.

Atyphobic
Những trải nghiệm, ám ảnh tồi tệ về thất bại trong quá khứ có thể là nguyên nhân gây ra Atyphobic.

Việc có thể xác định được nguyên do làm khởi phát nên nỗi sợ quá mức, dai dẳng của người bệnh cũng góp phần quan trọng đối với quá trình can thiệp, tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng bệnh nhân. Cụ thể, một số yếu tố liên quan thường được nhắc đến như:

  • Ám ảnh tâm lý ở thời thơ ấu: Nếu trong quá khứ, đặc biệt là khi còn nhỏ, bạn đã từng phải đối diện với những tình huống tổn thương có liên quan đến thất bại của bản thân thì nhiều khả năng sự sợ hãi này sẽ kéo dài dai dẳng cho đến khi trưởng thành. Ví dụ, trẻ nhỏ từng thất bại trong học tập, thi cử và liên tục bị mọi người xung quanh cười chê, la mắng, trách phạt thì trẻ sẽ dần hình thành tâm lý lo lắng, sợ hãi tột độ về thất bại.
  • Do tính cách: Những người có tính cách nhút nhát, kém tự tin, rụt rè, hay lo lắng, sợ sệt sẽ có nhiều nguy cơ phát triển hội chứng sợ thất bại hơn so với bình thường. Hoặc những người có tính cầu toàn, luôn muốn mọi việc trở nên hoàn mỹ cũng sẽ lo sợ sự thất bại và dễ khởi phát chứng bệnh này.
  • Tiền sử bệnh lý: Nếu trong gia đình hoặc bản thân người bệnh đã từng mắc phải các hội chứng sợ có liên quan hay các rối loạn tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh sợ hãi,..thì tỷ lệ khởi phát bệnh cũng sẽ gia tăng.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống: Nếu ngay từ nhỏ, bạn đã phải sống theo những quy định, khuôn khổ cứng nhắc và được giáo dục về việc không được thất bại, không cho phép bản thân thua kém bất kỳ ai thì bạn cũng sẽ dần bị ám ảnh bởi điều đó và luôn có sự e ngại, dè dặt về các yếu tố có nguy cơ gây thất bại.
  • Áp lực cuộc sống: Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, hội chứng sợ thất bại có nguy cơ cao hơn so với những người trưởng thành hoặc thanh thiếu niên. Cũng bởi, lứa tuổi này phải đối diện với rất nhiều các áp lực và kỳ vọng của gia đình, xã hội.

Hội chứng sợ thất bại có thể được hình thành do nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Người bệnh đôi khi hiểu rõ được sự phi lý trong nỗi sợ của bản thân nhưng bất lực trước việc kiểm soát và loại bỏ nó ra khỏi tâm trí.

Hội chứng sợ thất bại gây cản trở sự thành công

Trong thực tế thì hội chứng sợ thất bại không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người và không có mức độ nguy hiểm quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nỗi sợ thất bại kéo dài dai dẳng và xâm chiếm lấy tâm trí, chi phối hành động, quyết định của người bệnh lại là sự cản trở to lớn đối với sinh hoạt, đặc biệt là cơ hội đạt được thành công của nhiều người.

Những người mắc phải hội chứng Atyphobic sẽ có xu hướng tránh né việc tham gia vào các công việc, hoạt động mà họ cho rằng có nguy cơ thất bại. Thậm chí, đối với các công việc quan trọng, họ cũng có khả năng muốn được trì hoãn do sự sợ hãi, lo lắng luôn bám lấy tâm trí khiến họ không dám hành động và đưa ra quyết định.

Điều này khiến cho nhiều người đánh mất đi cơ hội được thể hiện năng lực bản thân và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp từ chối đi phỏng vấn, lời mời du học hoặc ứng tuyển tại các vị trí quan trọng vì nỗi sợ thất bại của mình. Sự sợ hãi quá mức khiến họ không thể thăng tiến tốt trong công việc, không dám thể hiện bản thân và mãi dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí là suy giảm về chất lượng đời sống.

Atyphobic
Hội chứng sợ thất bại là yếu tố gây cản trở trên bước đường thành công của nhiều người.

Bệnh nhân có thể hiểu rõ về những sự phi lý trong nỗi sợ của bản thân nhưng họ không thể kiểm soát và khống chế này. Điều này khiến cho họ hình thành cảm giác tồi tệ, cho rằng bản thân vô dụng, bất tài, kém cỏi và có nhiều xu hướng lạm dụng các chất kích thích, chất gây hại để giải tỏa những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

Bên cạnh đó, do sợ hãi về sự thất bại nên bệnh nhân cũng có khả năng trở nên nhạy cảm quá mức đối với những lời đánh giá, phê bình, hạ thấp của những người xung quanh. Điều này khiến họ dần mất kiểm soát, dễ cáu gắt, nóng giận, kích động dữ dội và gây nên những rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, hội chứng sợ thất bại nếu kéo dài dai dẳng, nỗi sợ hãi không được kiểm soát và làm thuyên giảm sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm lý, tâm thần khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của bệnh nhân và khiến cho quá trình điều trị gặp phải nhiều khó khăn, cản trở hơn.

Làm sao để khắc phục hội chứng sợ thất bại?

Do chưa được công nhận là một chứng rối loạn tâm thần chính thức nên hội chứng sợ thất bại vẫn chưa có biện pháp chẩn đoán cụ thể, rõ ràng. Thông thường, nếu nghi ngờ một người đang mắc phải chứng Atyphobic thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá thông qua các triệu chứng lâm sàng.

Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý của cá nhân, gia đình hoặc yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để loại bỏ tốt các nguy cơ ảnh hưởng khác. Sau khi xác định được cụ thể về tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra liệu pháp can thiệp phù hợp để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, loại bỏ những nỗi sợ hãi phi lý, quá mức có liên quan đến thất bại.

Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định áp dụng cho các trường hợp mắc phải hội chứng sợ thất bại như:

1. Trị liệu tâm lý

Theo đánh giá của các chuyên gia, nỗi sợ hãi được hình thành ở người mắc hội chứng Atyphobic có liên quan đến các rối loạn tâm lý nên việc hỗ trợ can thiệp cải thiện tâm lý cho người bệnh là rất cần thiết. Trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân nhận thức tốt hơn về những cảm xúc sai lệch, chưa phù hợp của bản thân và dần có biện pháp điều chỉnh hiệu quả.

Atyphobic
Atyphobic được cải thiện hiệu quả nhờ vào các liệu pháp tâm lý.

Đối với các trường hợp bị hội chứng sợ thất bại hay các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác đều sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thư giãn, liệu pháp thôi miên để kiểm soát và cải thiện tốt hơn. Cụ thể như sau:

  • Liệu pháp tiếp xúc hay còn được gọi là liệu pháp phơi nhiễm là một trong các phương pháp chủ đạo đối với quá trình can thiệp cho các trường hợp rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Người bệnh sẽ được hỗ trợ tiếp xúc, đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân, cụ thể là sự thất bại. Ví dụ, chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện về chủ đề thất bại, đưa ra các dẫn chứng về thất bại và dần gia tăng mức độ theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Trong giai đoạn này, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn và trang bị thêm những kỹ năng đối phó với nỗi sợ của mình, tìm cách để vượt qua nó một cách hiệu quả.
  • Liệu pháp nhận thức và hành vi được sử dụng với mục đích giúp cho người bệnh dần điều chỉnh tốt suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc, hành vi của bản thân theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.
  • Liệu pháp thôi miên: Phương pháp trị liệu này hỗ trợ đưa bệnh nhân vào trạng thái ám thị để giúp họ dần tiếp thu tốt hơn về những suy nghĩ đúng đắn có liên quan đến thất bại.
  • Liệu pháp thư giãn: Để giảm bớt trạng thái sợ hãi, lo lắng, căng thẳng quá mức do Atyphobic gây ra, chuyên gia tâm lý cũng sẽ trang bị thêm cho người bệnh một số kỹ năng thư giãn, giải tỏa cảm xúc an toàn.

2. Điều trị bằng thuốc

Mặc dù không có bất kỳ loại thuốc nào được bào chế với công dụng điều trị dứt điểm chứng sợ thất bại. Tuy nhiên, khi nỗi sợ diễn ra quá mức, mất kiểm soát và có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, đời sống của bệnh nhân thì có thể được cân nhắc sử dụng thêm một vài loại thuốc kiểm soát hiệu quả.

Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống lo âu hoặc các loại vitamin, khoáng chất cần thiết sẽ được bổ sung phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

3. Hỗ trợ tại nhà

Song song với các biện pháp nêu trên, người bệnh cũng cần phải chú ý và thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng các biện pháp sau:

Atyphobic
Để giảm sự lo lắng, sợ hãi về thất bại, người bệnh nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tích cực.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.
  • Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Tích cực tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí lành mạnh.
  • Thiền định và yoga giúp giảm căng thẳng, lo lắng hiệu quả ngay tại nhà.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá,…
  • Chủ động chia sẻ với những người thân bên cạnh, tìm kiếm sự giúp đỡ thì họ.
  • Đăng ký tham gia vào các hội nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi để được chia sẻ, đồng cảm và đúc kết kinh nghiệm nhiều hơn.
  • Dành nhiều thời gian cho bản thân, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài.

Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về hội chứng sợ thất bại (Atyphobic) và có cách khắc phục hiệu quả hơn. Thất bại tuy là điều chúng ta hoàn toàn không mong muốn nhưng nó cũng được xem là yếu tố thúc đẩy động lực, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để tiến gần hơn với sự thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *